Vì sao chưa có kinh nguyệt sau khi dừng uống thuốc tránh thai?
Tại sao mình đã dừng uống thuốc tránh thai đã hơn 1 tháng nay mà nguyệt san vẫn biệt tăm biệt tích thế?
1. Mình mới lập gia đình và cả 2 vợ chồng đều chưa muốn có em bé ngay. Vì thế nên mình đã lựa chọn biện pháp tránh thai là uống thuốc tránh thai hàng ngày.
Uống thuốc tránh thai được 6 tháng thì trước sự giục giã của gia đình nội ngoại nên chúng mình quyết định dừng uống thuốc với hy vọng có em bé. Tuy nhiên điều làm mình lo lắng là mình đã dừng uống thuốc tránh thai hơn 1 tháng nay mà nguyệt san vẫn biệt tăm biệt tích, đến hẹn không lên? Điều này khác hẳn với trước kia, mình luôn có chu kỳ nguyệt san đều đặn. Liệu mình có gặp vấn đề gì không hay mình đang mang thai rồi mà không biết? (Hải Liên, HN)
Trả lời:
Hải Liên thân mến!
Nếu như chu kỳ nguyệt san của bạn bị chậm sau hơn 1 tháng không sử dụng thuốc tránh thai thì có thể bạn đang mang bầu. Bởi vì ngay cả khi vừa tránh thai xong mà lần quan hệ tiếp bạn không áp dụng biện pháp tránh thai nào thì vẫn có thể có thai.
Do đó, nếu sau khi quyết định không tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai nữa và bạn cũng chưa thấy chu kỳ nguyệt san đầu tiên xuất hiện thì bạn nên tiến hành một thử nghiệm để biết liệu bạn có đang mang thai hay không. Nếu áp dụng que thử thai lúc này và nó cho kết quả “không có thai” lặp đi lặp lại trong 1 tuần hoặc lâu hơn thì thường điều này có nghĩa là bạn không có thai.
Song cũng vẫn là bình thường nếu sau khi bạn ngừng uống thuốc tránh thai 2-3 tháng mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện trở lại bạn ạ cho dù bạn đang không mang bầu. Bởi vì hiện tượng kinh nguyệt bị chậm trễ sau khi dừng thuốc tránh thai là khá phổ biến vì những lý do sau:
Video đang HOT
-Thuốc tránh thai kết hợp hàng ngày có chứa cả estrogen và progesterone. Điều này giúp ngăn chặn sự rụng trứng bằng cách duy trì mức hormone kích thích tố. Bằng biện pháp này, chúng sẽ ngăn chặn một cô nàng trứng phát triển, hoặc đang được rơi rụng trong những ngày rụng trứng. Khi ấy, thời kỳ kinh nguyệt vẫn như bình thường nhưng do bị giảm đột ngột hàm lượng hoóc môn trong thời gian rụng trứng nên các phụ nữ sẽ không mang thai.
Do chu kỳ nguyệt san của họ được kiểm soát bởi những viên thuốc tránh thai nên các phụ nữ sẽ thường có chu kỳ nguyệt san đều đặn hơn so với trước khi không sử dụng thuốc.
- Khi bạn ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày hoàn toàn, mức hormone này sẽ bị giảm sút và ngừng hẳn. Cơ thể bạn sẽ bắt đầu sản xuất hormone riêng của mình và đôi khi nó có thể cần một thời gian để lấy lại nhịp điệu bình thường của nó.
Khi ấy cơ thể cũng đã có vài trăm ngàn trứng trong buồng trứng sẵn sàng để trưởng thành nhưng chúng có thể cần một số thời gian trước khi rụng trứng để tạo thành chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của bạn.
Do đó, phụ nữ sau khi ngừng uống thuốc tránh thai trung bình phải mất 1-3 tháng để bắt đầu rụng trứng một lần nữa. Đôi khi sự rụng trứng có thể xảy ra sớm hơn hoặc có thể mất thời gian lâu hơn.
Để nhận biết cơ hội đoán ngày rụng trứng sau khi ngừng uống thuốc tránh thai, bạn nên tiến hành những cách thức sau:
- Sử dụng một nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể và tạo ra một biểu đồ nhiệt độ
- Kiểm tra chất nhầy cổ tử cung để nhận biết các dấu hiệu của sự rụng trứng
- Mua bộ que thử rụng trứng
Nếu thời kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn biệt tăm hoặc vẫn không đều và bất thường trong vài tháng sau khi ngừng thuốc tránh thai, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn chưa bắt đầu rụng trứng thường xuyên.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không quay trở lại trong vòng 3 tháng hoặc nhiều hơn sau khi bạn ngừng uống thuốc tránh thai, bạn có thể phải đến gặp bác sĩ phụ khoa nhé!
Lê Nhi (Theo Ezinerticles)
3 điều cần biết khi dừng uống thuốc tránh thai hàng ngày
Quyết định dừng uống thuốc ngừa thai có thể được thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ thậm chí có thể dừng uống ở cuối chu kỳ để tạo ra một sự chuyển tiếp giúp bạn quay trở lại vòng kinh nguyệt một cách dễ dàng và tự nhiên hơn.
Điều 1
Trước hết, bạn cần quyết định thời điểm bạn muốn ngừng uống thuốc tránh thai. Nếu bạn dừng lại ở những viên thuốc cuối cùng trong vỉ thuốc, bạn sẽ có thời gian nguyệt san như ở thời điểm hiện tại.
Nếu bạn dừng uống thuốc ở giữa của chu kỳ nguyệt san sẽ gây ra một sự chảy máu bất chợt giữa chu kỳ. Nếu dừng uống thuốc vào cuối chu kỳ sẽ cho phép mức độ hormone cân bằng tự nhiên hơn (vì mức độ estrogen và progesterone thường thấp trong giai đoạn này).
Điều 2
Nếu bạn kết thúc việc uống thuốc bằng liều thuốc cuối cùng của bạn thì điều này là nguyên nhân khiến máu kinh nguyệt của bạn bị biến mất hoặc rút lui.
Nếu bạn không muốn mình có thể dễ dàng bị dính bầu ở thời điểm sau khi ngừng uống thuốc tránh thai, bạn phải sử dụng một hình thức tránh thai khác nhằm thay thế phương pháp uống thuốc ngừa thai trước đó ngay từ thời điểm này.
Điều 3
Bạn nên bắt đầu sử dụng một biểu đồ để đo độ dài chu kỳ nguyệt san hàng tháng của bạn. Nó có thể mất vài tháng để các hormone trong cơ thể điều tiết trở lại hoặc bạn có thể thấy chu kỳ nguyệt san của bạn thường xuyên ngay lập tức.
Đánh dấu ngày đầu tiên chảy máu nguyệt san của bạn và coi như đó là 1 ngày của chu kỳ. Sau đó xem xét số ngày trong chu kỳ của bạn. Khi bạn đã có một số chu kỳ ổn định thì hãy xem xem các ngày này có tương đối nhất quán không. Nếu số ngày kinh nguyệt của bạn đều đặn và nhịp nhàng thì tức là nhịp điệu hormone tự nhiên của bạn đã được tái lập.
Nếu chu kỳ của bạn vẫn không thường xuyên sau 2-3 tháng, bạn có thể phải đến thăm khám bác sĩ phụ khoa để được kiểm tra xem có sự mất cân bằng hormone nào không từ việc uống thuốc tránh thai trước đó nhé!
Theo VCTV
Tường tận từng giai đoạn của "nguyệt san" Ngày 14-15: Khả năng mang thai lớn. Tốt: Khả năng ân ái của bạn ở mức cao nhất trong mấy ngày quanh thời điểm rụng trứng. Không tốt: Cẩn thận khi chơi thể thao. Ngày 1-5: Những ngày "đèn đỏ" Tốt: Điều tồi tệ nhất của triệu chứng tiền kinh nguyệt đã qua. Lượng estrogen và progesterone giảm và một số triệu chứng,...