Vì sao có hồ nước ngọt 77 tỷ nhưng tỉnh Bến Tre vẫn muốn xây thêm 1 hồ “khủng” giá trị tới 352 tỷ?
Tỉnh Bến Tre sẽ xây dựng một hồ chứa nước ngọt quy mô lớn tại huyện Ba Tri với tổng nguồn vốn xây dựng là 352 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Trước đó, cũng tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã xây dựng hồ nước ngọt có vốn đầu tư 77 tỷ đồng.
Hôm nay (22/9), UBND tỉnh Bến Tre tổ chức họp báo thông tin về chủ trương đầu tư xây dựng dự án hồ chứa nước ngọt khu Lạc Địa, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Theo chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Bến Tre, dự án xây dựng hồ chứa nước ngọt Lạc Địa có tổng nguồn vốn xây dựng là 352 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Quang cảnh buổi họp báo UBND tỉnh Bến Tre thông tin về chủ trương đầu tư xây dựng dự án hồ chứa nước ngọt khu Lạc Địa
Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre làm chủ đầu tư.
Trong thời gian từ 2021-2025, dự án sẽ hoàn chỉnh các hạng mục gồm: hồ chứa nước ngọt (diện tích 97,66ha), trong đó gồm các hạng mục: hồ trữ nước ngọt và đường giao thông, cây xanh, cống điều tiết kết hợp trạm bơm, cống thông nhau giữa các hồ, hệ thống điện cấp nguồn trạm biến áp, hệ thống điện chiếu sáng và sinh hoạt.
Ngoài ra, còn có hạng mục khu dân cư tập trung, khu di tích lịch sử – văn hóa.
Ông Nguyễn Hữu Lập – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, việc xây hồ chứa nước ngọt khu Lạc Địa nhằm phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân huyện Ba Tri, đảm bảo mọi người dân đều có thể sử dụng nước sạch không gián đoạn, đặc biệt là trong mùa khô, bị nước mặn xâm nhập.
Dự án còn kết hợp với việc bảo tồn, quy hoạch xây dựng khu di tích căn cứ cách mạng Bưng Lạc Địa, quy hoạch xây dựng khu dân cư tập trung nhằm sắp xếp, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, sinh thái Khu Lạc Địa để phát triển kinh tế – xã hội huyện Ba Tri.
Video đang HOT
Phối cảnh hồ trữ ngọt Lạc Địa, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre (Ảnh: VN Express).
Bên cạnh đó là phát triển mới và nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông hiện có một cách đồng bộ nhằm tạo điều kiện phát triển các cụm tuyến dân cư nông thôn theo hướng hiện đại gắn với các mô hình sinh kế mới, tiên tiến và phát triển bền vững.
Được biết, hồ nước ngọt này có tổng dung tích hữu ích là 1,3 triệu m, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, ăn uống của trên 59.500 dân ở huyện Ba Tri, nước uống cho trên 149.700 gia súc, nước hoạt động cho 340 cơ sở kinh tế và tiểu thủ công nghiệp, nước phục vụ cho 255 phòng trạm xá, trường học, trụ sở cơ quan.
Trước đó, tháng 11/2019, tỉnh Bến Tre đã đưa vào vận hành hồ chứa nước ngọt kênh Lấp (cũng nằm trên địa bàn huyện Ba Tri, tổng kinh phí đầu tư khoảng 77 tỉ đồng).
Hồ chứa nước ngọt kênh Lấp (tỉnh Bến Tre) bị cạn nước trong mùa khô vừa qua
Tuy nhiên, ngay sau đó, vào mùa khô năm 2019 vừa qua, hồ chứa nước ngọt kênh Lấp đã bị nước mặn tấn công.
Theo đó, nồng độ mặn trong hồ từ 1,4-1,6, trong khi nông độ mặn bên ngoài lên đến 7-8, không thể cấp nguồn nước cho hồ. Do vậy, sau 6 tháng sử dụng liên tục (từ tháng 11/2019 đến tháng 4/2020), hồ chứa nước ngọt kênh Lấp bị cạn nước.
Đau xót: Chôm chôm chín nhưng không ai mua vì trái bé như cái kẹo, sầu riêng như nắm tay
Đã tới ngày thu hoạch nhưng vườn chôm chôm của bà Nguyễn Thị Anh Châu ngụ ấp Tân Đông, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre vẫn không thấy ai đến mua.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Châu cho biết, gia đình có 3 công (3.000m2) đất vườn trồng chôm chôm và bưởi. Tuy nhiên, cả hai loại cây này đã thiệt hại nặng do nước mặn xâm nhập vào.
Bà Châu bên vườn chôm chôm không bán được đồng nào của mình
"Chỉ riêng vụ này, tôi đầu tư vào 30 triệu đồng để chăm sóc vườn cây nhưng giờ thất trắng, bưởi thì ra trái rất ít, những trái này đều bị rụng. Chôm chôm tỷ lệ đậu trái rất ít, số trái này cũng không lớn nổi" - bà Châu buồn rầu nói.
Chôm chôm mùa hạn mặn không đạt chất lượng trái
Theo bà Châu, trước đây, bình thường chôm chôm Java đang trồng có thể đạt trọng lượng 28 trái/kg nhưng hiện nay 60 trái vẫn không đạt 1 kg. Ngoài nhẹ cân, loại chôm chôm mùa hạn mặn này còn ít cơm, bị chua và không có nước bên trong trái.
Cảnh tượng cây chôm chôm bị héo lá, chết cây khi bị nước mặn xâm nhập
Cũng theo bà Châu, trước đó, để cứu vườn cây ăn trái của mình, bà đã đổi nước ngọt về tưới nhưng không thành công. Do trái nhỏ và không ngon nên không thương lái nào đến mua.
Nhiều hộ dân đã đốn bỏ chôm chôm
Rất dễ thấy cảnh tượng dân đốn bỏ vườn chôm chôm tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Bà Châu chia sẻ: "Do không ai mua nên tôi chỉ còn cách để trái chín trên cây rồi tự rụng xuống đất, sau đó tôi mới tiến hành tỉa cành, chăm sóc dưỡng lại. Không riêng vườn tôi, rất nhiều nhà vườn trong xã này cũng gặp tình trạng tương tự. Nhớ giờ này, các năm trước, tôi thu được khoảng 35 triệu đồng từ vụ trái chôm chôm, còn bưởi tháng nào bán cũng được từ 4-5 triệu đồng".
Vườn sầu riêng 4.000m2 của ông Tuân cũng bị thiệt hại 100% do nước mặn xâm nhập
Ông Tuân bên vườn sầu riêng bị thiệt hại do nước mặn gây ra
Ông Nguyễn Văn Tuân ngụ ở ấp Mỹ Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành) thì cho hay, 4.000m2 sầu riêng của ông cũng đã chết hết cây, không còn trái nào, ước tổng thiệt hại khoảng 120 triệu đồng. Nguyên nhân là nước mặn xâm nhập, không còn nước tưới.
Ông Tuân cho biết, sẽ cải tạo lại vườn sầu riêng để trồng bưởi trong thời gian tới
Vườn cây sầu riêng của ông Tuân bị thiệt hại 100%
Theo bà Hồ Thị Ngọc Cầm - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tân Phú, thống kê cho thấy, có khoảng 90% diện tích của hơn 2.000 ha đất nông nghiệp của xã trồng chôm chôm và sầu riêng bị thiệt hại do hạn mặn.
Rất nhiều diện tích sầu riêng ở xã Tân Phú bị thiệt hại
"Trong đó, chôm chôm giảm nặng năng suất, thương lái không mua, còn sầu siêng thì đỡ hơn, bán được từ 5.000 đồng/kg đối với cây không còn lá (do tác động của nước mặn - PV), những cây còn lá thì bán được với giá từ 10.000 - 35.000 đồng/kg (tuỳ cây có lá nhiều hay ít)" - bà Cầm nói.
Hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây cạn rặc, dân xuống mò cua bắt ốc kiếm sống qua ngày Được mệnh danh hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây-hồ nước ngọt Kênh Lấp ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre với trữ lượng 1 triệu m3 đang cạn trơ đáy, khiến cuộc sống của người dân trong khu vực gặp không ít khó khăn. Được đưa vào hoạt động tháng 8/2019, với sức chứa gần 1 triệu m3 nước, hồ nước ngọt...