Vì sao đại gia Phạm Trung Cang suýt “thoát tội”?
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án Bầu Kiên, TAND TP Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra lại vụ án. Và trong bản cáo trạng lần 2, ông Phạm Trung Cang đã không thể thoát tội.
Cáo trạng lần 1 của VKSND TC hoàn tất vào cuối năm 2013 cho rằng: Với tư cách là thành viên Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB, ông Phạm Trung Cang (SN 1954, ở Long An) đã tham gia và đồng ý với chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền Việt Nam đồng và USD tại các tổ chức tín dụng.
Ông Phạm Trung Cang.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành. Ngày 31/12/2011, ông Cang đã có đơn xin từ nhiệm, thôi giữ chức danh thành viên HĐQT Ngân hàng ACB và đã được Ngân hàng ACB chấp thuận.
Ngày 24/1/2011, Ngân hàng ACB đã có quyết định bổ sung thành viên hội HĐQT thay thế ông Cang. Do đó ông Cang không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của chủ trương ủy thác tiền hơn 718 tỷ đồng bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.
Bản cáo trạng lần 1 còn nêu rõ: Trong thời gian giữ chức thành viên Thường trực HĐQT, Ngân hàng ACB, ông Cang còn có hành vi tham gia và đồng ý với chủ trương của Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB về việc đầu tư cấp hạn mức tín dụng cho Hội đồng Đầu tư Ngân hàng ACB để mua một số cổ phiếu đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB đã thống nhất ủy quyền cho Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo trực tiếp việc đầu tư này.
Việc Ngân hàng ACB cấp tín dụng cho Công ty TNHH Chứng khoán ACB thông qua việc cho Kienlongbank và Vietbank vay tiền liên ngân hàng là do Nguyễn Đức Kiên trực tiếp chỉ đạo không đúng với chủ trương của Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB nên trách nhiệm chính thuộc về Nguyễn Đức Kiên và Lê Vũ Kỳ.
Còn các thành viên khác thuộc Thường trực HĐQT, trong đó có ông Cang không phải chịu trách nhiệm về việc này.
Vậy nên ngày 12/12/2013, VKSND TC đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với ông Cang.
Vẫn “dính tràm”
Video đang HOT
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án với nội dung bản cáo trạng như trên, tháng 12/2013, TAND TP Hà Nội đã yêu cầu điều tra, bổ sung thêm một số chứng cứ, tài liệu, tình tiết liên quan tới việc xác định tính chất, mức độ hành vi vi phạm của các bị can và một số người liên quan khác, nhằm đảm bảo căn cứ cho quá trình giải quyết vụ án được đúng đắn, khách quan, toàn diện và đầy đủ, tránh bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Cụ thể, TAND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ vai trò đồng phạm đối với hai ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn về tội “ Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, do đã tham gia vào quyết sách ủy thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm…
Mới đây, VKSND TC đã hoàn tất bản cáo trạng lần hai, trong đó nêu rõ: Các bị can Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Can, với tư cách là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, có nhiều năm làm công tác quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB, nhưng đã tham gia vào việc thống nhất đề ra chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng và chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền hơn 1.000 tỷ đồng.
Hành vi của bị can Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang và Phạm Trung Cang đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 165 BLHS.
Tuy nhiên, xét việc ủy thác gửi tiền vào Vietinbank gây thiệt hại hơn 718 tỷ đồng xảy ra tại thời điểm Phạm Trung Cang đã được miễn nhiệm chức danh Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB để tham gia quản trị Eximbank nên đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ khi lượng hình đối với Phạm Trung Cang.
Đối với Lý Xuân Hải: Với tư cách là thành viên thường trực HĐQT và là Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, ông Hải đã đề xuất và tham gia vào việc thống nhất đề ra chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng trái quy định của pháp luật; trực tiếp chỉ đạo, điều hành thực hiện ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào Ngân hàng Vietinbank gây thiệt hại số tiền là hơn 718 tỷ đồng.
Ông Hải còn tham gia vào việc thống nhất đề ra chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền hơn 687 tỷ đồng. Hành vi của ông Hải đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trong bản cáo trạng mới, VKSND TC xác định, ông Huỳnh Quang Tuấn, là thành viên HĐQT Ngân hàng ACB phải chịu trách nhiệm về chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng trái quy định pháp luật, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB hơn 718 tỷ đồng.
Hành vi của ông Tuấn phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đối với bị can Trần Xuân Giá, VKSND TC cho rằng, hành vi của ông Gía đã phạm vào tội “Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 165 BLHS.
Tuy nhiên, xét bị can Trần Xuân Gía nguyên là cán bộ cao cấp của Nhà nước, đã có nhiều đóng góp trong quá trình công tác, nay tuổi cao, sức khỏe yếu nên đề nghị Tòa xem xét giảm nhẹ khi lượng hình.
Theo T.Nhung
Vietnamnet
Phi vụ Huyền Như lừa nhóm bầu Kiên 718 tỉ: Kẻ cắp gặp bà già
Trong những đại án kinh tế vừa qua, dư luận đặc biệt chú ý đến "cặp đôi": bầu Kiên - Huyền Như. Phi vụ làm ăn mà Huyền Như lừa nhóm bầu Kiên 718 tỉ đồng đã hé lộ những chiêu bài tung hứng đồng tiền trong giới "giang hồ" tài chính.
Huyền Như "rắc thính" câu "cá lớn" bầu Kiên
Nhắc đến bầu Kiên trong giới tài chính ngân hàng, một thời nhiều dân kinh doanh đều "kính nể". Kính nể vì cái đầu của bầu Kiên "nảy số" mà nhiều người không thể nghĩ đến, hoặc nghĩ ra nhưng không ai có đủ bản lĩnh và cái "tầm" để làm. Điển hình như vụ bầu Kiên kinh doanh tài chính trái phép như "làm xiếc" với số tiền lên đến 1 tỉ USD. Hay vụ bầu Kiên chỉ đạo cổ đông của mình tại công ty B&B "diễn trò" trốn thuế ẵm 25 tỉ đồng trong phi vụ kinh doanh vàng mà nhiều người phải "tròn mắt".
"Đại cao thủ" Huyền Như "xỏ mũi" bầu Kiên và bộ chóp bu của Ngân hàng ACB.
"Cáo già" trong giới tài chính và cực kì cẩn thận, chắc chắn trong làm ăn kinh tế đặc biệt trong những phi vụ làm ăn lớn, nhưng giờ để bầu Kiên nói một lời về Huyền Như thì có lẽ ông Bầu này vẫn phải "ngả mũ" chào thua về độ liều của Huyền Như. Bởi, trước khi bị bắt, Huyền Như đã kịp "tặng" cho bầu Kiên và những thành viên chủ chốt của Ngân hàng ACB một cú lừa ngoạn mục trong một vụ làm ăn mà có lẽ giờ đây nhiều người trong số này vẫn còn ấm ức.
Vào tháng 3/2010, lúc này Ngân hàng ACB đang để tồn đọng một lượng tiền lớn mà không biết kinh doanh vào đâu. Thường trực HĐQT phải triệu tập một cuộc họp gấp có sự tham gia của ông Trần Mộng Hùng và Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), với vai trò là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng, Hội đồng đầu tư, Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB.
Tại cuộc họp này, để giảm áp lực bị lỗ khi nhận tiền tiết kiệm nhưng không cho vay được. Ông Trần Mộng Hùng đã đưa ra phương án giảm lãi suất huy động tiền gửi. Lúc này bầu Kiên lên tiếng và có ý kiến chỉ đạo, không được giảm tổng tài sản của Ngân hàng ACB, đồng nghĩa với việc không được giảm lãi suất huy động tiền gửi. Nắm bắt được ý "ông Bầu", Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT bày "mưu lược": đề xuất phương án ủy thác cho nhân viên của Ngân hàng ACB "ôm" tiền đi gửi tại các Ngân hàng để vừa nhận được lãi suất tiền gửi, vừa được hưởng "hoa hồng" từ các chương trình khuyến mại theo quy định từng ngân hàng. Thấy "mưu" của Lý Xuân Hải hay, bầu Kiên là người đầu tiên tán thưởng đồng ý.
Sau đó các thành viên HĐQT là ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải đã thống nhất nội dung và kí biên bản.
Huyền Như khiến bầu Kiên phải ngậm quả đắng.
Thống nhất "mưu kế" xong, nhưng có lẽ tất cả các cái đầu của Ngân hàng ACB lúc này đều không biết rằng, ở đầu bên kia tại một Ngân hàng khác đang có một "siêu lừa" Huyền Như đã "rắc thính thơm" chờ các "con cá lớn" của Ngân hàng ACB cắn câu.
"Mồi, lưỡi câu " của Huyền Như có giá 718 tỉ đồng
Với mục đích "gửi tiền tại các Ngân hàng khác ngoài việc lãi suất để còn được hưởng, "hoa hồng" từ các chương trình khuyến mại hấp dẫn" và được thống nhất của Thường tực HĐQT, Hội đồng đầu tư và sáng lập của Ngân hàng ACB, từ ngày 27/6/2011 đến 5/9/2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo cho Kế toán trưởng Nguyễn Văn Hòa ủy thác số tiền gần 718 tỉ đồng tính chẵn, (con số thực 718.908.000.000 đồng), cho 19 nhân viên của mình "ôm" tiền đi gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TPHCM. Thời hạn tiền gửi từ 3-6 tháng. Với lãi suất 14%/năm; lãi suất thỏa thuận ngoài Hợp đồng từ 3,7%- 13%/năm.
Sau khi nhận ủy thác, 17 nhân viên Ngân hàng ACB đã "vác" 668 tỉ đồng (tính chẵn) gửi vào Vietinbank Chi nhánh TPHCM. 2 nhân viên khác còn lại ôm nốt số tiền 50 tỉ đồng gửi vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè.
Huyền Như với các thủ đoạn liều lĩnh đã "nẫng" luôn số tiền mà phía ACB gửi vào.
Chờ "các con cá lớn" đã chính thức cắn câu, lúc này Huỳnh Thị Huyền Như đang nắm quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank Chi nhánh TPHCM, thản nhiên "nẫng" luôn toàn bộ số tiền mà bên Ngân hàng ACB gửi vào thông qua nhiều thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt. Vụ "nẫng" tiền của Huyền Như đã gây thiệt hại nặng cho Ngân hàng ACB.
Có lẽ trong xã hội, chúng ta từng được nghe nhiều chuyện lừa đảo một vài trăm triệu hay một vài tỉ không nấy gì làm lạ. Nhưng "máu liều" của Huỳnh Thị Huyền Như "ẵm" liền một lúc tới 718 tỉ đồng của Ngân hàng khác thì quả thực người đời xã hội gọi Huyền Như là "siêu lừa" hay "đại đại liều" cũng không có gì ngạc nhiên.
Và sau này, khi vụ án được Cơ quan CSĐT lãm rõ, siêu lừa Huyền Như còn chiếm đoạt tiền của nhiều tổ chức, cá nhân khác lên đến gần 4.000 tỉ đồng.
Hồng Ngân
Theo Dantri
Vụ "bầu Kiên": Ông Phạm Trung Cang bị truy tố như thế nào? Với vai trò Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, ông Phạm Trung Cang đã góp phần gây thiệt hại khoảng 1.4000 tỷ đồng. Theo bản cáo trạng lần 2 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về vụ "bầu Kiên"- ông Phạm Trung Cang (SN 1954, tại Long An) - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB là một trong...