Vì sao cha mẹ nên dạy con phản kháng khi bị bắt nạt?
Cha mẹ dù rất nghiêm khắc nhưng vẫn sẽ ủng hộ con phản kháng lại những kẻ bắt nạt.
Đề cập đến nạn bạo lực học đường, Glory – Vinh quang trong thù hận – là câu chuyện đầy nước mắt về nữ chính Moon Dong Eun.
Khi còn là học sinh, Dong Eun bị bạn học bắt nạt dã man, để lại trên thân thể và tâm trí em những vết sẹo không bao giờ lành. Có lúc tận cùng bi thương, cô bé đã nghĩ đến việc kết thúc cuộc đời bên dòng sông Hàn.
Nhà trường cần nghiêm khắc cảnh cáo, kỷ luật đối với những hành vi bắt nạt, bạo lực trong môi trường giáo dục. Ảnh minh họa
Lớn lên, Dong Eun luôn ám ảnh và khao khát trả thù những người đã bắt nạt mình, từ nhóm bạn học đến các giáo viên dung túng đám học sinh nhà giàu lộng hành. Phim quy tụ dàn ngôi sao đình đám của Hàn Quốc, Song Hye Kyo đảm nhận vai nữ chính lúc trưởng thành. Do đó không khó hiểu khi bộ phim gây sốt ngay từ tập đầu phát sóng.
Trở lại câu chuyện của mình, tôi cũng từng bị bắt nạt, chế giễu khi còn nhỏ vì khác biệt với số đông. Tuy đồng cảm với Dong Eun nhưng thú thực tôi thực sự ghét cách nữ chính trả thù.
Nhớ hồi lớp 3, tôi học thêm toán của một thầy giáo rất giỏi, ở TP Vinh ai cũng tự hào khi có con theo học giáo viên này. Thầy giỏi và nổi tiếng nghiêm khắc. Trong một lần chữa bài tập, tôi xung phong giải bài toán bằng cách khác ngắn hơn 1/2 cách của thầy. Kết quả là tôi nhận ngay cái tát như trời giáng trước khi bị đuổi học.
Mẹ tôi biết chuyện liền nhờ vợ thầy tác động để tôi tiếp tục được theo học. “Dù thầy có nói gì thì con cũng phải xin lỗi. Mục đích gặp thầy là để xin cho con đi học lại, con nhớ chưa?”, mẹ tôi dặn dò.
Tôi đến nhà thầy với tâm thế mình không có lỗi nên ngồi im trong lúc mẹ nói chuyện. Không rõ hai người nói những gì, chỉ biết bà đã thực sự nổi khùng khi vị thầy giáo liên tục miệt thị con mình. “Con tôi không ngu, thầy mới là người ngu khi nói một đứa trẻ như thế”, bà tức giận kéo tôi về.
Sau lần đó, tôi theo học lớp toán của các giáo viên khác và tất nhiên họ chưa bao giờ nhục mạ tôi như vậy. Thậm chí, nhiều lần tôi được các thầy khen vì có cách giải khác ngắn gọn hơn cách của thầy.
Lớn hơn chút, tôi thường xuyên bị cậu con trai cùng xóm, hơn tuổi trêu chọc. Một lần nọ, cậu ta xô tôi suýt chút nữa thì ngã xuống ao. Tôi điên máu nhổ luôn cây tre gần đó đánh trả. Cậu em trai lập tức chạy đến bênh anh, em gái tôi cũng vội vã lao tới bảo vệ chị. Chắc do chị em tôi phản kháng dữ quá, hai anh em họ cuối cùng chạy mất dép.
Chúng tôi không mách với bố mẹ vì nghĩ đó là chuyện trẻ con. Thế nhưng, mẹ cậu bạn hàng xóm đã tìm gặp mẹ tôi để “tố cáo” mọi chuyện. Nghe xong, bà chỉ nhẹ nhàng cười: “Hai con trai chị, một đứa lớp 5, một đứa lớp 3, đều lớn hơn hai đứa con gái nhà tôi. Chị nhìn thử coi, hai đứa con chị to cao, còn chị em nó bé tẹo thế kia thì gây sự được với ai? Chuyện này ai đúng ai sai chị tự nhận thức được”.
Mẹ tôi nổi tiếng hiền lành, thương người và vô cùng nhẫn nhịn ở Vinh – nơi mà người ta bảo thủ sống với rất nhiều thành kiến. Nhưng khi cần phản kháng để bảo vệ con mình, bà như thành người khác, mạnh mẽ và dũng cảm. Bởi thời đó con cái của những gia đình tri thức phải có tiếng là ngoan ngoãn, không bao giờ được “vượt rào” hay có điều tiếng bên ngoài. Thậm chí, nếu bị hàng xóm phàn nàn, bố mẹ có thể lôi con ra “tẩn” ngay mà chưa cần biết đúng sai.
Tôi hiểu, dù bố mẹ rất nghiêm khắc nhưng vẫn sẽ ủng hộ con phản kháng lại kẻ bắt nạt.
Chuyện bắt nạt học đường tưởng nhỏ nhưng hẳn không phải là nhỏ. Đầu tiên có thể chỉ là những lời nói, hành động nho nhỏ nhưng nếu nạn nhân không phản kháng thì nó sẽ biến thành bạo lực. Người bị bắt nạt nhiều năm sinh ra tâm lý ức chế, tiêu cực, chán ghét hay thậm chí hận thù với bạn bè, thầy cô, gia đình và cả xã hội.
Chẳng hạn như hồi xưa, nếu mẹ không phản kháng thì tôi có thể sẽ trở thành đứa trẻ lầm lì, ít nói, thù hận hoặc kiểu người chấp nhận, sống cam chịu. Thế nhưng mẹ hiểu và đồng ý với ứng xử của tôi, thậm chí cùng con phản kháng lại bất công để giữ cho sự trong sáng, yên bình.
Video đang HOT
Hết cấp 1, tôi học cấp 2 trường năng khiếu rồi theo học chuyên toán Trường THPT Chuyên ĐH Vinh. Rời ghế phổ thông, tôi trở thành sinh viên Ngoại thương và nhận học bổng 100% từ ĐH Quốc gia Singapore. Tôi luôn có thành tích học tập tốt mà không cần đến ông thầy bạo lực, vô lý năm nào. Tôi cũng chẳng cần chấp nhận cho người khác đánh, véo má, chê bai ngoại hình của mình để được tiếng con ngoan, trò giỏi.
Tôi sống là chính mình và phát triển lành mạnh
Sau này, tôi vẫn gặp lại hai anh em nhà hàng xóm bắt nạt mình hồi nhỏ. Họ không còn nhớ gì, mình cũng quên hết ký ức không vui vì hành động bắt nạt được dừng lại đúng lúc. Mọi người đều vui vẻ khi gặp lại nhau. Thậm chí cậu bạn còn nửa đùa nửa thật bảo: “Ước gì bố mẹ nghiêm khắc với anh hơn. Nếu thế thì có lẽ anh đã bớt lông bông và học hành tử tế như em”.
Giống như mẹ, khi có con và nuôi dạy con gái, tôi ngầm ủng hộ Emily tự phản kháng trong những trường hợp an toàn để bảo vệ bản thân. Ở hệ thống trường học của mình, tôi cũng khuyến khích học sinh có động thái tương tự trước những hành vi bắt nạt.
Chúng tôi hướng học sinh tiếp cận vấn đề theo hai chiều, không chỉ trừng phạt kẻ bắt nạt mà còn hướng dẫn các em cách phản kháng và tránh bị bắt nạt.
Ví dụ, trong tình huống bị bắt nạt, học sinh hãy phản kháng an toàn bằng việc nói “Tôi không thích bạn làm điều đó”, “Bạn phải dừng lại, tránh xa tôi ra”, “Tôi không muốn làm điều này nhưng nếu bạn tiếp tục tôi sẽ phản kháng”.
Chiều thứ hai là đào tạo giải thích để cô và trò tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của nhau, yêu thương lẫn nhau.
Gia đình, nhà trường cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến con em mình, cần nghiêm khắc cảnh cáo, kỷ luật đối với những hành vi bắt nạt, bạo lực trong môi trường giáo dục.
Có thế kẻ bắt nạt mới kịp thời thức tỉnh để không có những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật.
Có thế người bị bắt nạt mới không ấm ức, hận thù hay thu mình trở thành kẻ cam chịu, hèn nhát.
Và có thế trên đời thực này mới không có những bộ phim như Glory hay những vụ bạo lực học đường rúng động dư luận thời gian qua.
Những bà mẹ kiếm tiền từ con đau ốm: Hành vi bóc lột hay tìm nơi san sẻ?
Tài khoản của Kyla Thomson là một trong những tài khoản lớn nhất trong thế giới #medicoms trên TikTok -nơi các bà mẹ có con khuyết tật và bệnh mãn tính chia sẻ hành trình làm cha mẹ của họ.
Khi Bella chào đời vào năm 2013, cô bé "làm bạn" với giường bệnh trong suốt 2 năm đầu đời vì chứng bệnh bệnh lùn hiếm gặp, bệnh đường ruột và bệnh tự miễn (bệnh xảy ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên).
Kyla Thomson, mẹ của Bella, bắt đầu lưu lại những hình ảnh của con gái nhỏ tội nghiệp và liên tục viết những dòng chia sẻ lên trang blog cá nhân như một cách để cập nhật thông tin về tình hình của Bella cho các thành viên khác trong gia đình.
Khi Bella lớn lên và thay đổi, xu hướng mạng xã hội cũng đổi thay. Kyla chuyển các cập nhật của mình từ blog sang Facebook và cả Instagram, cuối cùng "cập bến" ở TikTok, nơi cô thu hút được 5,7 triệu người theo dõi.
Cư dân mạng xem Bella và Kyla khiêu vũ, đùa giỡn và theo dõi quá trình Bella nằm viện điều trị bệnh, đi xe cấp cứu và thậm chí cả "nghi thức" tiêm thuốc vào tĩnh mạch hàng đêm.
Kiếm tiền từ chính đứa con đang đau ốm?
Tài khoản của Kyla Thomson là một trong những tài khoản lớn nhất trong thế giới #medicoms, một góc của TikTok nơi các bà mẹ có con khuyết tật và bệnh mãn tính chia sẻ hành trình làm cha mẹ của họ.
Trong đó có một đứa trẻ bị xơ nang khó thở, một đứa trẻ sinh non được phẫu thuật mở khí quản và cả một bà mẹ nhảy theo một bài hát đang thịnh hành trong khi những dòng chú thích nổi bật hiện lên giải thích về tình trạng khuyết tật của em bé.
Các bậc cha mẹ sở hữu những tài khoản này cho biết họ đang chia sẻ nội dung để nâng cao nhận thức về thực tế khuyết tật, chống lại sự kỳ thị của xã hội và thúc đẩy phát triển một cộng đồng cho những người khác cùng hoàn cảnh như họ.
2 mẹ con Kyla Thomson (40 tuổi) và Bella (9 tuổi) sống ở Canada, nơi họ không có quyền được hưởng quỹ người sáng tạo TikTok - một quỹ trả tiền cho người sáng tạo nội dung trên TikTok để có lượt xem.
Ảnh minh họa.
Thay vào đó, Kyla kiếm được tiền từ tài khoản của mình bằng cách đăng bài quảng cáo cho các đối tác có thương hiệu và thông qua những món hàng hóa có biểu tượng Bella BRAVE.
Kyla Thomson cho biết Bella hiện đang ở độ tuổi mà hai mẹ con có thể thảo luận về những gì họ đăng tải trên mạng xã hội và họ sẽ được hưởng những lợi nhuận gì từ các bài đăng có thương hiệu. (Canada, giống như Mỹ, không có luật bảo vệ thu nhập của những đứa trẻ có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội).
Kyla cho biết cô đã xin phép Bella trước khi chụp ảnh hoặc quay video. Bà mẹ này nói: "Bella và tôi thường có thảo luận rõ ràng, chẳng hạn: "Số tiền kiếm được sau quảng cáo này sẽ chuyển vào khoản tiết kiệm của con để học đại học" hoặc "Điều này sẽ giúp ích cho đợt điều trị sắp tới của con". Kyla khẳng định: "Con bé đã 9 tuổi. Con hoàn toàn hiểu điều đó".
Mặc dù Kyla và Bella nổi tiếng trên TikTok vì bắt kịp xu hướng và thực hiện những bước nhảy vui vẻ, nhưng xen kẽ với chúng là những video nghiêm túc hơn, chẳng hạn như video mô tả chi tiết ca cấy ghép ruột bị hủy bỏ.
Bella được nhìn thấy với vẻ mặt vui mừng, với Kyla cười toe toét ở phía sau. Trong video tiếp theo, Kyla nói chuyện với Bella về ca cấy ghép bị hủy bỏ, Bella nói rằng việc đi máy bay đến bệnh viện khiến cô bé cảm thấy mệt mỏi và cô bé không hề lo lắng về ca phẫu thuật bởi vì "nó cũng giống như mọi ca phẫu thuật khác mà con từng trải qua - thuốc ngủ rồi không còn nhớ gì".
Khi chia sẻ câu chuyện của Bella, Kyla cho biết cô hy vọng sẽ nâng cao nhận thức về căn bệnh của Bella đồng thời bảo vệ con gái mình trong thế giới thực.
"Tôi thực sự muốn bảo vệ con bé bằng cách chia sẻ trực tuyến để mọi người có thể hiểu câu chuyện của con trước khi họ gặp con", Kyla nói. "Và sau đó con bé sẽ không phải đối mặt với quá nhiều câu hỏi".
Kyla không lo lắng rằng Bella sẽ đến độ tuổi mà cô bé không hài lòng với lịch sử điều trị y tế của mình được chia sẻ rộng rãi và chi tiết trên mạng.
Hành vi bóc lột hay tìm nơi san sẻ?
Đối với trường hợp của hai mẹ con Kyla và nhiều người mẹ có con mắc bệnh hiểm ngheo khác, trong khi một số người nhìn thấy sự trao quyền cho những đứa trẻ trong việc chia sẻ thông tin cá nhân và cuộc sống riêng tư của chúng trên mạng xã hội, thì một số nhà sáng tạo nội dung khác lại thấy ở đó "sự bóc lột".
Cam, một người sáng tạo TikTok bị bệnh mãn tính có tên softscorpio, hiểu rằng thông tin y tế của con được phụ huynh đăng trực tuyến sẽ như thế nào. Chính Cam là người đã đứng ra làm nhân chứng vào tháng 2 đầu năm nay để ủng hộ dự luật của tiểu bang Washington nhằm bảo vệ nhiều hơn cho những đứa trẻ có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Ảnh minh họa.
Cam cho biết mẹ cô từng đăng hàng ngàn bài đăng trên Facebook, bao gồm cả những bức ảnh Cam đeo nẹp cổ ngay sau một tai nạn xe hơi hoặc những mô tả về việc cô chuẩn bị cho cuộc nội soi sắp tới. Những bài đăng chi tiết mà Cam cho là xâm phạm quyền riêng tư của bản thân cô và điều đó rất đáng lo ngại.
Cam nghĩ một phần của sự mất kết nối có thể là do cha mẹ khỏe mạnh không trải qua những điều mà một người khuyết tật hoặc mắc bệnh mãn tính phải trải qua. Họ chỉ chứng kiến điều đó. Và mặc dù cô hiểu sự cần thiết phải nâng cao nhận thức, nhưng Cam không thích ý tưởng rằng nên lấy một đứa trẻ ra làm ví dụ cụ thể cho việc đó.
Cô nói: "Tôi không cảm thấy như thể bạn cần phải đăng ảnh con mình vào những thời điểm dễ bị tổn thương nhất của chúng. Thay vào đó, cha mẹ có thể chia sẻ sự thật về các triệu chứng và tỷ lệ mắc bệnh, không để lại ảnh và video về con cái họ".
Katriel Nopoulos, một người sáng tạo nội dung (34 tuổi) với 118.000 người theo dõi TikTok bằng thứ ngôn ngữ ký hiệu (có phiên dịch), cho biết nhận thức có thể đến từ những tài khoản TikTok này là không đáng giá: quyền riêng tư của trẻ khuyết tật.
Nopoulos nói: "Là một đứa trẻ khuyết tật, tôi luôn chịu tổn thương về tâm lý. Cơ thể tôi luôn bị người lớn tác động. Và những người có ảnh hưởng này... đang tác động lên con cái của họ".
Mức độ phổ biến của những video có hình ảnh trẻ khuyết tật khiến Nopoulos nhớ đến lịch sử của các buổi trình diễn kỳ dị ở thế kỷ 19 , khi những người khỏe mạnh trả tiền để được... nhìn chằm chằm vào những người khuyết tật. Họ vốn đã thiệt thòi rồi lại trở thành "món đồ" mua vui cho người khác.
Ảnh minh họa.
Nopoulos cho biết, một chiến thuật tốt hơn là chia sẻ nội dung của những người sáng tạo bị khuyết tật. Họ nói: "Mỗi khi có bậc cha mẹ muốn đăng bài về tình trạng khuyết tật của con mình, tôi sẽ yêu cầu họ hãy đi tìm một người sáng tạo nội dung khuyết tật cũng có dạng khuyết tật tương tự đó để giúp họ nói lên nỗi niềm của bản thân".
Caitlin Nichols chia sẻ video về 3 cô con gái 5 tuổi của mình với 792.000 người theo dõi trên TikTok.
Nichols đăng bài tại bệnh viện lúc 2:30 sáng, nơi cô ôm một trong những đứa con gái của mình và nói về việc nhớ 2 đứa con còn lại. Cô chia sẻ video các bé gái tập thể dục dụng cụ và những bức ảnh khi chúng sinh non. Một video có cảnh con gái cô đang ngủ trên giường bệnh với mặt nạ thở, trên đó có dòng chữ "Con mệt quá".
Chia sẻ về hành trình chữa bệnh của các con gái, Nichols cho biết, đây là cách cô đảm bảo rằng chúng không cảm thấy kém cỏi hơn.
"Tôi muốn các con đứng vững và tự hào về chúng", cô nói. "Vì vậy, tôi sẽ không bao giờ né tránh, giảm thiểu hoặc che giấu bất cứ điều gì các con đang đối mặt. Tôi hy vọng khi chúng lớn hơn, chúng sẽ hiểu tại sao tôi lại chia sẻ điều này, nhưng hiểu không phải là việc của chúng".
Nichols cho biết cô sẽ xóa bất cứ thứ gì các con muốn xóa. Thông qua tài khoản của mình, Nichols đã thành lập một cộng đồng bao gồm các bậc cha mẹ khác có con khuyết tật và mắc bệnh mãn tính.
Nichols nói: "Chỉ cần tìm được một cộng đồng thấu hiểu... thì bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng để trở thành cha mẹ của một đứa trẻ khuyết tật. Và bằng cách chia sẻ hành trình của các con gái mình, cô cho biết hy vọng của cô là tạo ra một thế giới ít phân biệt đối xử hơn đối với người khuyết tật và hiểu biết nhiều hơn về những căn bệnh có thể làm phức tạp cuộc sống".
Ly thân sống chung nhà, ai có người mới sẽ báo Tôi và chồng sắp cũ thống nhất với nhau rằng, trong thời gian ly thân, chúng tôi sẽ tiếp tục ở chung nhà, cùng chăm sóc các con... Ảnh: Tatjana Prenzel Vì nghĩ rằng đó chỉ là tạm thời, nên chúng tôi không đặt ra các quy tắc. Dưới đây là mô hình cuộc sống ly thân chung nhà của chúng tôi. Tôi...