Vì sao Chùa Nghệ sĩ thay bảng hiệu “Nghĩa trang Nghệ sĩ” rồi lại gỡ xuống?
Trao đổi với Dân trí, NSƯT Trịnh Kim Chi bác bỏ tin đồn tháo dỡ Chùa Nghệ sĩ.
Những ngày qua, thông tin Chùa Nghệ sĩ (Nhựt Quang Tự) đổi tên thành Nghĩa trang Nghệ sĩ đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng bởi đây là nơi an nghỉ của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Năm Châu, NSND Phùng Há, NSƯT Bửu Truyện, nghệ sĩ Út Trà Ôn, Thanh Nga…
Không ít nghệ sĩ và khán giả bày tỏ sự lo lắng và tiếc nuối khi một nơi mang nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử đứng trước nguy cơ bị thay đổi, lãng quên. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội, bảng hiệu “Nghĩa trang Nghệ sĩ” được treo trên cổng Chùa Nghệ sĩ đã bị gỡ xuống.
Tấm bảng “Nghĩa trang nghệ sĩ” gây nhiều tranh cãi (Ảnh: Mộc Khải).
Sáng 21/6, PV Dân trí có mặt tại Chùa Nghệ sĩ, ghi nhận cổng chùa đã khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Theo chia sẻ của những người dân gần đó, tấm bảng “Nghĩa trang Nghệ sĩ” được treo lên vào ngày 18/6, đến ngày 20/6 thì dỡ xuống.
Sáng 21/6, PV Dân trí ghi nhận cổng chùa đã khôi phục như ban đầu (Ảnh: Mộc Khải).
Một người dân cho biết Chùa Nghệ sĩ là nơi an nghỉ của các nghệ sĩ. Trước đây, nhiều người vẫn thường lui tới thắp hương. Tuy nhiên, từ thời điểm Covid-19 bùng phát, ít người đến viếng.
Cũng theo người dân, nơi đây có một số sư thầy sinh sống từ thời nghệ sĩ Phùng Há và thời “ông bầu” Xuân. Cổng chính được mở vào các ngày rằm và mùng 1. Cổng phụ được mở xuyên suốt các ngày trong tuần (đóng cửa ban đêm).
Cảnh quan bên trong Chùa Nghệ sĩ (Ảnh: Mộc Khải).
Video đang HOT
Đây là nơi an nghỉ của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có NSND Phùng Há (Ảnh: Mộc Khải).
Trao đổi với Dân trí, NSƯT Trịnh Kim Chi, Phó chủ tịch Hội sân khấu TPHCM, cho biết: “Từ xưa đến nay, mọi người đã biết đến Nhựt Quang Tự là Chùa Nghệ sĩ. Tuy đây thực chất là nghĩa trang nghệ sĩ nhưng dù sao Chùa Nghệ sĩ vẫn là một nét văn hóa lâu đời. Việc thay đổi bảng hiệu Chùa Nghệ sĩ thành Nghĩa trang Nghệ sĩ là chưa chính xác vì thiếu nội dung, lẽ ra phải đề cả “chùa” và “nghĩa trang”. Vì thế, Hội sân khấu TPHCM quyết định khôi phục lại tên cũ trước khi sửa đổi”.
Nghệ sĩ Trịnh Kim Chi cũng bác bỏ thông tin các sư thầy trong Chùa Nghệ sĩ bị “đuổi” ra ngoài, việc thắp hương và cúng kiếng bị buộc dừng. Cô cho biết Chùa Nghệ sĩ đang được tu sửa nhằm đảm bảo mỹ quan, tạo không gian thăm viếng sạch đẹp cho những người lui tới, thể hiện sự trân trọng đối với đóng góp của các nghệ sĩ.
Nữ nghệ sĩ tiết lộ sáng ngày 20/6, ban lãnh đạo của Hội Sân khấu TPHCM gồm cô, Chủ tịch Trần Ngọc Giàu và Phó chủ tịch Tôn Thất Cần đã xuống tận Chùa Nghệ sĩ để xem xét tình hình. Trong ngày 23/6, Hội Sân khấu TPHCM sẽ có cuộc họp chính thức để thông tin về vấn đề này.
Cổng phụ ghi “Chùa và Nghĩa trang Nghệ sĩ” (Ảnh: Mộc Khải).
Chùa Nghệ sĩ tọa lạc tại địa chỉ 116/6 Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp, TPHCM. Theo một số tư liệu, năm 1958, nghệ sĩ Phùng Há được Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế tài trợ mua đất làm nơi yên nghỉ cho các nghệ sĩ cải lương. Tuy nhiên, sau khi mua xong, mảnh đất 6.080 m2 này lại bỏ không gần 10 năm vì không có tiền xây chùa.
Năm 1969, bầu Năm Công (Lê Minh Công) xin nghệ sĩ Phùng Há cho dựng am để tu hành. Năm 1970, sau khi am hoàn thành, “bầu” Năm Công quyết định bán vì không còn tiền trả nợ. “Bầu” Xuân (gánh Dạ Lý Hương) mua lại am với giá gần 100 cây vàng. Từ đó, am được xây thành chùa và trở thành nơi an táng của nhiều nghệ sĩ và thân nhân.
Nghĩa trang nhiều nghệ sĩ lớn vắng vẻ, người chăm mộ bị động kinh, nhặt ve chai kiếm sống
"Ban ngày tôi quét dọn, trông coi nghĩa trang, còn ban đêm thì đi lượm ve chai để kiếm sống qua ngày" - người chăm nghĩa trang nói.
Mới đây, trên kênh Vlog TV886 đã đăng tải một clip quay lại cảnh ghé thăm nghĩa trang nghệ sĩ tại Chùa Nghệ Sĩ (còn có tên Nhựt Quang Tự, Phật Quang Tự), nằm ở số 116/6 đường Thống Nhất, phường 11, Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
Tại nghĩa trang là nơi an nghỉ của nhiều nghệ sĩ, soạn giả nổi tiếng, chủ yếu trong giới sân khấu cải lương như Phùng Há, Út Trà Ôn, Năm Châu, Hoa Phượng, Thanh Nga...
Mộ NSND Phùng Há
Ngoài ra, cũng có nhiều mộ của nghệ sĩ ít nổi tiếng hơn. Tất cả các ngôi mộ đều nằm trong một không gian yên tĩnh, vắng vẻ.
Nghĩa trang nghệ sĩ vốn không xa lạ với khán giả vì rất nhiều nghệ sĩ từng ghé thăm nơi đây và quay clip đăng tải. Tuy nhiên, kênh VLog TV886 đã lần đầu giới thiệu đến khán giả người đàn ông vô danh đã trông nom nghĩa trang được nhiều năm. Ông tâm sự:
"Tôi đã từng tham gia vào ngành sân khấu nhưng chỉ vì yêu thích. Tôi cũng không được hát chính, chỉ được vào vai lính kéo màn cho các nghệ sĩ nổi tiếng. Hầu như tôi không bao giờ được hát chung với họ.
Ở thời của tôi, việc đi hát rất khó khăn, để đứng được trên sân khấu phải là ngôi sao lớn, được tuyển chọn, lăng xê. Tôi vì đam mê mà đi theo cải lương, gia đình cũng đồng ý vì cải lương ngày đó là đỉnh cao, rực rỡ lắm.
Mộ Thanh Nga vắng vẻ khi không có người tới thăm
Tôi là người chăm sóc tất cả các ngôi mộ nghệ sĩ ở nơi đây. Trước đây còn một người khác nhưng giờ đã mất. Tôi sống luôn tại Chùa Nghệ Sĩ này, từ rất lâu rồi.
Trước đó, tôi quê ở Long An, lên Sài Gòn làm nghề bán vé số. Tới năm 2003 có một bầu show bảo tôi vào Chùa Nghệ Sĩ này tiếp quản việc trông coi nghĩa trang, coi như làm công quả".
Về cuộc sống hiện tại, người chăm nom nghĩa trang nói: " Tôi ăn cơm trong chùa thôi chứ không có lương lậu hay tiền bạc gì, chăm sóc các ngôi mộ không công.
Ai vào thăm chùa có nhờ tôi dẫn đi thăm mộ các nghệ sĩ thì tôi dẫn rồi họ cho đồng nào hay đồng ấy. Ban ngày tôi quét dọn, trông coi nghĩa trang, còn ban đêm thì đi lượm ve chai để kiếm sống qua ngày.
Tôi làm như vậy vì thời trẻ vốn rất yêu mến các nghệ sĩ nhưng không được hát chung cùng họ. Vì vậy nên tôi chọn cuối đời ở lại nơi đây để chăm sóc cho những người mình từng yêu quý.
Người chăm phần mộ cho các nghệ sĩ và gian nhà cũ
Sức khỏe của tôi khá yếu nên nói khó nghe. Tôi bị động kinh, giờ đỡ một chút rồi. Nhưng tôi vẫn nhớ được một vài câu vọng cổ để hát.
Những nghệ sĩ nằm lại nơi đây đều từng có một quá khứ vàng son. Khi họ còn sống, không dễ gì được gặp họ. Thời đó, họ là ngôi sao nổi tiếng, tôi cũng đâu được gặp họ.
Vì thế nên tôi chọn việc chăm nom nghĩa trang này để được ở bên các nghệ sĩ".
Tiếp đó, ông dẫn khán giả đi xem căn nhà của mình trong nghĩa trang. Ai cũng xót xa khi thấy đó chỉ là một gian phòng rộng chưa đến 10 mét vuông, ụp xụp và cũ nát.
Cả gian phòng chỉ có một tấm đệm nhỏ và một chiếc quạt, ngoài ra không có đồ đạc giá trị nào, chỉ chất đầy đồ ve chai, tất cả đều bừa bộn, tối tăm và cũ kỹ. Một khán giả bình luận: "Ăn trộm mà vào đây cũng không biết lấy gì".
Sau khi xem xong clip, nhiều khán giả tỏ ra xúc động và xót xa cho số phận của người chăm nghĩa trang cũng như ánh hào quang đã tắt của nhiều nghệ sĩ từng một thời nổi tiếng nay nằm lại nơi đây.
Khi không có người thăm, nghĩ trang nghệ sĩ rất vắng, đến mộ của Thanh Nga cũng hiu quạnh. Các ngôi mộ nghệ sĩ khác cũng như vậy.
NSƯT xác nhận thông tin nóng về 'biến' của Chùa Nghệ Sĩ, Chế Thanh ngậm ngùi nói 1 câu đầy chua xót Việc Chùa Nghệ Sĩ bị đổi tên khiến ai nấy không khỏi lo lắng về số phận của nơi an nghỉ của nhiều nghệ sĩ của thế hệ trước. Vào ngày 18/6, biển tên Chùa Nghệ sĩ ở Gò Vấp, TP.HCM đã bị thay thế bằng tấm biển với tên gọi Nghĩa trang Nghệ sĩ cùng với tên Hội sân khấu TP HCM....