Vì sao đề xuất tổ chức lại Tổng cục Môi trường thành 4 Cục?
Tổng cục Môi trường được đề xuất tổ chức lại thành 4 Cục trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường . Đề xuất này đang thu hút sự chú ý, quan tâm của dư luận.
Tại dự thảo Đề án rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ Chính phủ khóa XV, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đã báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ cho phép duy trì mô hình Tổng cục Môi trường.
“Bảo vệ môi trường là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững. Ở nước ta, các vấn đề về môi trường ngày càng phức tạp, nhạy cảm, phát triển nhanh theo quy mô của nền kinh tế, quy mô dân số, mức độ công nghiệp hóa, đô thị hóa. Hiện nay, sức ép đối với môi trường là rất lớn, đang phải chịu nhiều áp lực từ hệ quả của một giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội , chú trọng phát triển theo chiều rộng, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên”- Bộ này lý giải.
Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường ở Hà Nội (Ảnh: Bộ TN-MT).
Hơn nữa, hàng năm có hàng nghìn dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, phát sinh hơn hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, hàng trăm nghìn tấn chất thải nguy hại tác động mạnh mẽ lên các thành phần môi trường, tạo ra những áp lực to lớn trong đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Các vấn đề môi trường ngày càng phức tạp, tăng nhanh cùng với nhiều vấn đề môi trường tích tụ trong thời gian dài chưa được xử lý, giải quyết đã, đang và sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế – xã hội, đời sống và sức khỏe người dân.
Vì vậy, yêu cầu đối với cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương với vai trò thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường rất cao, tập trung, thống nhất và xuyên suốt thực hiện điều phối nhiệm vụ bảo vệ môi trường giữa ngành, lĩnh vực. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã có sự thay đổi cả về chất và lượng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường dẫn chứng, hiện nay phần lớn các nước trong khu vực và trên thế giới đều thực hiện mô hình tổ chức quản lý môi trường độc lập, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Ở nhiều quốc gia, cơ quan bảo vệ môi trường ở trung ương có mô hình tổ chức cấp Bộ (Bộ Môi trường), như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Trước đối tượng quản lý ngày càng lớn, phức tạp và yêu cầu đặt ra ngày càng cao của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta, cần phải tiếp tục duy trì mô hình Tổng cục trực thuộc Bộ mới đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, theo rà soát, đánh giá của Bộ Nội vụ, Tổng cục Môi trường thuộc danh sách tổng cục quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực có sự phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, chưa làm rõ tiêu chí thành lập tổng cục.
Video đang HOT
Vì sao phải thành lập tới 4 Cục?
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí thành lập tổng cục. Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, hoạt động bảo vệ môi trường gồm các mảng nhiệm vụ lớn: hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tổng cục Môi trường hiện đã có 4 Cục và 3 Vụ chuyên ngành trực thuộc được giao quản lý các mảng nhiệm vụ nêu trên. Đồng thời, tại các quốc gia đã thành lập Bộ Môi trường về cơ bản đều có mô hình các Cục để quản lý các nội dung lớn này.
Trường hợp Tổng cục Môi trường không tiếp tục được duy trì, trên cơ sở rà soát đối tượng quản lý, yêu cầu, phạm vi, tính chất, khối lượng công việc và thực tiễn công tác quản lý trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất tổ chức lại Tổng cục Môi trường thành 4 Cục.
Trong đó, Cục Bảo vệ môi trường có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, phế liệu; về kiểm soát các hoạt động xả thải của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường; về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
Cơ cấu tổ chức gồm có: Văn phòng Cục, 2 phòng chuyên môn, một phòng tham mưu tổng hợp, 3 Chi cục (trên cơ sở 3 Cục Bảo vệ môi trường vùng ở 3 miền hiện nay) và một đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Triển khai công nghệ môi trường. Với quy mô và khối lượng công việc như thời điểm hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến phải bố trí 87 biên chế công chức.
Cục Quản lý chất lượng môi trường sẽ giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về quản lý và cải thiện chất lượng môi trường; quan trắc môi trường; quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy; bồi thường thiệt hại về môi trường… Cơ cấu tổ chức gồm có Văn phòng, 4 phòng và 3 đơn vị sự nghiệp. Với quy mô và khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí 44 biên chế công chức.
Cục Quy hoạch và Đánh giá tác động môi trường sẽ thực hiện quản lý nhà nước và thực thi pháp luật chính sách kinh tế về môi trường; quy hoạch bảo vệ môi trường; đánh giá môi trường chiến lược; đánh giá tác động môi trường; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo quy định của pháp luật. Ngoài Văn phòng Cục, sẽ có 5 phòng và một đơn vị sự nghiệp. Dự kiến sẽ có 42 biên chế công chức làm việc tại đây.
Cuối cùng là Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học có chức năng tham mưu, quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức gồm có Văn phòng Cục, 4 phòng và một đơn vị sự nghiệp; dự kiến cần phải bố trí 40 biên chế công chức.
“Như vậy, trên cơ sở rà soát đối tượng quản lý, yêu cầu, phạm vi, tính chất, khối lượng công việc, việc đề xuất thành lập 4 Cục với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên đảm bảo tính hiệu quả về quản lý môi trường, tinh gọn về bộ máy, không chồng chéo và trùng lắp, cắt khúc, đảm bảo đúng tiêu chí thành lập được quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP của Chính phủ”- Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay.
Áp dụng giải pháp kinh tế tuần hoàn xử lý rác thải
Trong vài thập kỷ vừa qua, Việt Nam có tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng, nhưng môi trường cũng đối mặt với sự gia tăng các nguồn chất thải, rác thải, nhất là nhựa bao bì.
Thực tế này đặt ra bài toán đối với ngành Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường về cơ chế phối hợp giải quyết, xử lý an toàn đối với các nguồn thải.
Khủng hoảng chất thải
Dự báo của Ngân hàng Thế giới dự kiến, lượng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2030 sẽ tiếp tục gia tăng từ 1,31 kg lên 1,72 kg/người mỗi ngày ở vùng đô thị và từ 0,86 kg lên 1,13 kg/người mỗi ngày ở vùng nông thôn. Ước tính, thành phần rác thải sinh hoạt rắn mỗi nơi mỗi khác. Tổng lượng rác thải hàng năm tăng gấp đôi trong vòng 15 năm vừa qua và dự báo sẽ tăng từ 27 triệu tấn hiện nay lên 54 triệu tấn năm 2030. Trong đó, nhựa và ni lông chiếm khoảng 3,4-10,6%, giấy và bìa cứng 3,3-6,6%, kim loại 1,4-4,9% và thủy tinh 0,5-2,0%. Chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là rác thải hữu cơ (50,2-68,9%) và rác thải khó phân hủy (14,9 đến 28,2%).
Còn theo Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), các hộ gia đình ở Việt Nam dùng khoảng 1,2 triệu tấn bao bì nhựa/năm.
Xử lý rác thải, ô nhiễm môi trường cần phải gắn trách nhiệm của nhà sản xuất, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm ra thị trường. Ảnh: Lê Phú.
Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra nhiều tác động kinh tế xã hội sâu rộng, mà hậu quả còn chưa thấy hết. Các biện pháp giãn cách phòng dịch góp phần làm gia tăng khối lượng chất thải bao bì (thông qua mua hàng ở siêu thị, thương mại điện tử, giao đồ ăn tại nhà và cầm đi).
Mặc dù các hoạt động du lịch tạm thời suy giảm có thể giúp bù trừ hệ quả trên ở mức độ nhất định, nhưng lực lượng người lao động bán chính thức và không chính thức trong thu gom, phân loại và tái chế rác thải cũng suy giảm do dịch, cũng làm gia tăng lượng rác thải tồn đọng.
Đơn cử, ước tính ở Hà Nội có khoảng 10.000 người làm nghề đồng nát, hàng ngày thường thu gom rác thải có thể tái chế được (giấy báo, nhựa và kim loại) hoặc mua trong dân, sau đó bán cho khoảng 800 cơ sở thu mua phế liệu, các cơ sở này lại bán lại cho các cơ sở tái chế và làng nghề. Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19, nhiều người làm nghề đồng nát phải về quê, làm giảm lực lượng lao động này.
Trước thực tế trên, Bộ Xây dựng và Bộ Tài Nguyên và Môi trường đang phối hợp với các địa phương đang xây dựng cơ chế EPR (Giải pháp kinh tế tuần hoàn xử lý rác thải-Cách tiếp cận dưới góc độ chính sách bảo vệ môi trường, gắn trách nhiệm của nhà sản xuất, doanh nghiệp đối với sản phẩm được mở rộng tới tận giai đoạn thải bỏ trong vòng đời của sản phẩm đó), nhằm đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế về xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là Công ước Basel của Liên Hợp Quốc năm 2019.
Nhân rộng cơ chế EPR thành xu hướng xanh tương lai
Tại hội thảo Đào tạo giảng viên về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, doanh nghiệp EPR đối với bao bì ngày 24/11, do Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan hợp tác quốc tế Liên minh châu Âu tại Việt Nam tổ chức, báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, cơ chế EPR đối với chất thải bao bì có thể làm đối trọng cho những biến động lớn của giá cả thị trường trong tương lai do tái chế không phụ thuộc hoàn toàn vào giá cả thị trường, mà còn phụ thuộc vào đóng góp tài chính của các nhà sản xuất, doanh nghiệp khi đưa bao bì ra thị trường.
Thực tế hiện nay tại các địa phương, việc xây dựng, áp dụng cơ chế EPR sẽ tạo ra khung hoạt động đảm bảo kinh doanh cho các cơ sở tái chế hoặc các hình thức xử lý khác (đốt rác đồng thời trong lò nung xi măng), tuân thủ những chuẩn mực cao về mặt môi trường, công nghệ (xử lý chất thải, nước thải), đảm bảo sức khỏe, an toàn và điều kiện làm việc.
Trong khi đó, các chuỗi giá trị tái chế bán chính thức và không chính thức hiện nay gắn với điều kiện xã hội bấp bênh, chuẩn mực hạn chế về sức khỏe, an toàn và rủi ro về môi trường. Những người lao động hành nghề đồng nát thường chỉ thu gom được một số loại rác thải, tùy thuộc vào giá cả biến động của vật liệu thị trường, khoảng cách vận chuyển, khả năng bán được và những yếu tố khác. Tỷ lệ tái chế vì thế còn hạn chế và không xác định được. Cơ chế EPR đối với bao bì có thể làm tăng tỷ lệ thu gom rác thải đã phân loại và tái chế cũng như tăng chất lượng nguyên liệu tái chế.
Mặt khác, về trung hạn, cơ chế EPR đối với chất thải bao bì cần tính đến việc làm thế nào để tất cả các hộ gia đình ở Việt Nam đều tiếp cận được với điểm thu gom chất thải bao bì để tái chế hoặc xử lý dưới các hình thức khác một cách an toàn cho môi trường. Tuy nhiên, cơ chế EPR đối với chất thải bao bì không thể giải quyết được tất cả các vấn đề hiện nay trong xử lý chất thải sinh hoạt rắn ở Việt Nam.
Vì vậy, việc nhân rộng áp dụng cơ chế EPR hiện nay là yêu cầu bắt buộc đối với trách nhiệm của nhà sản xuất, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm ra thị trường trước yêu cầu bảo vệ môi trường sống ngày càng cấp bách; đảm bảo các nhà sản xuất, doanh nghiệp phải cung cấp nguồn tài chính đáng tin cậy và đầy đủ thông qua ngân sách hoặc phí xử lý chất thải cụ thể và chính quyền địa phương tổ chức thu gom rác thải, chất thải hiệu quả.
Các khung pháp lý của nước ta hiện nay liên quan đến xây dựng cơ chế EPR gồm: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 16/2013/QĐ-TTg quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ, Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg giao trách nhiệm cho "nhà sản xuất" được định nghĩa là cơ sở sản xuất đặt tại Việt Nam và các nhà nhập khẩu chính thức. Về nguyên tắc, các nhà sản xuất, doanh nghiệp cần thu hồi sản phẩm thải bỏ của mình hoặc phối hợp với nhau nhằm đảm bảo một hệ thống thu hồi tại một số điểm thu gom nhất định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng phối hợp với các cơ quan hợp tác quốc tế tại Việt Nam cũng đề xuất thực hiện dự án đào tạo giảng viên là các chuyên gia chuyên ngành EPR theo tiêu chuẩn châu Âu, để sau đó, lực lượng này sẽ chia sẻ kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn hiện nay tại các địa phương về những nội dung như: Chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn; cơ chế vận hành EPR; vai trò và trách nhiệm của các nhân tố EPR; thiết kế khung chính sách EPR và cách tính phí EPR trong quy trình thu gom, xử lý, phân loại rác thải bao bì...
Giữ gìn đệ nhất làng mai miền Nam giữa lòng TP Hồ Chí Minh: Để xuân này không kém xuân xưa Cứ tưởng những cơn biến động về đô thị hóa đã nhanh chóng xóa sạch làng mai trứ danh Thủ Đức (TP.Thủ Đức, TP.HCM). Thế nhưng, những người con nghệ nhân của làng mai vàng Thủ Đức đã quyết giữ nghề trồng cây mai kiểng để xuân này không kém xuân xưa. Cách cầu Bình Triệu khoảng 2km là làng mai vàng Thủ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đang tìm kiếm bé gái 10 tuổi bị nước cuốn trôi, nhiều nơi ở TP Biên Hòa ngập nặng

Vụ mái nhà ga metro Cát Linh thủng 8 tháng không sửa: Hanoi Metro nhận lỗi

Clip ghi lại phút nước lũ dâng nhanh chóng mặt khiến nhiều người thót tim

Đột kích xưởng phân bón hoạt động 'chui', nhập nguyên liệu từ Trung Quốc

Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' về xuất khẩu sầu riêng, giao công an điều tra việc gian lận

2 người dân bị sét đánh tử vong trên cánh đồng

Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An

Phát hiện thi thể đang phân hủy dưới ghềnh đá ở bán đảo Sơn Trà

Vừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Xử phạt tài xế xe tải lấn làn, vượt ẩu trên đèo quốc lộ 1D

Công ty may chi 5,2 tỷ đồng mời công nhân dự tiệc ở nhà hàng hạng sang

3 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn
Có thể bạn quan tâm

Thẩm phán liên bang Mỹ bảo toàn quy chế pháp lý cho các sinh viên quốc tế
Thế giới
18:44:25 24/05/2025
Ancelotti chia tay Real Madrid: Người cha và di sản khổng lồ
Sao thể thao
18:19:27 24/05/2025
Royal Enfield Flying Flea C6: Mô tô điện cổ điển có giá từ 130 triệu đồng
Xe máy
18:12:23 24/05/2025
Nữ nghệ sĩ từng nhận cát-xê 1 cây vàng/đêm hát, giờ đi dọn vệ sinh, làm móng dạo
Sao việt
18:09:15 24/05/2025
Chống nắng cực chất với mũ rộng vành
Thời trang
18:01:22 24/05/2025
Kim Kardashian và 'trải nghiệm kinh hoàng' nhất cuộc đời
Sao âu mỹ
17:55:48 24/05/2025
AI gây sốc với thủ đoạn 'trả thù' công ty chủ quản
Thế giới số
17:21:19 24/05/2025
Honda sẽ cắt giảm 30% ngân sách đầu tư cho xe điện
Ôtô
17:18:21 24/05/2025
Lưu Diệc Phi có còn là "thần tiên tỷ tỷ" ở Cbiz không?
Sao châu á
16:33:11 24/05/2025
Thực đơn cơm tối 3 món ngon lại giúp tăng cường sức đề kháng cho những ngày nắng nóng
Ẩm thực
16:08:11 24/05/2025