Vì sao công chúa thời xưa kết hôn lại không sinh con?
Công chúa là người có địa vị cao quý trong hoàng cung. Tuy nhiên sau khi cưới chồng, hầu như công chúa đều không thể sinh được con.
Nguyên nhân khiến nhiều người khó hiểu.
Trong hoàng cung, phàm là con cái của vua đều có địa vị khiến nhiều người phải ngước nhìn. Nếu như hoàng tử được định sẵn sẽ kế vị của vua cha thì công chúa lại có cuộc sống yên bình hơn. Công chúa không cần phải tranh giành ngôi vị hay chiến đấu đẫm máu, công chúa chỉ cần lớn lên trong khuê phòng dưới sự bảo bọc của hoàng tộc.
Tuy nhiên, khi công chúa đến tuổi cập kê, thường phải nghe theo sự sắp xếp của vua cha và hoàng hậu để gả cho một người tương xứng từ tài đức đến địa vị. Thế nhưng thời phong kiến, việc công chúa có thể tìm được một phò mã vừa lòng hợp ý với mình là điều không dễ dàng.
Công chúa thời xưa thường được gả đến các quốc gia xa xôi vì vấn đề ngoại giao
Ngày xưa, các triều đại phong kiến thường có tập tục là gả công chúa đi phiên bang. Một quốc gia hùng mạnh phải có được sự thần phục và ủng hộ từ các nước chư hầu hoặc những quốc gia láng giềng. Để kéo dài được mối quan hệ hữu hảo đó, nhà vua thường dùng cách thức liên hôn với nước khác để trở thành người một nhà. Khi đã là người một nhà, vua sẽ không cần lo sợ các nước chư hầu đứng lên chống lại mình. Người được vua chọn để gả đi xa không ai khác chính là công chúa.
Vậy tại sao các công chúa sau khi được đưa đi hòa thân thì không sinh con được? Theo thời phong kiến của Trung Quốc được ghi chép, hàng trăm công chúa được gả đến các quốc gia lân cận hầu như đều không thể sinh con nối dõi và kết thúc cuộc đời khi còn rất trẻ. Thậm chí, có người khai quật mộ cổ còn phát hiện những công chúa đến khi mất vẫn còn “trong trắng”.
Họ phải sống xa quê hương, xa gia đình từ nhỏ nên tâm trạng luôn u uất
Nguyên nhân thứ nhất, phần lớn các công chúa sẽ được gả đến Mông Cổ hoặc những quốc gia có điều kiện sống khó khăn hơn so với quê hương của họ. Dân Mông Cổ phần lớn là người du mục, họ thường xuyên di chuyển đến nhiều vùng đất mới để sinh sống, không bao giờ cố định lâu dài ở một nơi.
Trong khi các công chúa có cuộc sống sung sướng từ nhỏ, chưa bao giờ chịu cực khổ nên khó tránh khỏi cơ thể ốm yếu, không thích nghi được cuộc sống vất vả cũng như môi trường, khí hậu thay đổi. Cơ thể tích tụ nhiều bệnh vặt, lâu ngày sức khỏe xuống cấp và rất khó để mang thai.
Công chúa muốn gặp mặt phò mã phải có sự cho phép của nhũ mẫu
Nguyên nhân thứ hai, công chúa được gả đi xa khi chỉ mới khoảng 13-14 tuổi. Cơ thể của họ lúc này chưa hoàn thiện, chịu cảnh sống xa quê nhà, xa bố mẹ nên tinh thần bí bách, sợ hãi, dễ rơi vào trầm cảm và mất sớm, khó để thụ thai.
Video đang HOT
Nguyên nhân thứ ba, thời xưa, khi công chúa kết hôn với phò mã cũng không có được cuộc sống tự do, thoải mái. Mọi sinh hoạt giữa công chúa và phò mã đều có một nhũ mẫu đi theo sắp xếp, quản lý. Đặc biệt, công chúa và phò mã không sống chung với nhau. Nếu muốn gặp mặt, họ phải được nhũ mẫu cho phép. Nấu nhũ mẫu vui vẻ thì sẽ cho hai người được như ý. Nếu nhũ mẫu không đồng ý mà công chúa và phò mã vẫn cố tình muốn gặp nhau thì bà sẽ dùng nhiều bài giảng về đạo đức luân thường để răn dạy. Chính vì không có nhiều cơ hội tiếp xúc nên hầu như công chúa rất khó để mang thai.
Nhiều nước không muốn công chúa nước khác mang thai dòng máu của dân tộc mình
Nguyên nhân cuối cùng, thời phong kiến, những cuộc hôn nhân giữa công chúa và các quốc gia khác đều là hôn nhân chính trị không có tình yêu. Các nước khác nghi kỵ lo sợ về vấn đề ngoại giao nên hầu như họ không bận tâm đến việc sinh con cùng công chúa. Thậm chí họ còn cấm không cho công chúa sinh con mang dòng máu hoàng tộc của họ. Đó là lý do công chúa thời phong kiến thường không dễ có con.
Khai quật lăng mộ cháu gái Võ Tắc Thiên, xuất hiện một người đàn ông: Hơn 1.200 năm sau bí mật cái chết mới được sáng tỏ
Các chuyên gia khảo cổ sửng sốt khi phát hiện hài cốt của một người đàn ông trong lăng mộ công chúa nhà Đường, cháu gái của Võ Tắc Thiên.
Đặc bi
Nhà Đường (618 - 907) được coi là một trong những triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Dưới sự trị vì kéo dài gần 300 năm của các vị hoàng đế nhà Đường, cả kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự của triều đại này đều đạt đến trình độ cao, phát triển cực thịnh.
Do đó, những lăng mộ vào thời nhà Đường cũng được đánh giá là rất xa hoa khi không những có quy mô lớn mà còn có nhiều đồ vật tùy táng quý giá. Lăng mộ của một vị công chúa nhà Đường dưới đây chính là một minh chứng.
Càn Lănglà nơi an nghỉ của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên và chồng là Đường Cao Tông Lý Trị. Tọa lạc trên đỉnh núi Lương Sơn, Càn Lăng là công trình kiến trúc nổi tiếng tại huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Lăng mộ nguy nga này phải mất tới hơn 20 năm xây dựng mới hoàn thành.
Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Ảnh minh họa
Càn Lăng có kiến trúc độc đáo và quy mô rất lớn do việc xây lăng được tiến hành khi nhà Đường đang trong giai đoạn thịnh trị, quốc thái dân an.
Ngoài ra,xung quanh Càn Lăng còn có 17 lăng mộ nhỏ hơn.Trong số đó, có một lăng mộ đặc biệt nhất. Đó là nơi an nghỉ củacông chúa Vĩnh Thái Lý Tiên Huệ.Nàng là con gái thứ 7 của Đường Trung Tông Lý Hiển, đồng thời là cháu nội của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên.
Các nhà khảo cổ đã rất ngạc nhiên vì quy mô và cách bài trí trong lăng mộ của công chúa Vĩnh Thái vượt xa so với các nàng công chúa khác thời nhà Đường. Đặc biệt, điều khiến hậu thế kinh ngạc hơn nữa chính là hoàng đế nhà Đường đã cho phép ngôi mộ của vị công chúa này được gọi làlăng. Đây thực sự là niềm vinh hạnh mà hiếm có vị công chúa nào trong lịch sử phong kiến có thể nhận được.
Lăng mộ của công chúa Vĩnh Thái vô cùng quy mô với nhiều đồ vật tùy táng quý giá.
Nàng công chúa được chôn cất trong lăng mộ hoành tráng là ai?
Công chúa Vĩnh Thái nổi tiếng thông minh, xinh đẹp.
Công chúa Vĩnh Thái tên thật là Lý Tiên Huệ, sinh năm 684. Nàng là con gái của Đường Trung Tông Lý Hiển (người từng 2 lần lên ngôi hoàng đế của nhà Đường) và Vi hoàng hậu. Đúng như tên gọi,Lý Tiên Huệ là nàng công chúa có dung mạo cực kỳ xinh đẹp và thông minh.
Theo "Tân Đường thư", công chúa Vĩnh Thái Lý Tiên Huệ được mô tả đẹp đến nỗi khiến cho hoa đào, hoa lê cũng phải ngượng ngùng vì kém sắc.Nàng được coi là một trong những mỹ nhân đẹp nhất thời nhà Đường.
Tuy nhiên, số phận của nàng công chúa tài sắc này thật đúng như câu "hồng nhan bạc phận". Vình Thái công chúa mất vào năm 17 tuổi trong khi bà nội Võ Tắc Thiên vẫn đang là hoàng đế.
Sau khi lên ngôi hoàng đế được gần 2 tháng thì bị mẹ là Võ Thái hậu (tức Võ Tắc Thiên) phế truất, cuộc sống của Đường Trung Tông Lý Hiển bị quản thúc nên có nhiều khó khăn. Đương nhiên, Lý Tiên Huệ là con gái của ông cũng không được hưởng cuộc sống nhung lụa giống như các nàng công chúa bình thường.
Đến tháng 10 năm 698, sau khi Võ Tắc Thiên hạ chiếu lập Lý Hiển trở lại làm hoàng thái tử, cuộc sống của Lý Tiên Huệ cũng có nhiều thay đổi. Sau khi trở về kinh thành không được bao lâu, Lý Tiên Huệ được lệnh gả cho Võ Diên Cơ, cháu của Võ Tắc Thiên. Hai người quen biết nhau từ nhỏ nên cuộc hôn nhân này có thể được xem là hạnh phúc.
Chỉ vì dị nghị về chuyện hai sủng nam của Võ Tắc Thiên, vợ chồng công chúa Vĩnh Thái và anh trai phải chịu họa sát thân.
Tuy nhiên, đúng là "hạnh phúc chẳng tày gang" khiLý Tiên Huệ sớm qua đời ở tuổi 17.Nguyên nhân khiến mỹ nhân này chết trẻ như vậy là vì nàng cùng chồng và anh trai là Lý Trọng Nhuận (tức thái tử Ý Đức) đã dị nghị về chuyện Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông, hai nam sủng của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên.
Sau khi biết sự việc, Trương Dịch Chi đã tấu lên Võ Tắc Thiên. Nữ hoàng đế vô cùng tức giận nên đã hạ lệnh cho vợ chồng Lý Tiên Huệ và anh trai phải tự sát.
Sau khi đăng cơ lên ngôi hoàng đế lần thứ hai vào đầu năm 705,Đường Trung Tông đã truy phong cho con gái Lý Tiên Huệ thành công chúa Vĩnh Tháivà an táng nàng trong một lăng mộ bề thế.
Khai quật mộ công chúa nhà Đường, phát hiện sự thật sau hơn 1.200 năm
Trong lăng mộ của vị công chúa này có nhiều bức tranh tường sinh động, mang đậm dấu ấn nhà Đường.
Vào tháng 9/1960, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một lăng mộ lớn ở ngoại ô Hàm Dương, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Sau khi kiểm tra, các chuyên gia xác định đây là lăng mộ của công chúa Vĩnh Thái, mỹ nhân chết thảm sau khi tham gia gièm pha về nam sủng của Võ Tắc Thiên.
Ngay khi bước vào lăng mộ, các chuyên gia sững sờ khi phát hiện có hài cốt của một người đàn ông. Người đàn ông này chết trong tư thế ngồi, bên cạnh còn có một chiếc rìu sắt. Thi thể của người này đã mục nát và chiếc rìu cũng bị rỉ sét từ lâu. Dựa theo các dấu vết xâm phạm trong lăng mộ, các chuyên gia xác định người đàn ông kỳ lạ này thực chất là một tên trộm và bị chính đồng bọn giết chết.
Nhiều bức tượng bằng gốm cùng nhiều bảo vật quý giá được tìm thấy trong lăng mộ.
Các chuyên gia khảo cổ phát hiện lăng mộ của công chúa Vĩnh Thái đã bị trộm mộ xâm phạm. Tuy nhiên,số lượng lớn vàng, bạc, ngọc bích, tượng nhỏ bằng gốm, tranh tường cùng nhiều đồ vật tùy táng quý giá vẫn được tìm thấy trong lăng mộ này.
Ngoài ra, sau khi kiểm tra văn bia,các chuyên gia phát hiện ra rằng nguyên nhân cái chết của công chúa Vĩnh Thái hoàn toàn khác với những gì được ghi chép trong sử sách.Liên quan đến cái chết của vị công chúa này, ghi chép trong "Tân Đường thư" và "Cựu Đường thư" lại khác nhau. TheoTân Đường thư, Vĩnh Thái công chúa bị xử tử cùng với chồng và anh trai. Tuy nhiên, ghi chép trongCựu Đường thưlại cho rằng, nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên mặc dù rất tức giận nhưng không trực tiếp xử tử ba người cháu. Thay vào đó, bà giao cho thái tử Lý Hiển xử lý.
Hóa ra công chúa Vĩnh Thái qua đời là do sinh khó.
Lý Hiển hiểu rằng nếu ông không xử lý việc này thì hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn. Kết quả, công chúa Vĩnh Thái cùng chồng và anh trai buộc phải tự sát. Mấy năm sau, khi Lý Hiển lên ngôi hoàng đế, vì cảm thấy có lỗi với con gái, nên ông đã truy phong cho nàng là công chúa Vĩnh Thái và cải táng nàng trong lăng mộ bề thế.
Tuy nhiên, dòng chữ trên văn bia tiết lộ nguyên nhân cái chết của công chúa Vĩnh Thái.Hóa ra nàng không phải tự sát hay bị Võ Tắc Thiên sát hại.Thay vào đó, nguyên nhân khiến nàng công chúa chỉ mới 17 tuổi này qua đời làvì khó sinh. Dòng chữ "châu thai hủy nguyệt" (chỉ bào thai phá hủy cơ thể của người mẹ) đã tiết lộ nguyên nhân cái chết của công chúa Vĩnh Thái.
Sau khi kiểm tra hài cốt, các chuyên gia đã xác nhận ghi chép này. Quả thực khung xương chậu của công chúa Vĩnh Thái hẹp hơn so với phụ nữ bình thường. Nàng qua đời vì sinh khó, cộng với việc đau buồn quá độ trước cái chết của chồng và anh trai.
Mặc dù tàn nhẫn nhưng Võ Tắc Thiên cũng không nỡ đẩy cô cháu gái đang mang thai đến chỗ chết. Tiếc rằng công chúa Vĩnh Thái không thể chịu được nỗi đau mất đi hai người thân. Nàng cũng qua đời không lâu sau cái chết của chồng và anh trai vào năm 701. Số phận của nàng công chúa xinh đẹp này quả thực bi thảm.
Người phụ nữ sinh con cho chồng quá cố bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm Nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, người phụ nữ ở London, Anh vẫn có thể chào đón con chung của cô với chồng quá cố, 16 tháng sau khi anh qua đời vì u não. Bé gái Amandeep (ảnh) chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. (Nguồn: SWNS) Tháng trước, cô Jasdip Sumal (38 tuổi) ở Ruislip, Tây...