Vì sao cặp đôi chấp nhận mối quan hệ rạn nứt hơn việc chia tay?
Nhiều cặp đôi “cắn răng” chịu đựng nửa kia mà không nói lời chia tay mặc dù mối quan hệ đó đã đi vào bế tắc. Các nhà nghiên cứu đã lý giải được vấn đề này.
Khi một mối quan hệ đi vào ngõ cụt, mọi người đều nghĩ thật đơn giản rằng hãy rút lui và chia tay đi nhưng sự thật lại không hề dễ dàng như vậy.
Giữ lại mối quan hệ không mấy hạnh phúc nghe có vẻ dại dột. Trên thực tế, điều này lại rất phổ biến và giờ đây khoa học đã tìm ra căn nguyên giải thích cho sự kỳ quặc trên.
Các nhà nghiên cứu của đại học Utah, Mỹ kết luận rằng, mọi người kiên quyết gắn với nửa kia mà không muốn chia tay một phần bởi vì họ cảm thấy người đó quá phụ thuộc vào họ, khiến họ không nỡ bỏ lại người ấy. Lòng vị tha không cho phép họ kết thúc mối quan hệ ngay lập tức.
Ảnh minh họa: Internet
Mặt khác, lòng ích kỷ của con người cũng lý giải cho sự cố chấp trên. Khi chia tay, họ sợ cảm giác cô độc, sợ rằng sẽ không tìm được ai khác phù hợp hơn và ghen tuông bất chợt khi nhìn thấy người yêu tay trong tay với người mới.
Video đang HOT
Được công bố trên Tạp chí về Tính cách và Tâm lý xã hội, nghiên cứu này chỉ ra rằng, một người càng tin nửa kia phụ thuộc vào mình, thì khả năng nói lời chia tay của người đó càng thấp. Cuối cùng họ duy trì mối quan hệ vì lợi ích của người yêu hơn là lợi ích của bản thân họ.
Nghiên cứu này được thực hiện dưới hai cuộc khảo sát. Cuộc khảo sát đầu tiên diễn ra trong 10 tuần lấy thông tin từ 1348 cặp đôi yêu nhau và cuộc khảo sát thứ hai thực hiện trong 2 tháng, phân tích kết quả từ 500 tình nguyện viên, những người đã từng chia tay tình yêu.
Ảnh minh họa: Internet
Samantha Joel – trợ lý giáo sư tâm lý học tại Đại học Utah, cho biết: “Khi mọi người thấy đối phương quá tận tâm vun vén trong chuyện tình cảm, họ sẽ ít có khả năng nói chia tay. Chúng ta không muốn làm tổn thương đối phương và chúng ta quan tâm đến những gì họ muốn”.
Dù vậy, Joel phải thú nhận rằng việc các cặp đôi hiểu lầm ý của đối phương cũng sẽ khiến cho các kết quả nghiên cứu của cô sai lệch đôi chút.
Cô nói: “Đó có thể là người đánh giá thấp tình cảm của đối phương dành cho mình và không hiểu được chia tay đau khổ đến nhường nào”.
Ảnh minh họa: Internet
Bên cạnh đó, nhà tâm lý học về hẹn hò Madeleine Mason Roantree lại lập luận rằng, sự sợ hãi cảm giác cô đơn là nguyên nhân chính làm cho mọi người cố chấp duy trì mối quan hệ rạn nứt.
Bà chia sẻ với tờ Independent: “Mọi người chỉ đang cố phủ nhận bản chất thực sự của đối phương và mối quan hệ ấy. Lý do khác là mọi người tin rằng họ sẽ trở thành kẻ thất bại và mất mặt nếu họ nói lời chia tay trước”.
Theo phunuvagiadinh.vn
Tha thứ là một quá trình hàn gắn nỗi đau
Hạnh phúc gia đình luôn là điều đáng trân trọng, mọi sai lầm có thể tha thứ, thế nhưng không phải ai cũng biết cách tha thứ. Bởi trước khi nói lời tha thứ, người ta đã cố tình làm tổn thương nhau. Và rồi sự tha thứ sau những tổn thương cuối cùng chỉ là sự "ban phát".
Người đàn ông ngoại tình vì cảm thấy thiếu thốn, hoặc thừa thãi trong gia đình, thấy mình bị vợ bỏ rơi, coi thường, và xa cách. Một khi chồng dính líu đến "bệnh" ngoại tình thì tha thứ luôn là một việc làm khó nhưng rất cần thiết để cứu vãn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, tha thứ như thế nào để giữ được hạnh phúc mới là điều quan trọng.
Ngoại tình là nguy cơ gây tan vỡ gia dinh
Có một anh chồng kể rằng, vợ anh đòi li dị vì biết chuyện anh từng phản bội vợ, anh xin vợ tha thứ và được vợ anh chấp nhận. Thế nhưng ngày nào vợ anh cũng đay nghiến lại chuyện anh ngoại tình và trong bất kể vấn đề gì không hài lòng với nhau, vợ anh cũng cho rằng, anh được ở lại trong căn nhà này, cùng vợ cùng con là may mắn lắm rồi. "Hạnh phúc" mà anh có hiện tại là do vợ anh "cho". Nhưng bản thân anh lại không thấy như vậy, anh luôn cảm thấy như mình đang nhận sự "bố thí" lòng vị tha của vợ. Cuối cùng, mặc dù rất thương con nhưng anh quyết định chia tay với vợ. Anh lập gia đình với người tình mà trước đây anh "cặp bồ" và trong suốt hai mươi năm chung sống với vợ 2, cô chưa bao giờ nhắc với anh về vợ cũ. Anh thấy mình được trân trọng và sống hạnh phúc, ít hối tiếc về quá khứ.
Có nhiều cặp vợ chồng, dù đã chấp nhận tha thứ nhưng mỗi khi có xung đột, họ lại gợi chuyện, làm cho "kẻ phạm tội" luôn phải ý thức về tội lỗi và mức độ "xấu xa" của mình. Như thế, cuộc sống gia đình sẽ thêm ngột ngạt và không thoát được nguy cơ đổ vỡ thư hai.
Đành rằng, nguyên nhân ban đầu xuất phát từ người chồng. Chăc chăn răng thât kho trách người phụ nữ bơi môt khi la ngươi trong cuôc, la ngươi vơ không ai mong muôn hay chuân bi cho minh môt tâm ly răng môt ngay đep trơi nao đo chông minh se co &"bô". Chinh viêc không chuân bi tâm ly cho minh nên cac ba vơ luôn bi &"sôc" khi phat hiên ra sư thât. Môt cu sôc manh khiên ho bi tôn thương vê tâm ly năng nê ma không dê gi thoat ra đươc.
Chính cú sốc này khiến họ không đủ tính táo để hành động. Họ càng yêu chồng thì càng cay đắng và cay nghiệt hơn với chồng kể cả khi họ quyết định tha thứ hay không. Đôi khi cũng có người muốn chia tay với người chồng bội bạc và cố gắng gây nên vết thương lớn nhất với chồng cho "công bằng", nhưng sau đó vì còn tình cảm, vì con cái, họ quyết định tha thứ. Thế nhưng trước khi tha thứ, họ đã có những hành động làm tổn thương người kia. Những điều này tưởng như "người phạm lỗi" phải chấp nhận nhưng vô tình nó đã gây một ấn tượng cực kỳ xấu trong lòng họ, để đến mức chính bản thân họ cũng không cần sự tha thứ nữa. Ai cũng có lòng tự trọng, kể cả những người đã lầm lạc.
Hôn nhân là một ràng buộc không chỉ bởi tờ hôn thú, vì thế người ta không thể dễ dàng ly hôn như vứt đi một món đồ hỏng một cách nhanh chóng và đơn giản. Bởi vậy, đừng vội làm tổn thương nhau để thỏa mãn sự hằn học của bản thân mình. Tha thứ hay không tha thứ, phụ thuộc vào mức độ "phạm tội" của người kia, nhưng nếu đã làm tổn thương nhau thực sự thì mọi sự tha thứ đều không cần thiết nữa.
Nếu không thể thật sự tha thứ, thì đừng tha thứ, còn hơn là hàng ngày nuôi dưỡng sự bất đồng, một điều không hề tốt cho một mối quan hệ. Học kỹ năng của sự tha thứ là một quá trình thiết yếu để hàn gắn nỗi đau và hàn gắn mối quan hệ sau rạn vỡ.
Theo GĐVN
Đừng để sự cô đơn làm mờ mắt bạn Tình yêu là một thứ tình cảm đặc biệt và luôn có những lý lẽ riêng của nó, đó phải là sự cảm nhận, hòa quyện và đồng điệu giữa hai tâm hồn. Và khi bạn cô đơn nhất, bạn mềm yếu nhất cũng chính là khi bạn vừa đánh mất đi tình yêu của chính mình. Ngay lúc ấy, bạn rất dễ...