Vì sao đã huỷ gói cước 3G nhưng vẫn mất tiền?
Thời gian gần đây nhiều người dùng phản ánh là dù họ đã nhắn tin huỷ không sử dụng các gói cước Mobile Internet nữa nhưng vẫn bị trừ tiền trong tài khoản.
Theo đó, ngay cả khi đã gửi tin nhắn huỷ gói cước Internet di động, chẳng hạn như gói không giới hạn dung lượng MIU của MobiFone (cú pháp HUY MIU gửi 999), gói M10 của VinaPhone (cú pháp HUY MAX gửi 888), và gói Mimax của Viettel (cú pháp HUY gửi 191) thì nhiều người vẫn bị trừ tiền trong tài khoản điện thoại.
Theo tìm hiểu, sở dĩ khách hàng dù đã huỷ thành công một trong các gói cước 3G của nhà mạng mà vẫn bị “móc túi” là do thao tác này mới chỉ cho phép bỏ dùng dịch vụ Mobile Internet theo các gói cước giới hạn hoặc không giới hạn dung lượng, trong trường hợp trên là MIU, Max hoặc Mimax. Hệ thống sẽ tự động chuyển tài khoản của người sử dụng sang gói cước Mobile Internet mặc định (M0 đối với mạng MobiFone và VinaPhone, MiMin đối với mạng Viettel).
Điều đáng nói là trong thông báo huỷ dịch vụ Mobile Internet không giới hạn dung lượng mà nhà mạng trả về thì lại hoàn toàn không nhắc đến việc tài khoản của người dùng sẽ được chuyển đổi sang gói cước mặc định kể trên.
Video đang HOT
Tin nhắn của MobiFone, VinaPhone, Viettel trả về sau khi người dùng huỷ các gói cước Internet di động.
Theo cách tính cước của ba nhà mạng lớn nhất Việt Nam thì gói cước Mobile Internet mặc định sẽ được tính theo block 50 KB 50 KB với giá 75đ/50 KB (tương đương 1536 đồng/MB), phần lẻ chưa đến 50 KB sẽ được làm tròn đến 50 KB. Nếu truy cập Internet với mức cước như vậy, tài khoản 3G của người tiêu dùng sẽ nhanh chóng “bốc hơi” khi họ truy cập Internet hoặc chạy các phần mềm cần kết nối mạng.
Ngoài ra, chiếc điện thoại thông minh mà bạn đang dùng có thể đã đặt chế độ cho phép tự động cập nhật ứng dụng. Vì vậy dù bạn không truy cập Internet nhưng do các phần mềm này tự động cập nhật (thông qua kết nối bằng gói cước mặc định kể trên), nên bạn phải trả phí dung lượng tải về mà không hay biết.
Do đó, để hạn chế việc bị mất tiền oan vì 3G, người dùng nên vô hiệu hoá tính năng tự động cập nhật ứng dụng, chỉ cập nhật ứng dụng hoặc truy cập Internet khi đã kết nối với WiFi. Ngoài ra để chắc chắn hơn, bạn đọc có thể gửi tin nhắn huỷ hoàn toàn dịch vụ 3G hoặc gọi điện thoại đến tổng đài yêu cầu huỷ dịch vụ 3G với nhà mạng.
Cú pháp nhắn tin hủy hoàn toàn dịch vụ 3G:
Viettel: HUY gửi 191VinaPhone: 3G OFF gửi 888MobiFone: DATA OFF gửi 999
Một biện pháp triệt để nữa là bạn tắt tính năng truy cập 3G trên điện thoại. Việc hủy dịch vụ như trên là nhằm đảm bảo điện thoại của bạn không tự động truy nhập Internet khi bạn hoặc ai đó (trẻ em trong nhà chẳng hạn) vô tình bật tính năng truy cập 3G mà không để ý.
Trường hợp bạn vẫn muốn thỉnh thoảng có việc thì lại vào mạng thì không nên hủy hoàn toàn dịch vụ mà chỉ tạm tắt tính năng truy cập 3G nhưng phải luôn để ý kiểm tra xem tính năng này có vô tình bị bật lên không.
Theo VnReview
Có gói cước 3G tăng giá 230%?
Có quan điểm không cho tăng "sốc" mà sao Bộ lại đồng ý cho tăng cước 3G có gói lên đến 230%?
Trước bức xúc của dư luận về việc tăng cước 3G, đại diện Cục Viễn thông Bộ TT&TT cho biết do Viettel, MobiFone, VinaPhone là mạng di động có thị phần khống chế nên mọi gói cước mà các nhà mạng đưa ra đều bắt buộc phải trình Bộ TT&TT phê duyệt (theo báo ICTNews). Thế nhưng dư luận thắc mắc, có quan điểm không cho tăng "sốc" mà sao Bộ lại đồng ý cho tăng cước 3G có gói lên đến 230%?
Từ ngày 12/10, các nhà mạng đã gửi tin nhắn thông báo việc tăng giá các gói cước 3G tới khách hàng, với nhiều mức tăng khác nhau cho các gói cước khác nhau, trong đó đáng chú ý có gói cước Viettel Dcom Laptop (Laptop Easy) có mức tăng lên tới hơn 230%.
Từ mức 60đ/MB, cước mới tăng vọt lên 200đ/MB đồng thời thay đổi block tính cước từ 10KB 10KB lên 50KB 50KB, gói cước trên của Viettel đã tăng hơn 230%. Thực tế việc thay đổi block tính cước cũng là một cách tăng cước kín đáo của nhà mạng, vì phần lẻ chưa đến 50KB được làm tròn đến 50KB, trong khi cước tăng thì mức cước tính trên block cũng tăng (từ 0,586đ/10KB lên 9,765đ/50KB).
Việc tăng cước 3G lần này không chỉ có một mình Viettel mà cả ba nhà mạng, trong đó MobiFone cũng có gói cước Fast Connect FC0 tương đương với gói Laptop Easy của Viettel, còn VinaPhone là gói EzCOM EZ0 cũng đều tăng cước từ 60đ/MB lên 200đ/MB.
Trước đó, hồi tháng 6/2013, VinaPhone là nhà mạng đầu tiên lặng lẽ tăng cước bằng cách tăng block tính cước từ 10KB 10KB lên 50KB 50KB, còn MobiFone cũng thay đổi cách tính cước này từ tháng 8/2013, do đó các thông cáo báo chí hiện nay của hai nhà mạng này đều công bố mức tăng cước từ 2,93đ/50KB lên 9,77đ/50KB.
Nếu nói rằng mọi động thái tăng cước của 3 nhà mạng lớn đều phải có sự kiểm soát và cho phép của Cục Viễn thông trước khi áp dụng, thì dường như Cục này đã bỏ qua nhiều lần việc tăng cước quá mức cho phép của các nhà mạng, đặc biệt với mức tăng tới 230% lần này của các gói cước trên.
Theo VNE
Bộ TT&TT cho phép các mạng tăng cước 3G khoảng 20% Bộ TT&TT vừa duyệt các gói cước 3G cho nhà mạng tăng khoảng 20% để dần đưa mức cước 3G không dưới giá thành, đồng thời đảm bảo việc tăng cước không gây xáo trộn xã hội. Trao đổi với ICTnews ngày 11/10/2013, Cục Viễn thông cho biết vừa phê duyệt các gói cước 3G của 3 mạng di động có thị phần...