Vì sao cư dân lòng hồ thủy điện Thác Bà bị bỏ quên?
Báo Lao Động đã đăng liên tiếp 3 kỳ phóng sự “Tối đèn ở trái tim thủy điện Việt Nam” viết về thảm cảnh của nhiều hộ gia đình, nhiều thôn bản có bà con hy sinh quê quán, mồ mả, nhà cửa, vườn tược cho thủy điện Thác Bà được khai sinh (tổng số 53.000 người).
Trong khi thủy điện đầu tiên của Việt Nam phát điện đã gần nửa thế kỷ, mà đến năm 2012, bà con vẫn chịu cảnh đèn dầu.
Tiếp thu những gì Lao Động phản ánh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), UBND tỉnh Yên Bái, ngành điện địa phương đã có nhiều động thái giúp cho người dân nhiều thôn bản sớm thoát khỏi cảnh đèn dầu. Sau đây là cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông Bùi Thế Hậu – Trưởng phòng Quản lý điện năng Sở Công Thương Yên Bái. Cần ít nhất 11 tỉ đồng cho Ngòi Ngần
Xin ông cho biết, qua khảo sát, việc đưa điện vào những thôn “đèn dầu” của xã Bảo Ái, huyện Yên Bình sẽ ra sao?
- Cuối năm 2011, đầu năm 2012, sau khi Chính phủ có chủ trương lập dự án cấp điện ở các thôn bản thì tỉnh đã chỉ đạo và giao cho Sở Công Thương làm chủ đầu tư. Tôi làm trưởng ban quản lý dự án đó. Khi lập dự án thì Yên Bái có 175 thôn bản cấp bách phải được cấp điện, với mức đầu tư là 611 tỉ đồng. Trong đó nguyên xã Bảo Ái có 5 thôn.
Nhưng vừa rồi đi thực tế thì xã Bảo Ái xuất hiện thêm 3 thôn đã có điện rồi. Còn lại một thôn là Ngòi Kè hiện đã cấp điện cho một nửa số hộ. Chỉ còn 116 hộ dân thôn Ngòi Ngần chưa có điện.
Qua kiểm tra, riêng cấp điện cho các hộ đó thì trong dự án của chúng tôi là 11 tỉ đồng, với một đường dây trung áp với chiều dài hơn 6km đường thì vô cùng khó khăn.
Khó khăn nào khiến bao nhiêu năm qua, người dân và dư luận bất bình, mà điện lực Yên Bái vẫn “bỏ quên” bà con trong tăm tối đèn dầu?
- Dự án hơn 600 tỉ đồng đã phê duyệt được 1 năm. Chúng tôi cũng đã làm việc với các bộ. Dự án này cũng có cái khó là ngày xưa làm theo cơ chế: Giao cho Tập đoàn Điện lực VN (EVN) làm chủ đầu tư, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 85%, còn lại 15% là của EVN. Nhưng riêng Yên Bái thì Chính phủ lại có cơ chế là giao cho UBND tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư, phải bỏ ra 15% vốn. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có vốn để triển khai.
Ở giai đoạn phân kỳ của dự án, chúng tôi ưu tiên cấp điện cho các hộ dân thuộc diện di dân vùng lòng hồ thủy điện Thác Bà, đó là ưu tiên số 1 thứ nữa là ưu tiên những thôn nằm trong diện xây dựng nông thôn mới Yên Bái có mười mấy xã là nằm trong diện ấy.
Trong hướng dẫn của Chính phủ là ưu tiên những thôn bản có suất đầu tư thấp. Tuy nhiên, riêng xã Bảo Ái là 11 tỉ đồng để mắc điện, chia cho 119 hộ ở Ngòi Ngần, tính ra mỗi hộ cũng phải là 100 triệu đồng rồi. Suất đầu tư như thế là cao, ngân sách của tỉnh rất hạn chế.
Thủy điện không trích phúc lợi cho dân: Vì sao?
Với những khó khăn như ông trình bày, có thể ước chừng: Bao giờ có điện cho bà con, họ chờ đợi đã nửa thế kỷ, họ hy sinh tất cả vì chính dòng điện này đã nửa thế kỷ (!?).
- Sau khi có các bài phóng sự trên Lao Động, EVN yêu cầu Cty điện lực Yên Bái báo cáo, đặc biệt là điểm nóng xã Bảo Ái. Hôm trước, khi đi thực tế thì có thành phần của Sở Công Thương và Cty điện lực Yên Bái, họ đã kiểm tra thực tế.Về cũng báo cáo đúng nội dung đó. Cái thôn ấy, cũng có thể là EVN sẽ bố trí đầu tư, còn dự án cấp điện cho các thôn bản mà hiện nay tỉnh là chủ đầu tư, nếu có vốn thì sẽ ưu tiên đầu tư ở Bảo Ái trước. Nhưng bây giờ, cơ bản phải phụ thuộc vào vốn.
Mới đây, riêng xã Bảo Ái, tổng dự án cả vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn của EVN đã đầu tư vào đó hơn 10 tỉ đồng rồi. Đầu tư cho xã Bảo Ái 5 trạm biến áp. Trong số 175 thôn bản thì riêng ở Bảo Ái còn thuận lợi hơn so với các xã vùng Trạm Tấu, Mù Căng Chải, họ khó khăn nhiều lần. Chỉ có điều, khu vực Bảo Ái là dân khu vực lòng hồ đặc trưng thôi.
Vậy Yên Bái có bao nhiêu cư dân lòng hồ thủy điện Thác Bà hiện vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia?
Video đang HOT
- Riêng huyện Yên Bình còn hai xã: Bảo Ái còn 1 thôn rưỡi và Xuân Long còn 1 thôn. Thực ra, dân vùng lòng hồ khi di dân là nằm rải rác ở các xã. Tính ra có rất nhiều xã, nhưng cấp bách nhất là Bảo Ái và một phần của Xuân Long. Huyện Lục Yên còn hơn 20 thôn chưa có điện. Huyện Yên Bình có 7 thôn chưa có điện. Yên Bình và Lục Yên là hai huyện đón dân tái định cư lòng hồ thủy điện Thác Bà.
Vì sao Nhà máy thủy điện Thác Bà không trích phúc lợi ra giúp đỡ bà con hy sinh tất cả cho nhà máy ra đời?
- Hôm trước chúng tôi làm việc với lãnh đạo nhà máy, anh Thắng (Phó Giám đốc) cho biết, từ ngày xưa đến thời các anh ấy chỉ quản lý và vận hành thôi. Riêng thủy điện Thác Bà phát lại dựa trên điều động của EVN. Việc phúc lợi cho dân thì có thể là do giai đoạn trước cũng bảo trích một phần cho dân, nhưng lại không có gì ràng buộc, nó khó ở chỗ ấy. Nếu có, thì trước khi đó chủ đầu tư đã có một cam kết là khi di dân, hằng năm sẽ trích ra bao nhiêu để có phần phúc lợi cho dân.
- Cảm ơn ông!
Dự kiến, sẽ có điện trước 31.12.2012
Ông Lê Thế Vinh – Trưởng thôn Ngòi Ngần – cho biết: Việc thi công kéo điện đến 3 thôn của Bảo Ái đang được gấp rút triển khai. Trong cuộc họp tại địa phương, do Chủ tịch UBND xã Đặng Thanh Hải chủ trì, bà con được thông báo: Sẽ có ít nhất 15 tỉ đồng đầu tư mắc điện lưới cho dân vùng lòng hồ ở Bảo Ái. Công trình hiện đang tiến hành đổ cột. Trạm hạ thế tại 3 thôn: Ngòi Nhầu, Vĩnh An, Ngòi Ngần đều đã lắp xong! Khi hoàn thành sẽ kéo điện cho cả Ngòi Kè, tức là 4 thôn được hưởng lợi. Đơn vị thiết kế thi công hứa sẽ đóng điện trước 31.12.2012.
Theo laodong
Hà Nội: Hàng nghìn người "nhịn" điện vì tủ biến áp quá... hiện đại
Cả khu dân cư với hơn 1.000 nhân khẩu phải chịu cảnh mất điện kéo dài mà không nhận được sự thông báo hay giải thích của đơn vị cấp điện. Trong khi đó, đơn vị cấp điện "đổ lỗi" cho thiết bị quá... hiện đại, không tìm được thiết bị thay thế ngay.
Hàng trăm hộ dân thắp nến giữa thủ đô
Phản ánh với phóng viên, các hộ dân tổ dân phố số 10, xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội bức xúc, từ sáng ngày 30/10, hệ thống điện của cả tổ dân phố bỗng dưng "tắt ngóm" không rõ lý do, không có thông báo của đơn vị cấp điện.
Anh Nguyễn Văn Lưu (trú tại số nhà 48, khu A, tổ 10) cho hay: "Khoảng 10h sáng ngày 30/10, toàn bộ các hộ dân khu chúng tôi đột ngột bị mất điện. Ban đầu chúng tôi chỉ nghĩ là mất đột xuất trong thời gian ngắn, nhưng đợi mãi đến cuối giờ chiều vẫn chưa có điện để sinh hoạt".
Bác Hoa bức xúc vì mất điện quá lâu.
Thậm chí đến trưa 1/11, tức là hơn 2 ngày sau, khi phóng viên có mặt tại đây, điện vẫn chưa được cấp lại cho các hộ dân. Mất điện quá lâu, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn nghiêm trọng.
Bác Lê Thị Hoa (số nhà 49, khu A, tổ 10) cho hay, gia đình bác có cháu nhỏ mới hơn 1 tháng tuổi. Do mất điện kéo dài quá lâu nên gia đình bác buộc phải mua quạt và đèn tích điện.
"Sáng sáng, tôi lại phải đi lên nhà cô em ở xa để sạc nhờ điện. Cũng may mấy hôm nay mát trời nên cháu nhỏ không quấy, nếu không chúng tôi cũng chẳng biết phải làm sao", bác Hoa than thở.
Một số hộ khá giả hơn thì dùng ắc-quy để chạy một số thiết bị chiếu sáng trong nhà.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Hậu Tiềm, tổ trưởng tổ dân phố số 10, không giấu nổi bức xúc: "Hệ thống điện của khu dân cư này rất không ổn định. Các sự cố như cháy nổ, chập đường dây cũng diễn ra thường xuyên, nhất là khi trời nắng to hay mưa to, gió lớn".
Nói đoạn ông Tiềm chỉ ngay ra cột điện trước cửa nhà bảo: "Chỉ mấy hôm trước, dây dẫn điện tại đây cũng đã bốc cháy nhưng không gây thiệt hại lớn".
Dây điện cũ nát mắc trên cây cột xiêu vẹo.
"Bức xúc nhất là điện thì mất dài ngày, nhưng chúng tôi, hơn 300 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu của tổ 10 và nhiều hộ dân khác lại không hề nhận được thông báo. Thậm chí khi chúng tôi gọi điện cho đơn vị bán điện thì cũng chỉ nhận được câu trả lời chung chung là trạm biến áp gặp phải sự cố" - ông Tiềm bức xúc.
Cũng theo phản ánh của các hộ dân tổ 10, xã Đông Ngạc, hiện tượng điện đột ngột mất rất thường xuyên xảy ra. Nhiều thời điểm nắng nóng, điện mất, một số hộ dân phải thuê nhà nghỉ để tránh nóng.
Không lý do, không thông báo quá trình khắc phục sự cố, đơn vị cung cấp điện đã "vô tình" đẩy hàng nghìn người dân vào cảnh phải thắp nến ngay giữa lòng thủ đô.
Mất điện do tủ biến áp quá... hiện đại (?)
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đơn vị cung cấp điện cho hơn 1.000 hộ dân khu vực cầu Thăng Long không phải Điện lực Từ Liêm mà là công ty Cổ phần Cơ giới đầu tư và xây dựng Thăng Long (Công ty Thăng Long). Công ty này được phép mua điện từ Điện lực Từ Liêm, sau đó bán lại cho khoảng 1.000 hộ dân thuộc địa bàn các xã Đông Ngạc và Xuân Đỉnh. Hầu hết khách hàng của họ là cựu công nhân, nhân viên phục vụ xây dựng cầu Thăng Long trước kia.
Bản thân việc cấp điện cho các hộ dân của đơn vị này từ trước đã có nhiều vấn đề đáng bàn. Ông Trần Hậu Tiềm cho hay, ngoài việc hệ thống điện thường xuyên gặp trục trặc, chập cháy, trước đây có thời điểm, giá điện thanh toán hàng tháng còn được phía công ty Thăng Long tự ý nhân hệ số 1,1. Trước sự phản đối của các hộ dân, công ty Thăng Long đã phải bỏ cách tính này.
Mất điện quá lâu vì tủ biến áp quá... hiện đại?
Bên cạnh đó, các hộ dân cũng phản ánh việc công ty này không thực hiện quy định về việc đấu nối công tơ cho hộ dân mà hầu hết để các hộ dân tự trang bị lấy. Hệ thống dây điện cũng đã rất cũ nát, chưa được thay thế.
Trong khi đó, ngược lại với khẳng định của các hộ dân, bà Lê Thị Thu Nga, Trưởng phòng kinh doanh điện năng (Công ty Cổ phần Cơ giới đầu tư và xây dựng Thăng Long) lại nhấn mạnh việc đã thông báo đến các hộ dân về sự cố lần này.
Tuy nhiên, tới tận thời điểm trưa ngày 1/11, tại Phòng hành chính của công ty Thăng Long vẫn có hộ kinh doanh đến tỏ sự bức xúc về việc mất điện, không thông báo về thời điểm cấp điện trở lại để các hộ, các công ty sắp xếp công việc, nhân sự.
Không chỉ vậy, khi được hỏi về nguyên nhân sự cố, bà Nga đã đưa ra câu trả lời khá chung chung rằng đó là do lỗi của đường dây hạ thế. Theo giải thích của bà Nga, sáng 30/10, tại trạm biến áp trung gian N3 đã xảy ra chập cháy trên dây hạ thế. Hiện tượng này ảnh hưởng tới tủ biến áp, gây ra sự cố mất điện trên diện rộng.
Bà Nga cho biết, tủ biến áp tại trạm N3 được nhập về cách đây khoảng 10 năm và là loại tủ hiện đại bậc nhất so với các tủ khác của Điện lực Hà Nội. "Tủ biến áp của chúng tôi là loại tủ hiện đại của Đức nên không có sẵn đồ thay thế. Lỗi của chúng tôi là đã quá chủ quan khi không dự phòng vật tư. Trước mắt, công ty tạm thời lắp đặt tủ mới để nhanh chóng cấp điện lại cho dân" - bà Nga cho hay.
Đến 17h ngày 1/11, điện mới được cấp lại cho các hộ dân.
Trong suốt cuộc trao đổi với phóng viên, bà Nga liên tục nhấn mạnh vào tính hiện đại của hệ thống điện do mình quản lý và phủ nhận những hiện tượng chập cháy thường xuyên như người dân phản ánh. Bà Nga cho rằng, 2/3 đường dây điện của công ty đã được thay mới, cải tạo (?).
Trong khi vị đại diện đơn vị cấp điện luôn khẳng định tính hiện đại của hệ thống điện, hơn 1.000 hộ dân sống dọc trục cầu Thăng Long đã quen với việc mất điện không rõ nguyên nhân như thế này.
Theo Dantri
Phát hiện nhiều áo ngực có chứa "thuốc lạ" ở Nghệ An Sáng nay 30.10, nhiều người dân ở ngõ 4, đường Hecman, TP.Vinh (Nghệ An) cho biết họ phát hiện có chứa nhiều gói "thuốc lạ" trong áo ngực. Bà Nguyễn Thị Long, một cư dân sống ở đây, cho biết chiều qua, sau khi đọc tin về áo ngực chứa "thuốc lạ" trên báo, bà mở 6 áo ngực cũ ra kiểm tra...