Vì sao đến nay bệnh sốt rét vẫn tồn tại?
Các chuyên gia cảnh báo thế giới phải đối mặt với ‘tình trạng khẩn cấp về sốt rét’ trong khi các giải pháp càng lúc càng bị hạn chế.
Sốt rét có thể nhanh chóng đe dọa đến tính mạng do gián đoạn cấp máu cho các cơ quan quan trọng của cơ thể. Ảnh: Science Photo Library.
Tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hồi tháng 9/2023, các nguyên thủ và chuyên gia nói rằng tiến trình loại trừ căn bệnh sốt rét đang phải đối mặt với những trở ngại nghiêm trọng.
Lý do là mầm trung gian truyền bệnh sốt rét – muỗi – ngày càng tăng khả năng kháng thuốc diệt côn trùng và hiệu quả của thuốc chống sốt rét cũng như xét nghiệm chẩn đoán giảm, theo Guardian.
Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng do muỗi Anophen cái mang mầm bệnh truyền sang người. Vào năm 2022, trên thế giới có 249 triệu trường hợp mắc sốt rét, 608.000 ca tử vong tại 85 quốc gia. Trong đó, số ca sốt rét tại châu Phi chiếm 94%. Khoảng 80% số ca tử vong là ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) năm 2023 cho biết mỗi phút lại có một trẻ em dưới 5 tuổi chết do bệnh sốt rét. Ảnh: UNICEF.
Video đang HOT
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tiến triển trong việc chống sốt rét đã bị đảo ngược ở ít nhất 13 quốc gia và đình trệ ở nhiều nước khác.
Các nhà lãnh đạo cho biết thiếu hụt kinh phí đang làm hạn chế các phương pháp điều trị, qua đó ảnh hưởng đến kế hoạch loại trừ hoàn toàn căn bệnh này vào năm 2030.
Các chuyên gia cho biết sự quan tâm đến căn bệnh này ngày càng giảm. Ngoài ra, biến đổi khí hậu khiến dịch bệnh khó kiểm soát hơn. Nhiệt độ và lượng mưa cao là điều kiện để muỗi dễ sinh sản. Thiên tai và thời tiết khắc nghiệt cũng tăng nguy cơ nhiễm các bệnh do muỗi.
Nhóm các nhà lãnh đạo tại Liên Hợp Quốc kêu gọi thành lập hội đồng chống sốt rét quốc gia để đưa căn bệnh này trở thành ưu tiên phát triển của các nước và nhận thêm nguồn tài trợ từ Ngân hàng Thế giới để giải quyết bệnh sốt rét.
Hồi tháng 6/2023, Mỹ ghi nhận 5 trường hợp mắc sốt rét tại bang Texas và Florida. Đây là các trường hợp lây bệnh đầu tiên tại Mỹ trong 20 năm, theo USA Today.
Tại Việt Nam, bệnh sốt rét vẫn còn diễn biến phức tạp với hàng triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành, tập trung chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Bình Phước và một số tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên.
Các triệu chứng của bệnh sốt rét bao gồm: sốt, nhức đầu và nôn thường xuất hiện trong khoảng từ 10 đến 15 ngày sau khi bị muỗi đốt. Nếu không được chữa trị, bệnh sốt rét có thể nhanh chóng đe dọa đến tính mạng do gián đoạn cấp máu cho các cơ quan quan trọng của cơ thể.
Đã có hy vọng chống bệnh sốt rét?
Trong nỗ lực lâu dài nhằm xóa bỏ bệnh sốt rét, các nhà khoa học châu Phi mới đây đã nghiên cứu thành công loại kháng thể với chỉ liều duy nhất có thể giúp người trưởng thành đề kháng với sốt rét trong 6 tháng.
Muỗi Anopheles funestus cái đang hút máu người. Loài vật trung gian này lây truyền bệnh sốt rét, giết chết hơn 620.000 người vào năm 2020 - Ảnh: AP
Nghiên cứu chỉ ra hướng tiếp cận khác đối với bệnh sốt rét, đó là tiêm vào cơ thể người lượng lớn kháng thể chống sốt rét tạo ra trong phòng thí nghiệm, thay vì phụ thuộc vào cơ chế tự tạo kháng thể sau khi tiêm vắc xin của hệ miễn dịch.
"Vắc xin ngừa sốt rét hiện nay là chưa đủ để bảo vệ con người", Hãng tin AP dẫn lời tiến sĩ Kassoum Kayentao thuộc Đại học Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ ở Bamako, Mali (châu Phi).
Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Viện Y tế quốc gia Mỹ, các kháng thể thử nghiệm được tiêm vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch. Phương pháp này có phần hạn chế về khả năng phân phối rộng khắp, tuy nhiên, các phương pháp tiêm kháng thể hiệu quả hơn cũng đang được phát triển, với những bước thử nghiệm đầu tiên trên trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn.
Nghiên cứu được công bố ngày 31-10 trên tạp chí Y Học New England và được trình bày tại một hội nghị y tế ở Seattle (Mỹ).
Từ kháng thể lấy từ người đã được tiêm vắc xin sốt rét, kháng thể được tạo ra từ phòng thí nghiệm có khả năng ngăn chặn chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng gây bệnh, bằng cách tấn công các con chưa trưởng thành trước khi chúng xâm nhập vào gan.
Việc thử nghiệm kháng thể đã được thực hiện trên 330 người trưởng thành tại thành phố Mali. Người tham gia được tiêm 2 liều dùng kháng thể khác nhau hoặc tiêm giả dược.
Các tình nguyện viên được xét nghiệm sốt rét 2 tuần một lần trong vòng 24 tuần. Người lỡ mắc sốt rét sẽ được chữa trị.
Kết quả cho thấy hiệu quả phòng ngừa lên đến 88% ở những người tiêm kháng thể liều cao, 75% ở những người tiêm kháng thể liều thấp khi so sánh với giả dược.
Tác dụng bảo vệ của kháng thể được chứng minh có thể duy trì nhiều tháng trong mùa sốt rét, mở ra một khả năng phòng chống hiệu quả mới cho căn bệnh này bên cạnh các liệu pháp truyền thống như thuốc trị, màn chống muỗi hay vắc xin.
Hiện mức giá cho loại kháng thể mới này chưa được công bố, nhưng ước tính vào khoảng 5 USD (khoảng 125.000 đồng) cho mỗi liều dùng ở trẻ em.
Tiến sĩ Johanna Daily của Đại học Y Albert Einstein (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu, cho biết kháng thể do phòng thí nghiệm tạo ra đã được ứng dụng để điều trị ung thư, các bệnh tự miễn dịch và COVID-19.
"Tin tốt là bây giờ chúng ta có một liệu pháp khác dựa trên hệ miễn dịch để nỗ lực kiểm soát bệnh sốt rét", Hãng tin AP dẫn lời ông Daily.
Hồi tháng 6, PGS.TS Đỗ Duy Cường - giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới - cho biết: "Thời gian gần đây chúng tôi tiếp nhận một số bệnh nhân sốt rét đi từ châu Phi về, nên được gọi là sốt rét "nhập khẩu".
Nguyên nhân là do giao thương, đi lại nhiều, sau một thời gian dịch bệnh, việc khôi phục các đường bay cho người Việt Nam đi lao động, công tác tại châu Phi, đặc biệt là Angola trở về nước gia tăng".
TS Cường khuyến cáo người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần được khám sàng lọc, điều tra dịch tễ và xét nghiệm ngay xem trong máu có ký sinh trùng sốt rét hay không và cần khai báo y tế với cơ quan chức năng.
Từ bỏ 5 thói quen xấu này, mỡ bụng sẽ không dám 'làm phiền' bạn Mỡ bụng rất dễ tích tụ qua nhiều thói quen hàng ngày mà bạn thường không để ý. Mỡ bụng không chỉ khiến bạn mất tự tin mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Hãy tránh xa 5 thói quen gây béo bụng mà nhiều người mắc phải này nhé. Nằm ngay sau khi ăn Nằm ngay...