Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật?
Trên khắp thế giới, các dấu hiệu về những bất ổn của con người – cảnh cướp bóc và tranh giành đồ ăn và dịch vụ – thường xảy ra sau các thảm họa. Nhưng dường như những điều đó lại hoàn toàn vắng bóng tại Nhật Bản.
Mọi người xếp hàng trước cửa một siêu thị ở Sendai, phía đông bắc Nhật Bản.
Quang cảnh nhiều khu vực ở phía bắc Nhật Bản trông giống như hậu quả thời Thế chiến II. Không một quốc gia công nghiệp phát triển nào kể từ đó lại chứng kiến số người chết vì thiên tai cao như vậy.
Theo dõi tin tức tại Nhật Bản thật khủng khiếp với 3 thảm họa liên tiếp – trận động đất mạnh kỷ lục, sóng thần và một nhà máy điện hạt nhân đang gặp sự cố. Nhưng có những thông tin tốt lành mà cả thế giới phải học tập.
Tại những nơi hàng hóa từ các tổ chức cứu trợ được đưa tới, mọi người xếp hàng đúng trật tự, lịch sự, bình tĩnh và không có thông tin về các cuộc ẩu đả, xô đẩy hay tranh giành. Các siêu thị Nhật đã giảm giá mạnh và các chủ sở hữu máy bán hàng tự động đã mở các máy bán hàng, phân phát nước uống miễn phí cho các nhân viên cứu trợ, nhân viên khẩn cấp và những người tình nguyện tham gia trợ giúp trong thảm họa.
Và đặc biệt nhất là bất chấp sự tàn phá và sự khan hiếm hàng hóa, không xảy ra cảnh cướp bóc. Sự vắng bóng của nạn cướp bóc tại Nhật Bản đã khiến nhiều người quan sát phương Tây bất ngờ. Đối lập với các thảm họa thiên nhiên gần đây trên khắp thế giới, người Nhật có vẻ như rất đoàn kết và cư xử có trật tự, thay vì tận dụng cuộc khủng hoảng để tư lợi cá nhân.
“Tinh thần đoàn kết đặc biệt cao tại Nhật Bản. Sức mạnh xã hội có thể còn ấn tượng hơn sức mạnh công nghệ của Nhật Bản”, nhà báo Ed West viết trên tờ Telegraph của Anh.
Nhìn trên khắp thế giới, cảnh cướp bóc không phải là hiếm sau các trận thiên tai gần đây. Sau siêu bão Katrina, người New Orlean đã chứng kiến nạn cướp bóc trên quy mô mà nhiều người Mỹ cũng phải bất ngờ. Sau trận động đất tại Chile hồi năm ngoái, nạn cướp bóc diễn ra nghiêm trọng tới nỗi quân đội phải can thiệp.
Nạn cướp bóc tràn lan đã xảy ra tại Haiti sau trận động đất hồi năm ngoái và trong trận lũ lụt tại Anh năm 2007. Tại New Zealand, nạn cướp bóc và hôi của cũng xảy ra sau trận động đất hồi tháng 3 năm ngoái.
“Tại sao một số nền văn hóa đối phó với thảm họa bằng cách biến của cải của người khác thành của chính mình nhưng các nền văn hóa khác, đặc biệt là người Nhật, lại chứng tỏ lòng vị tha thậm chí trong thảm họa?”, Ed West viết.
Video đang HOT
Trên thực tế, mọi thứ dường như đang trở nên tồi tệ hơn tại Nhật Bản. Lương thực, nhiên liệu, nước sạch và điện đều bị cắt giảm.
Các kệ hàng trống trơn tại một siêu thị ở Tokyo.
Một số gian hàng trong các siêu thị trống trơn. Tại khu vực đông dân cư Nerima của thủ đô Tokyo, các nhu yếu phẩm như gạo, bánh mì, mì ăn liền đều cháy hàng. Điện bị cắt để tiết kiệm điện năng.
“Khoảng 40-50 người đã xếp hàng bên ngoài khi chúng tôi mở cửa lúc 10 giờ sáng. Lượng thực phẩm dự kiến bán trong một ngày đã hết veo chỉ trong 1 giờ. Chúng tôi đã được chuyển đến một lượng thực thẩm tương tự khác vào buổi trưa nhưng cũng bán hết chỉ trong một giờ”, ông Toshiro Imai, một quản lý cửa hàng tại Tokyo, cho biết.
Hơn 100 tuyến tàu điện tại khu vực Tokyo hôm thứ Hai đã bị gián đoạn do cắt điện, khiến việc đi lại của hành khách bị ảnh hưởng khi mọi người trở lại làm việc sau ngày nghỉ cuối tuần.
Công ty điện Tokyo đã bắt đầu cắt điện luân phiên tại Tokyo và các thành phố lân cận để tiết kiệm điện giữa lúc xảy ra cuộc khủng hoảng tại các nhà máy điện hạt nhân ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất.
Kênh truyền hình NHK đã chiếu hình ảnh quay được từ trên cao về tỉnh Ibaraki, phía bắc Tokyo, nơi quang cảnh là một màu đen kịt ngoại trừ vài đốm sáng từ những chiếc ô tô.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, cách cư xử của người Nhật dường như ngày càng tốt hơn.
Một nhân chứng tại Miyagi, gần tâm chấn của động đất, cho hay: “Khí đốt và nước đã bị cắt tại Miyagi và thành phố Sendai. Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt, điện cũng bị cắt. Nhưng không có sự hoảng sợ trên đường phố cũng như trong các cửa hàng”.
Những đức tính của người Nhật như lịch sự, trung thực, hành động có trật tự… vốn được nhiều người ngưỡng mộ.
Một người Brazil hoạt động trong lĩnh vực trang sức do mệt mỏi sau một chuyến bay dài đã để quên một hành lý không khóa chứa hàng nghìn USD tiền mặt và nhiều đá quý trên một tuyến tàu điện ở Tokyo. Chủ nhà trọ đã trò chuyện với anh này và dẫn anh tới nhà ga quản lý tàu điện. Tại đây, hành lý và toàn bộ tài sản bên trong đã đợi chủ nhân tại quầy đồ đạc thất lạc.
Những câu chuyện như vậy có thể tin được tại Nhật Bản nhưng lại khó tin ở New York, Paris hay London. Vì sao vậy?
Gregory Pflugfelder, giám đốc trung tâm Văn hóa Nhật Donald Keene tại Đại học Colombia (Mỹ), giải thích: “Người Nhật có ý thức rằng trước hết phải có trách nhiệm với cộng đồng”.
Theo Dân Trí
a
Những cách giúp teen tránh bạo lực học đường
Thời gian đi học khó có ai luôn hài hòa với mọi người mà không xảy ra xích mích gì. Đôi khi, còn gặp phải những tay "anh chị" hung tợn. Thế nên, hãy "sắm" cho mình những cách xử lí, tránh điều đáng tiếc xảy ra nhé.
Đừng hỏi tại sao mình... bị ghét (!)
Không hẳn cứ phải làm gì sai trái hay gây hấn với người khác thì người ta mới không thích bạn. Thỉnh thoảng, có những lí do hết sức buồn cười kiểu: "Bỗng dưng thấy ghét". Đó cũng là một trong những chuyện "họa vô đơn chí" mà nhiều bạn vô tình gặp phải.
Thế nhưng phổ biến nhất để có thể dẫn đến đánh nhau là những chuyện nhạy cảm như: tình cảm, hiểu lầm, tranh giành, nói xấu... Và tất nhiên, nếu không biết cách xử lí khéo léo, bạn sẽ trở thành người "no đòn" hoặc sống trong sự lo lắng kéo dài, chưa biết đến bao giờ sẽ dứt.
Câu chuyện về những cô bạn, cậu bạn hot teen... bỗng dưng bị ghét cũng thường giống như vậy. Đôi khi, chỉ cần bạn nổi bật, có điều kiện tốt hơn người khác cũng dễ khiến bạn vướng phải rắc rối nếu không biết cách cư xử cho phù hợp. Còn những chuyện khoe mẽ hay thích đem chuyện người khác để bàn tán, nhận xét, thì... bị ghét là đương nhiên.
Không chỉ thế, trong cuộc sống, bạn rất khó để làm hài lòng tất cả mọi người. Vì thế, đừng nên chăm chăm cho mình câu hỏi: "vì sao bị ghét". Tốt nhất là khi cảm thấy người khác không hài lòng, bạn nên tránh đụng chạm, hạn chế va chạm sẽ giúp bạn "bớt" gặp những rắc rối hơn.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Im lặng vẫn là vàng
Tất nhiên, trước khi bạn bị ghét đến độ có thể bị "xử đẹp" thì những cuộc cãi vã thường xảy ra với tần suất liên tục. Thậm chí bạn chẳng cần đụng chạm, người ta cũng có thể đến tìm và kiếm chuyện "chọc điên" mình. Việc một người thọc ngang, một người đâm dọc, chỉ khiến cho mọi chuyện xấu hơn. Thậm chí chuyện bạn cho rằng mình cố gắng bảo vệ bản thân thì việc đôi co lại như vậy là không phải cách.
Đừng nghĩ rằng mình im lặng là mình thiệt thòi, bởi "một điều nhịn là chín điều lành". Nhất là trong khi đối thủ đang muốn tìm cớ gây sự. Lời ra, tiếng vào sẽ rất dễ dẫn đến chuyện "đòn oan". Ngay cả khi bạn muốn giải thích để tránh hiểu lầm. Cũng không nên "tò tò" mang ra nói khi "bên kia" đang muốn kiếm chuyện.
Tốt nhất, nếu muốn giải thích, bạn nên viết thư hay hẹn nói chuyện và luôn ở thế dưới. Bởi điều bạn cần là người kia lắng nghe để hiểu. Nếu lúc nào cũng nói chuyện "như sếp người ta", thì dù là bạn có lí lẽ, người khác cũng... khó mà lọt tai. Lúc đó, thù thêm thù, oán thêm oán, người ta cũng chẳng thèm quan tâm đến đúng sai gì nữa.
Đừng nghĩ đến chuyện tìm người để "đánh giúp"...
Nhiều bạn chọn cách "lấy oán trả oán, lấy ân trả ân", hay khi bị người khác hù dọa thì tìm ngay người khác để "đánh dằn mặt giúp mình". Thế nhưng đây không những không phải cách hay mà còn là một cách thức rất tệ. Bởi việc đó sẽ khiến bạn nghiễm nhiên trở thành người có lỗi, hay ít nhất là bên kia cũng không có sai gì khi đánh trả lại bạn.
Không chỉ thế, khi lạc trong vòng tròn luẩn quẩn của việc đánh qua đánh lại thì bạn chẳng bao giờ thoát ra được. Đó là chưa nói đến, lúc những sự việc phức tạp hơn xảy ra, khó lòng tránh được những chuyện xui rủi chẳng ai nghĩ đến. Lúc đó, ân hận cũng không còn kịp.
Nhiều bạn cứ ỉ i, đã tức lên thì thích "ăn miếng trả miếng". Thế nhưng như vậy, chỉ khiến bạn chứng tỏ được rằng mình cũng chẳng hơn gì bên kia và... xứng đáng để ăn đòn. Ngay cả khi bạn tự tin rằng mình có người "bảo kê" giúp thì đâu phải họ lúc nào cũng kè kè đi bên bạn. Và tất nhiên, trong thời gian đó, bạn cũng phải sống trong sự nơm nớp lo sợ.
Nên nhờ người lớn can thiệp
Đừng lo lắng người lớn sẽ ầm ầm giận dữ hay la mắng khi biết bạn có xích mích. Thậm chí, vẫn cần nói khi trường hợp xấu nhất đã xảy ra. Việc giấu diếm của bạn chỉ khiến sự việc kéo dài mà kết quả cuối cùng cũng chỉ có người lớn mới giúp bạn giải quyết được. Nếu không có thói quen chia sẻ với phụ huynh, bạn có thể chia sẻ với thầy cô hay ít nhất cũng là người thân trong gia đình mình. Đừng cố đứng ra giải quyết những việc như vậy hay cố giấu vì bị hù dọa. Một khi bạn còn ôm những chuyện này thì bạn khó có thể giải quyết nó êm xuôi.
Đừng sợ người khác nói rằng bạn "núp sau bóng gia đình". Những lời như vậy chỉ mang tiếng khích bác. Nhất ở độ tuổi đi học, thử hỏi có mấy ai không sống dưới bóng gia đình? Những chuyện gây hấn với nhau hay bị người khác "lăm le", ghét bỏ thậm chí hù dọa rất mệt mỏi. Thế nên, đừng quá vô tư trong cách cư xử và khi gặp rắc rối hãy báo ngay cho người lớn xin giúp đỡ nhé.
Theo PLXH
Hình ảnh chưa đẹp của giới trẻ trong đại lễ Chen lấn, xô đẩy, đặc biệt là trèo lên các cành cây vươn ra giữa Hồ Gươm hoặc ngồi vắt vẻo trên tấm pano cổng chào Đại lễ là những cảnh thường thấy của người trẻ trong các đêm hội. Trong những ngày này, các điểm tham quan lớn của Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội luôn luôn đông nghẹt...