Vì sao có những người không có tinh trùng, làm sao để có con?
Chứng không tinh trùng (KTT) Azoospermia – là tình trạng không có tinh trùng trong tinh dịch – có thể gây vô sinh ở nam giới và vấn đề này ảnh hưởng đến khoảng 10% nam giới vô sinh.
Các loại KTT
Tiến sĩ Souren Bhattacharjee, chuyên gia tư vấn tại Phòng khám sinh sản và thụ tinh trong ống nghiệm Birla Fertility & IVF (Ấn Độ), tiết lộ rằng chứng KTT có thể có 2 loại: Không có tinh trùng do tắc nghẽn và không do tắc nghẽn.
KTT do tắc nghẽn là khi có sự tắc nghẽn hoặc mất kết nối trong mào tinh hoàn, các vấn đề về nội tiết tố, các vấn đề về xuất tinh hoặc các vấn đề với cấu trúc và chức năng của tinh hoàn dọc theo đường sinh sản.
Chứng không tinh trùng – Azoospermia gây ra gần 10% các trường hợp vô sinh. Ảnh SHUTTERSTOCK
KTT không do tắc nghẽn là khi sản xuất tinh trùng kém hoặc không có tinh trùng do khiếm khuyết trong cấu trúc hoặc chức năng của tinh hoàn.
Nguyên nhân của chứng KTT
Theo tiến sĩ Shafiq Ahmed, chuyên gia tư vấn tiết niệu tại Bệnh viện Manipal ở Dwarka (Ấn Độ), thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng không có tinh trùng, bao gồm các tình trạng di truyền như hội chứng Klinefelter – rối loạn nhiễm sắc thể giới tính, tế bào mầm không tồn tại trong tinh hoàn, dẫn đến giảm tinh trùng, androgens, và các phương pháp điều trị y tế khác như hóa trị hoặc xạ trị.
Video đang HOT
Ngoài ra, những bất thường về giải phẫu như giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc không có ống dẫn tinh ở cả hai bên cũng có thể gây ra tình trạng không có tinh trùng, theo Hindustan Times.
Chứng không tinh trùng – Azoospermia là tình trạng không có lượng tinh trùng có thể đo được trong tinh dịch. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nguyên nhân gây ra KTT do tắc nghẽn
Do di truyền
Nhiễm trùng ở tuyến tiền liệt hoặc tinh hoàn
Phẫu thuật cột sống hoặc phẫu thuật trong xương chậu, cơ quan sinh dục hoặc bụng dưới có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng hoặc gây cản trở quá trình sản xuất tinh trùng
Nguyên nhân gây ra KTT không do tắc nghẽn
Thuốc kháng sinh và steroid được sử dụng trong điều trị ung thư
Hút thuốc, uống rượu cũng có thể gây ra vấn đề trong quá trình sản xuất tinh trùng do ảnh hưởng đến nội tiết tố bên trong cơ thể
Hóa trị hoặc xạ trị
Tinh dịch đi vào bàng quang chứ không ra ngoài cơ thể, theo Hindustan Times.
Ngoài ra, tiến sĩ Souren Bhattacharjee, chuyên gia thụ tinh ống nghiệm, tại Phòng khám sinh sản và thụ tinh trong ống nghiệm Birla Fertility & IVF (Ấn Độ), cho biết nguyên nhân còn do nhiễm trùng trong hệ thống sinh sản nam giới hoặc tổn thương bộ phận sinh dục.
Lời khuyên và điều trị
Tiến sĩ Bhattacharjee khuyên, tốt nhất nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc, uống đủ nước và kiểm soát căng thẳng. Đồng thời thường xuyên đi khám về khả năng sinh sản.
Luôn cẩn thận về các loại thuốc đang dùng và hỏi bác sĩ về tác động của chúng đối với khả năng sinh sản.
Theo tiến sĩ Ahmed, các nguyên nhân do nội tiết tố và tắc nghẽn của KTT thường có thể điều trị được và trong một số trường hợp, có thể phục hồi khả năng sinh sản.
Nếu chứng KTT là do rối loạn tinh hoàn, tinh trùng sống vẫn có thể được chiết xuất để sử dụng trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, theo Hindustan Times.
'Sản xuất' thành công tinh trùng nhân tạo ở chuột
Nam giới vô sinh giờ đây có thêm hy vọng mới sau khi các nhà khoa học tạo ra tinh trùng từ tế bào gốc của chuột.
Tờ Daily Mail (Anh) đưa tin hiện nay tỷ lệ hiếm muộn chiếm khoảng 1/7 các đôi vợ chồng và khoảng một nửa các trường hợp khó có con kể trên có nguyên nhân bắt nguồn từ người đàn ông.
Tuy nhiên, giới khoa học giờ đây đã tạo thành công các tế bào tinh trùng trong phòng thí nghiệm, sau đó tiêm vào trong chuột đực.
Nghiên cứu mang tính đột phá này do nhóm chuyên gia tại Đại học Tokyo (Nhật Bản) thực hiện. Họ đã lấy tế bào gốc từ phôi thai chuột, sau đó kích thích tế bào này trở thành tế bào tinh trùng bằng cách cho chúng vào một loại dung dịch hoá học.
Những tế bào sau khi biến đổi thành công sẽ được cấy vào tinh hoàn chuột và trở thành tinh trùng hoàn thiện. Tiếp đến, họ sẽ lại lấy tinh trùng đó để bơm vào trứng, tạo thành một phiên bản thụ tinh nhân tạo của loài chuột.
Đáng chú ý, phương pháp mới này đã dẫn đến sự ra đời của một vài chú chuột con.
Giáo sư Robin Lovell-Badge tại Viện Francis Crick ở London đánh giá nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science này là tín hiệu vui mừng cho nỗ lực "sản xuất" nhân tạo tinh trùng người hiện nay.
Để tạo ra các tế bào tinh trùng nhân tạo, nếu như điều này có thể xảy ra trong tương lai, trước tiên các khoa học sẽ cần làm chủ công nghệ biến đổi tế bào da của người đàn ông thành tế bào gốc.
Không nỡ chối từ phụ nữ, chàng trai Việt chăm "con giống" làm 23 phụ nữ Úc có bầu Trong vòng 1 năm, Alan Phan đã góp công tạo ra 23 đứa trẻ tại Úc. Mới đây, Cơ quan Hỗ trợ Sinh sản bang Victoria (VARTA), Úc cho biết đang tiến hành điều tra một người đàn ông gốc Việt tên Alan Phan (sống tại Brisbane) vì đã hiến tinh trùng quá giới hạn. Theo luật của bang Victoria, mỗi nam giới...