Vì sao cơ trưởng, cơ phó không bao giờ dùng suất ăn giống nhau?
Ở trong cùng buồng lái, ngồi cạnh nhau nhưng trên mỗi chuyến bay, cơ trưởng và cơ phó không ăn những món giống nhau. Vì sao?
Phi công là một trong những ngành nghề đặc biệt, với những đặc thù riêng, đòi hỏi người làm nghề phải có nhiều tố chất để có thể đối diện và xử lý mọi tình huống nguy hiểm nhất. An toàn là sự ưu tiên số một nên các phi công phải tuân thủ rất nhiều quy tắc nghiêm ngặt, trong đó có quy định về suất ăn. Cơ trưởng và cơ phó trên cùng chuyến bay không bao giờ ăn món giống nhau, quy định này đặt ra để nhằm hạn chế khả năng rủi ro ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra. Nếu chẳng may một trong hai phi công bị ngộ độc thì người còn lại vẫn có thể hoàn thành chuyến bay.
‘Lệ’ này bắt đầu có từ năm 1982, khi mà 10 thành viên phi hành đoàn bao gồm cả cơ trưởng, cơ phó, kỹ sư máy bay trên chuyến bay từ Boston (Mỹ) đến Lisbon (Bồ Đào Nha) đã bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn món bánh mỳ. Vì lý do bất ngờ này, chuyến bay đã phải quay trở lại Boston. May mắn họ đã hạ cánh an toàn mà không gặp sự cố. Năm 2010, ít nhất 2 phi công ở Anh cũng bị ngộ độc thực phẩm, mặc dù nguyên nhân được xác định là do phi công đã ăn gì đó trước khi lên máy bay chứ không phải do ăn cùng suất ăn.
Theo Đại Đoàn Kết
Cơ phó MH370 hành động bất thường trước khi máy bay biến mất?
Cơ phó máy bay MH370 mất tích được cho là đã cố gắng sử dụng điện thoại trên không, phù hợp với giả thuyết cơ phó bị "nhốt" bên ngoài buồng lái.
Hai phi công điều khiển máy bay mang số hiệu MH370 mất tích bí ẩn.
Theo The Sun, một báo cáo mật mới bị rò rỉ nhắc đến việc một tháp viễn thông ở Bandar Baru Farlim Penang, Malaysia, ghi nhận một cuộc gọi từ số điện thoại đăng ký dưới tên cơ phó Fariq Abdul Hamid, vài phút trước khi chiếc Boeing 777-200 biến mất.
Bằng chứng mới về chiếc điện thoại di động, được cho là phù hợp với giả thuyết cơ trưởng MH370 Zaharie Shah đã chiếm quyền kiểm soát máy bay trước khi lao nó xuống biển tự sát, theo Mike Keane, cựu cơ trưởng của hãng hàng không Anh.
Giả thuyết này đề cập đến việc cơ trưởng có thể đã làm cách nào đó yêu cầu cơ phó ra ngoài, sau đó khóa mình lại trong buồng lái máy bay.
Fariq hoàn toàn có thể mang theo điện thoại khi lên máy bay. Cơ phó được cho là đã gọi điện khẩn cấp khi nhận thấy có điều bất thường xảy ra.
Keane nói: "Cơ phó đã được đào tạo về cách phản ứng khi máy bay hạ áp suất đột ngột".
"Nếu Fariq mang theo điện thoại bên mình, anh ấy có thể đã chụp lấy bình ôxy trước khi thực hiện cuộc gọi", Keane nói thêm.
Mảnh vỡ được cho là của máy bay MH370 mất tích.
Các nhà điều tra từng đặt giả thiết cho rằng, cơ trưởng Zaharie Shah đã rơi vào tình trạng thiếu oxy dẫn tới mất ý thức vào cuối hành trình bay. Chiếc máy bay sau đó tiếp tục bay theo hướng về phía nam cho đến khi hết nhiên liệu rồi rơi xuống Ấn Độ Dương.
Malaysia từng bác bỏ thông tin về việc cơ phó gọi điện khẩn cấp trên máy bay, theo tờ Australian. Nhưng báo cáo mới rò rỉ cho thấy rất có khả năng chính phủ Malaysia đã biết về thông tin cơ phó gọi điện, theo tờ The Sun.
Trước đó, chuyên gia hàng không Canada, Larry Vance đã nhắc đến việc cơ trưởng Zaharie Shah hoặc cơ phó Fariq Abdul Hamid chiếm quyền điều khiển máy bay và khiến nó "biến mất vĩnh viễn".
Vance nói trên CBC News: "Đó không phải là tai nạn. Đó là kế hoạch từ trước và do người trực tiếp điều khiển máy bay thực hiện". Nhưng không rõ nguyên nhân nào khiến phi công quyết định như vậy.
Vance đã mất 18 tháng để nghiên cứu, tổng hợp thông tin cho cuốn sách "Giải mã bí ẩn MH370". Nhưng chuyên gia này không thuộc nhóm điều tra chính thức của Úc.
Theo Danviet
Nhờ cú đẩy của mẹ, bé gái thoát khỏi máy bay nổ khiến 51 người thiệt mạng Bị gãy tay, choáng váng nhưng cô bé 10 tuổi này đã may mắn trở thành người sống sót duy nhất trong một vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở Colombia. Tất cả là nhờ một cú đẩy của người mẹ. Hiện trường nơi chiếc máy bay DC-9 rơi khiến 51 người thiệt mạng Thảm họa do phi công chủ quan Vụ...