Vì sao chúng ta vẫn cần thẻ SIM?
Xét về mặt kỹ thuật, sự tồn tại của thẻ SIM là không cần thiết, bởi chúng ta hoàn toàn có thể lưu các thông tin có trên SIM vào bên trong thiết bị di động của mình.
Khi điện thoại di động mới xuất hiện tại nước Mỹ, những chiếc điện thoại “cục gạch” thuở ban đầu luôn được bán cùng các gói dịch vụ của nhà mạng. Mức giá của các gói cước di động vào thời kỳ đó chắc chắn sẽ khiến bạn lắc đầu ngán ngẩm: hơn 5 USD (hơn 100.000 đồng) cho mỗi phút cuộc gọi! Nếu như bạn muốn thay thế chiếc điện thoại cũ (kể cả trong trường hợp bạn để mất điện thoại, điện thoại bị hỏng, hoặc đơn giản là bạn muốn nâng cấp), bạn sẽ phải tìm đến các nhà mạng và yêu cầu họ cập nhật thông tin tài khoản của bạn để “trỏ” tài khoản này sang một mã thiết bị mới.
Mỗi chiếc điện thoại di động vào thời kỳ đó đều có một mã định danh riêng, do đó quá trình nâng cấp điện thoại bằng cách… cập nhật thông tin của người dùng thực tế lại khá dễ dàng. Tuy vậy, bạn vẫn sẽ phải chịu đựng sự bất tiện, phải chấp nhận bỏ thời gian đến văn phòng của các nhà mạng và chịu đựng bất kỳ thủ tục khó chịu nào mà họ đưa ra.
Sau đó, chuẩn mạng GSM ra đời và trở nên phổ biến. Các mạng GSM chuyển sang sử dụng các con chip nhỏ có tên “module định danh người dùng” thay vì sử dụng mã định danh cho thiết bị như trước. Các “module định danh người dùng” (Subscriber Identity Module – SIM) có một lợi thế đặc biệt: chúng có thể được tháo ra khỏi chiếc điện thoại này và lắp vào chiếc điện thoại khác. Nhờ có mạch SIM, nhà mạng có thể chuyển hướng cuộc gọi vào số điện thoại của bạn, bất kể là bạn đang sử dụng “cục gạch” nào. Mạch SIM thực chất là “cánh cửa” từ điện thoại của bạn đến mạng di động. Sự ra đời của mạch SIM đã giúp cho cuộc cách mạng di động bùng nổ, gia tăng đáng kể số lượng điện thoại di động trên toàn cầu.
Về mặt kỹ thuật, thẻ SIM thực chất là một mạch tích hợp (IC) có mục đích lưu trữ thông tin IMSI (Số định danh Người dùng Di động Toàn cầu) một cách an toàn, bên cạnh số chìa khóa có mục đích xác định người dùng trên các thiết bị thông minh, bao gồm không chỉ có điện thoại mà cả tablet và máy tính.
Sự khác biệt về kích cỡ của các thế hệ thẻ SIM
Ban đầu, mạch SIM được coi là một phần quan trọng trong tiêu chuẩn “thẻ thông minh” – các mạch SIM ban đầu sẽ được tích hợp lên một chiếc thẻ có kích cỡ to bằng… thẻ tín dụng. Sau đó, thẻ SIM càng ngày càng được thu nhỏ kích cỡ, từ mini, micro đến nano – kích cỡ phổ biến nhất cho các loại smartphone cao cấp hiện tại. Bắt đầu được đông đảo người dùng biết đến kể từ khi chiếc iPhone 5 ra đời, thẻ SIM Nano chỉ có kích cỡ bằng móng tay của người dùng.
Chúng ta có còn cần thẻ SIM?
Trong suốt 20 năm qua, công nghệ di động nói riêng và ngành công nghệ nói chung đã tiến những bước dài. Điều này giúp tạo ra các giải pháp có thể thay thế thẻ SIM.
Tại thời điểm hiện tại, gần như tất cả các mạch SIM trong cuộc sống của chúng ta đều được chế tạo dưới dạng thẻ SIM và kết nối vào thiết bị thông qua khe SIM bên hông thiết bị. Trong khi khe gắn SIM có chi phí sản xuất rất thấp (có lẽ chỉ vài nghìn đồng), chúng sẽ gây ảnh hưởng tới độ dày và khả năng chống nước, chống bụi của thiết bị. Rõ ràng là phần diện tích dành cho khe gắn SIM có thể được dành cho một module khác (ví dụ như chip âm thanh cao cấp) hoặc loại bỏ hoàn toàn để giảm độ dày/to của thiết bị.
Điều này làm đặt ra câu hỏi: tại sao chúng ta không gắn luôn mạch SIM vào các thiết bị thông minh? Thực tế, nhờ có một tiêu chuẩn mới có tên Embedded Universal Integrated Circuit Card (eUICC – Thẻ Mạch Tích hợp Nhúng Đồng nhất), các nhà sản xuất hoàn toàn có thể “gắn” cứng số SIM vào điện thoại hay tablet của bạn.
Và ngay cả những chiếc smartphone và tablet bây giờ cũng được gắn mã định danh (ví dụ như IMEI). Chúng ta hoàn toàn có thể gắn mã SIM trên các chip đã có sẵn trên thiết bị. Điều này hiện đã trở thành hiện thực với các mẫu điện thoại di động sử dụng kết nối CDMA của các nhà mạng Verizon và Sprint (Mỹ).
Nhưng thẻ SIM vẫn là lựa chọn tuyệt vời nhất
Bất kể công nghệ có tiến xa đến đâu, con người vẫn sẽ luôn hướng trải nghiệm số của mình theo hướng càng tự do càng tốt. Nếu như những chiếc smartphone khóa mạng đã làm cho bạn khó chịu thì hiển nhiên những chiếc smartphone bị gắn liền với số SIM (không thể thay đổi được) sẽ càng làm người dùng khó chịu.
Video đang HOT
Chưa kể, trong “ thế giới phẳng” của thế kỷ 21, việc gắn mạch SIM vào điện thoại sẽ càng gây khó khăn cho người dùng khi đi du lịch tới nước ngoài. Lúc này, bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trả tiền cho các nhà mạng để mua các gói cước roaming siêu… đắt để sử dụng tại nước ngoài.
Cuối cùng, sự tồn tại của thẻ SIM vẫn là để đảm bảo cho quyền lợi của người dùng, rằng các thiết bị mà bạn đã bỏ tiền ra mua vẫn sẽ thực sự thuộc quyền sở hữu của bạn. Chưa kể, trong tương lai, các dự án nghiên cứu như Project Fi của Google sẽ giúp bạn có thể sở hữu một thẻ SIM tương thích với nhiều dịch vụ (đến từ các nhà mạng khác nhau) cùng lúc.
Bởi vậy nên dẫu rằng thế giới công nghệ mới không thực sự còn cần tới sự tồn tại của thẻ SIM, những gì mà sản phẩm công nghệ có tuổi đời hàng chục năm này mang lại vẫn còn mang ý nghĩa quan trọng đối với người dùng.
Theo Lê Hoàng/Vnreview
So sánh giao diện iOS 8.3 và iOS 9
Với loạt tính năng mới, hệ điều hành iOS 9 trên iPhone thay đổi cách hiển thị so với phiên bản trước, hướng đến trải nghiệm người dùng.
Sau khi giới thiệu nền tảng mới cho iPhone, iPad tại WWDC 2015, Apple đã chính thức phát hành iOS 9 cho các lập trình viên. Phiên bản này có một số thay đổi về giao diện so với iOS 8 (hình bên trái).
Recent apps
Mục quản lý các ứng dụng gần đây trên iOS 9 được thiết kế lại theo phong cách thẻ dọc, có nét tương đồng với Android Lollipop nhưng là thẻ ngang. Các phần mềm được xếp theo lớp, với icon xếp trên đầu thay vì đặt ở dưới như trước. Ngoài ra phần liên lạc gần đây cũng được lược bỏ.
Màn hình tìm kiếm
Kéo từ màn hình chính xuống, người dùng sẽ truy cập nhanh vào khu vực tìm kiếm. Trên iOS 9, Apple làm mới tính năng này để nâng cao khả năng tìm kiếm sâu, mở rộng nhiều lựa chọn. Ngoài ra còn xuất hiện mục Siri Suggestions.
Quản lý pin
Tính năng được người dùng iPhone mong chờ là tùy chọn tiết kiệm pin đã xuất hiện trên iOS 9. Khi kích hoạt Low Power Mode, thiết bị sẽ tối ưu hóa các thiết lập để kéo dài thời gian sử dụng năng lượng cho máy.
Ngoài ra, phần Battery Usage có thêm thống kê thời gian "on screen" cho từng tác vụ thay vì chỉ hiển thị % như trước.
Phần mềm chơi nhạc
Là một phần nằm trong dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Apple Music, ứng dụng chơi nhạc trên iOS 9 có giao diện thay đổi đáng kể. Ảnh bìa album được đẩy lên cao, trong khi đó các dòng chữ điều khiển được thay bằng các biểu tượng đơn giản.
Chế độ đọc trên Safari
Không nhắc đến trong sự kiện ra mắt nhưng trình duyệt web mặc định của iOS mới được Apple cải tiến với Reader mode. Tính năng mới hỗ trợ điều chỉnh phông chữ, chọn màu nền bên cạnh khả năng điều chỉnh kích thước phông từ iOS 8.
Camera
Ứng dụng chụp ảnh trên hệ điều hành mới điều chỉnh nhỏ về các nút điều khiển. Sự thay đổi đáng kể nằm trong mụcSettings> Photos & Camera, nơi cho phép người dùng chọn chế độ quay HD 30 khung hình/giây, Full HD 30 khung hình/giây hay Full HD 60 khung hình/giây.
Notes và bàn phím
Ứng dụng ghi chú Notes cũng nằm trong đợt nâng cấp cùng iOS 9. Phần mềm mới cho phép chèn ảnh dễ dàng, lên danh sách và vẽ phác thảo, khá giống với các tính năng trên ứng dụng Evernote.
Tại đây bạn cũng thấy sự khác biệt đến từ bàn phím, các nút bấm không còn mặc định là chữ viết hoa mà sẽ thay đổi tương ứng.
Danh bạ
Một thay đổi nhỏ là ứng dụng danh bạ không chỉ hiển thị My Number với số điện thoại của bạn mà sẽ có kèm ảnh đại diện. Tuy nhiên chức năng không có gì mới.
Notifications Controls
Trên iOS 9, Apple cho phép người dùng quản lý thông báo tốt hơn bằng cách nhóm các ứng dụng lại với nhau nhờ mục Group By App.
Menu mới trong General
Khi truy cập vào Settings> General, người dùng sẽ thay hai tùy chọn mới là Search và CarPlay để thay đổi tương ứng cho mục tìm kiếm và quản lý các kết nối trên ôtô.
Wallet & Apple Pay
Ứng dụng Passbook từ iOS 9 sẽ đổi tên thành Wallet, cho phép lưu thông tin không chỉ của thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ mà còn gồm thẻ thành viên. Apple cũng gộp thiết lập này với dịch vụ thanh toán di động Apple Pay.
Quản lý SIM
Một thay đổi đáng ngạc nhiên là Apple đã hỗ trợ quản lý thẻ SIM trong mục Settings> Cellular, cho phép người dùng thiết lập hay gỡ bỏ mã PIN. Ngoài ra mục SIM Application sẽ cho phép người dùng truy cập nhanh đến các dịch vụ cài đặt sẵn của nhà mạng.
Đình Nam
Ảnh: PhoneArena
Theo VNE
Dịch vụ mới của Google khiến nhà mạng 'khóc thét' Gã khổng lồ tìm kiếm vừa ra mắt một dịch vụ mới có tên Project Fi, cho phép chuyển đổi dễ dàng giữa mạng di động với mạng Wi-Fi. Với động thái này, Google thể hiện rõ tham vọng muốn trở thành một "nhà mạng không dây". Hiện tại, dịch vụ này mới chỉ khai trương tại Mỹ, song chắc chắn, nó sẽ...