Vì sao châu Âu có thể miễn học phí bậc đại học ?
Nhiều nước như Đức, Pháp, Thụy Điển, Phần Lan miễn học phí các chương trình bậc đại học không chỉ cho người bản xứ mà còn cho sinh viên nước ngoài. Vì sao các quốc gia châu Âu làm được điều này?
Nhiều nước ở châu Âu miễn học phí đại học cho cả sinh viên bản xứ lẫn sinh viên nước ngoài – Ảnh: Reuters
Theo trang Business Insider hôm 25.6, trong bối cảnh nhiều người ở Mỹ đang kêu gọi ủng hộ bậc giáo dục đại học không thu học phí khi vẫn còn ít ý tưởng về việc thực hiện kế hoạch này như thế nào, thì các quốc gia châu Âu từ lâu đã tìm ra cách thực hiện.
Những nước như Đức, Pháp, Phần Lan… bù đắp chi phí khi cung cấp các chương trình bậc đại học miễn học phí bằng tiền từ các đối tượng nộp thuế. Châu Âu vốn có truyền thống áp mức thuế cao hơn so với Mỹ. Từ đó, họ có đủ khả năng cung cấp tiền cho các dịch vụ xã hội khác, trong đó có giáo dục.
Báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về thuế công bố năm nay cho biết thông tin về sự khác biệt giữa thu nhập trước thuế và sau thuế ở các nước.
Tỷ lệ khác biệt giữa thu nhập trước và sau thuế là đáp án cho câu hỏi liệu chính phủ một nước có thể thu được bao nhiêu tiền sau khi đánh thuế thu nhập lên lực lượng lao động của nước họ.
Theo đó, khác biệt giữa thu nhập trước và sau thuế của người lao động Mỹ là 31,5%. Trong khi đó, số liệu này ở Bỉ lên đến 55,6%, ở Đức là 49,3% và tại Pháp là 48,4%.
Một số nước châu Âu nổi tiếng với hệ thống giáo dục đại học miễn học phí như Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch lần lượt có khác biệt giữa thu nhập trước và sau thuế là 43,9%, 42,5% và 38,1%.
Video đang HOT
Ngoài ra, thông thường, cách thức tuyển sinh ở các nước châu Âu áp dụng miễn học phí đại học có một vài khác biệt về bản chất. Đơn cử, tỷ lệ tuyển sinh đại học ở những nước này thấp hơn so với nhiều quốc gia khác.
Mark Huelsman, nhà phân tích chính sách cao cấp tại Viện chính sách Demos (Mỹ), cho hay nước Đức có tỷ lệ sinh viên đại học thấp hơn nhiều so với Mỹ.
Báo cáo tuyển sinh đại học toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra rằng vào năm 2012, tỷ lệ tuyển sinh bậc đại học ở Mỹ là 94%. Trong khi đó, số liệu này ở Đan Mạch và Thụy Điển, lần lượt là 80% và 70%. Đức và Pháp có tỷ lệ thấp hơn với lần lượt chỉ là 62% và 58%.
Số liệu trên được tính bằng tỷ lệ số sinh viên được nhận vào đại học năm 2012 trên tổng sinh viên đã tốt nghiệp trong 5 năm liền trước.
Theo WB, định nghĩa bậc đại học bao gồm các trường đại học, cao đẳng, viện đào tạo kỹ thuật, trường cao đẳng cộng đồng, trường học điều dưỡng và các phòng thí nghiệm nghiên cứu.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
3 "thiên thần" bị cha giết chết vì không có tiền đóng học phí
Vì không muốn lãng phí tiền bạc cho các con đi học, một ông bố Pakistan đã nhẫn tâm ra tay sát hại 3 cô con gái xinh như thiên thần của mình.
Người cha đầy tội lỗi này tên là Irshad Ahmed. Ông ta bị cáo buộc đã giết chết 3 đứa con gái của mình, trong đó có một cặp sinh đôi Chashman và Aman (7 tuổi) và bé Fiza (5 tuổi) vào hôm 7/6.
Cặp sinh đôi Chashman và Aman (7 tuổi).
Bé Fiza 5 tuổi.
Irshad Ahmed lên kế hoạch từ trước cho việc làm của mình vì trước đó ông ta luôn giục người vợ Shabana Naz và đứa con trai duy nhất của ông đi tham dự đám cưới một người quen.
Lo lắng cho đứa con gái thứ tư mới lên 2 tuổi, cô Shabana đã đưa cả cậu con trai và đứa con gái út đi cùng.
Cô Shabana được một người hàng xóm báo tin về vụ việc. Thật đáng sợ khi cô trở về nhà thì phát hiện ra thi thể của 3 cô con gái nhỏ đang nằm bất động trên giường, chồng của cô đã biến mất.
Chân dung người cha đầy tội lỗi (Phải).
Shabana cho biết, chồng cô cho rằng những đứa con gái thật vô dụng, điều đó có nghĩa là gia đình sẽ chết đói khi gia đình phải nuôi những 4 đứa con gái.
"Tệ và kinh khủng hơn nữa khi việc giết chết 3 đứa trẻ được Irshad Ahmed đe dọa từ trước. Anh ta nói rằng &'Tôi không muốn cho chúng nó đi học nữa. Tôi không muốn lãng phí tiền học và cả tiền kết hôn cho bọn nó. Đứa con trai là hy vọng duy nhất cho tương lai của tôi. Một ngày nào đó tôi sẽ biến mất với 4 đứa con gái", người mẹ 35 tuổi nói với MailOnline.
Cô cũng cho biết thêm, chồng cô chưa bao giờ cho con gái một xu nào khi chúng đi học. Tất cả tiền học phí, đồng phục, các chi phí về sách vở đều được bố mẹ cô - ông bà ngoại của các bé chi trả.
Shabana cũng đã cố gắng nói với mọi người về lời đe dọa của Ahmed nhưng không một ai coi lời nói của cô là nghiêm túc. "Tất cả những người ở ngôi làng này đều là kẻ sát nhân vì bất cứ khi nào chồng tôi dọa giết chết các con, tôi luôn phàn nàn với mẹ chồng nhưng bà ấy chưa bao giờ quan tâm và luôn chỉ nói rằng &'chồng con nói đùa'", Shabana than thở.
Người dân tại đây thì cho rằng anh ta bị mắc chứng trầm cảm nên mới dẫn tới hành vi giết người. Tuy nhiên đây là hành động không thể tha thứ dù có bất kỳ lý do nào đối với một người cha.
Hiện tại, Shabana đã chuyển tới sống ở nhà cha mẹ đẻ ở Elahiabad Faisalabad để được an toàn hơn. Vì cô không thể tin tưởng bất cứ ai trong khu làng này. Cô cũng đang kêu gọi chồng mình hãy tự treo cổ "Tôi muốn một sự trừng phạt tương tự đối với anh ta vì những gì anh ta đã làm. Sẽ thật tồi tệ nếu cả đứa con gái út của tôi cũng qua đời.".
Cảnh sát Punjab đang tiến hành truy nã Ahmed về tội giết người.
Trước đó, vào năm 2013, Umar Zaib, 28 tuổi, bị bắt vì đã dìm chết đứa con gái 18 tháng tuổi vì ông muốn có một đứa con trai để thay thế.
VŨ NGA (Theo Dailymai)
Theo DSPL
Học phí đắt đỏ của con em nhà sao Hoa ngữ Các ngôi sao không tiếc tiền bạc tỷ lo chuyện học hành cho người thân. Con gái Huỳnh Lỗi dù còn nhỏ đã được cha mẹ đầu tư 130.000 NDT/năm (gần 500 triệu đồng) theo học tại trường Tư thục Bắc Kinh (Trung Quốc). Trường này thành lập từ năm 1993 và có hệ thống giảng dạy đắt giá nhất nhì Đại lục,...