Vì sao con người khó sống trên Mặt Trăng và Sao Hỏa?
Chuyên gia cho rằng loài người không thể sinh sống trên Mặt Trăng và Sao Hỏa do độ phóng xạ và bức xạ vũ trụ cao.
“Về phương diện bức xạ thì trong hệ Mặt trời, ngoài Trái Đất ra không có khu vực nào thuận lợi đối với sự sống của nhân loại. Trái Đất là con tàu không gian của chúng ta, chúng ta được bầu khí quyển và từ trường bảo vệ khỏi các tia bức xạ từ Mặt Trời và bức xạ vũ trụ”, Trưởng phòng An toàn bức xạ cho các chuyến bay vũ trụ có phi hành gia thuộc Viện các vấn đề y sinh Viện HLKH Nga, ông Vyacheslav Shurshakov cho biết.
Nhà khoa học Nga cho rằng khó có thể sống trên sao Hỏa và Mặt trăng. (Ảnh: Sputnik)
Theo ông Shurshakov, liều lượng phóng xạ trên Mặt Trăng cao gấp 400 lần so với liều lượng trên Trái Đất. Còn ở Sao Hỏa, liều lượng phóng xạ thấp hơn 1,5 lần so với trên Mặt Trăng.
Video đang HOT
“Cả Sao Hỏa lẫn Mặt Trăng đều có bức xạ vũ trụ, yếu tố ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người”, – nhà khoa học này giải thích.
Nói về các ngoại hành tinh được khoa học khám phá, ông Shurshakov lưu ý rằng trước tiên cần tìm xem trên đó có từ trường hay không nếu tính tới chuyện sinh sống tại những nơi này.
“Trường từ tính tạo ra một lá chắn bảo vệ và nếu không có từ trường, bầu khí quyển ở ngoại hành tinh đó sẽ bị ngôi sao gần đó làm tản mát đi hết. Tất cả những hệ lụy từ đó xảy ra đối với mọi loài sinh vật”, ông kết luận.
Sốc: hành tinh xanh lơ trong Hệ Mặt trời đang "biến hình"
Hành tinh màu xanh lơ xinh đẹp trong các bức ảnh của NASA - Sao Thiên Vương - đang bị thất thoát bầu khí quyển và có thể bị biến hình thành Sao Hỏa thứ 2.
Khám phá được NASA cho là "đáng kinh ngạc" bắt nguồn từ dữ liệu của Voyager 2, một trong các tàu vũ trụ bay xa nhất của NASA, gửi về trái đất. Khi đi ngang Sao Thiên Vương, nó đã bị hành tinh này "bắn" bằng các mảnh khí quyển.
Phân tích dữ liệu cho thấy thủ phạm chính dạng từ trường xoắn kỳ lạ của hành tinh. Từ trường của một hành tinh có nhiệm vụ bảo vệ khí quyển khỏi gió mặt trời, nhưng riêng ở Sao Thiên Vương, nó đồng thời đánh cắp bầu khí quyển, chuyển ra ngoài vũ trụ trong những bong bóng plasma từ tính.
Sao Thiên Vương hiện lên với màu xanh lơ tuyệt đẹp trong ảnh chụp từ các tàu vũ trụ của NASA - ảnh: NASA
Ước tính trong suốt tuổi đời hiện hữu của Sao Thiên Vương, nó đã bị "mất cắp" từ 15% đến 55% bầu khí quyển theo cách này.
Sự kiện này đã được các tàu thám hiểm khác của NASA nhìn thấy ở Sao Thổ và Sao Mộc, tuy không nặng như Sao Thiên Vương.
Theo nhà vật lý không gian Gina DiBraccio từ Trung tâm Bay Không gian Goddard của NASA, các quả bóng plasma từ tính, được gọi là "plasmoid" này chủ yếu là hydro bị ion hóa.
Đáng chú ý, có một hành tinh khác trong hệ mặt trời đã tiến hóa theo cách này một cách rõ ràng và tàn khốc: Sao Hỏa. Theo các bằng chứng hiện hữu, Sao Hỏa từng giống như trái đất, có nước, sự sống và một bầu khí quyển dày. Nhưng chính sự mất mát khí quyển đã khiến nó trở thành hành tinh chết vì một bầu khí quyển quá mỏng và thiếu thốn không đủ để giữ lại nước ở trạng thái lỏng trên bề mặt, cũng như không giúp ngăn được các bức xạ có hại cho sự sống.
Sao Thiên Vương, dựa vào những phát hiện mới, có lẽ đang tiến hóa theo cùng cách và không loại trừ khả năng nó sẽ là một Sao Hỏa thứ 2 trong vài tỉ năm tới.
A. Thư
Những hành tinh đầy bụi bặm này có thể tồn tại sự sống, chỉ là chúng ta không thể thấy được mà thôi Những thế giới đầy bụi như hành tinh sa mạc Arrakis trong tiểu thuyết Dune có lẽ khá phổ biến trong vũ trụ. Một vài trong số đó, vốn có một lượng lớn bụi trong khí quyển, nhiều khả năng là những nơi có thể tìm thấy sự sống. Tuy nhiên, tình trạng bụi bặm đó cũng khiến việc tìm kiếm chứng cứ...