Vì sao cần tiêm vaccine COVID-19 mũi 4?

Theo dõi VGT trên

Các chuyên gia cho rằng, người từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng bị tái nhiễm và mắc các biến chứng của bệnh, vì vậy cần thiết phải tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19.

sao cần tiêm mũi 3, mũi 4?

Theo TS Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tại Việt Nam, Hệ thống quản lý điều trị COVID-19 ghi nhận, trong 32.212 trường hợp tử vong do COVID-19 có tới 52,8% số tử vong là chưa tiêm vaccine COVID-19; 29,8% tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi vaccine và chỉ 7,3% đã tiêm 3 mũi.

“Số liệu này một lần nữa khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho những người đã hoàn thành 2 mũi tiêm cơ bản”, ông Dương nói.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay, các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vaccine COVID-19 giảm dần theo thời gian trong 6 tháng sau khi tiêm và trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

Đối với biến chủng Omicron, hiệu quả bảo vệ giảm rất nhanh do nồng độ kháng thể cần thiết để trung hòa virus ở mức cao hơn so với các biến chủng virus SARS-COV-2 trước đây. Do vậy những người đã tiêm mũi cơ bản nếu không tiêm mũi nhắc lại vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

“Người từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng bị tái nhiễm và mắc các biến chứng của bệnh, gồm cả trẻ em và người lớn. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy người tái nhiễm vẫn có nguy cơ mắc bệnh mức độ nghiêm trọng và phải điều trị hồi sức tích cực. Vì vậy, tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 là cần thiết”, bà Hồng nhận định.

Vì sao cần tiêm vaccine COVID-19 mũi 4? - Hình 1

Chuyên gia cho rằng, dù đã tiêm đủ liều cơ bản, nhưng người dân vẫn cần thiết tiêm mũi 3 và 4 để bảo vệ bản thân trước COVID-19. (Ảnh: Trần Minh)

Liên quan vấn đề này, TS.BS Vũ Minh Điền, Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương bày tỏ, hiện các loại vaccine COVID-19 thế giới đang có như Pfizer, Moderna, Astrazeneca, Shinopharm… đều được sản xuất với thời gian ngắn và sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để phòng, chống COVID-19. Qua theo dõi và nghiên cứu, khả năng bảo vệ của các loại vaccine này đều rất cao, khoảng trên 80%, nhưng hiệu lực bảo vệ sau tiêm lại không bền vững.

Trong khi đó, đặc điểm của SARS-CoV-2 là ngày càng nhiều biến chủng hơn xuất hiện, xu hướng lây lan nhanh hơn chủng cũ. Vì vậy, việc tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 như mũi 3 và 4 là rất cần thiết.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng nhận định, SARS-CoV-2 là virus liên tục được tiến hóa và khó xác định được tính chất nguy hiểm. Trong khi Omicron hiện nay tuy là biến thể phổ biến nhất trên thế giới nhưng có thể vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng, việc xuất hiện biến thể mới là hoàn toàn có khả năng. Miễn dịch có được sau mắc COVID-19 hay sau tiêm vaccine đều không bền vững, do đó việc tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 sau từ 4 – 6 tháng là cần thiết.

Video đang HOT

Vaccine COVID-19 khác với một số vaccine đậu mùa, sởi, bại liệt hay viêm não Nhật Bản B… Nếu như những vaccine này có miễn dịch cao, bền vững, gần như suốt đời, thì vaccine COVID-19 lại khác. Người tiêm vaccine COVID-19 sau một thời gian từ 4-6 tháng, miễn dịch giảm dần, sức chống đỡ trước bệnh tật cũng giảm. Thậm chí người tiêm rồi vẫn có thể mắc COVID-19, đặc biệt là nhóm mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người già…

Theo các chuyên gia, người đã tiêm vaccine không may mắc COVID-19, bệnh sẽ nhẹ hơn, giảm thấp nhất ca nặng, hạn chế ca tử vong, từ đó giúp hệ thống y tế bị quá tải. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, vaccine COVID-19 vẫn có tác dụng phòng bệnh khi biến chủng Omicron vẫn chiếm ‘ưu thế’ trên thế giới.

Vaccine COVID-19 an toàn

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, hiện các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng, ngoài tác dụng phụ không mong muốn như sưng, đỏ, đau nhẹ chỗ tiêm hay sốt… sau khi tiêm vaccine COVID-19 không gây hại cho cơ thể.

Các loại vaccine COVID-19 hiện nay đều được nghiên cứu, chứng minh và đảm bảo độ an toàn với sức khỏe con người trước khi đưa vào tiêm chủng. Khoảng cách tiêm vaccine giữa các mũi đều được các nhà khoa học tính toán kỹ lưỡng.

“Vì vậy, có thể nói, vaccine COVID-19 an toàn, không gây hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, khoảng cách tiêm giữa các mũi thế nào thì nên tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tại Việt Nam, khoảng cách giữa các mũi tiêm cơ bản, nhắc lại hay bổ sung chúng ta nên tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế để phát huy hiệu quả cao nhất”, ông Phu nói.

Vì sao cần tiêm vaccine COVID-19 mũi 4? - Hình 2

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

TS.BS Vũ Minh Điền cũng cho rằng vaccine COVID-19 không gây hại cho sức khỏe con người. Theo BS Điền, tuy vaccine COVID-19 có phản ứng phụ không mong muốn có thể xảy ra như mệt mỏi, sốt, đau mỏi người, sưng chỗ tiêm… Cũng rất ít người bị phản ứng phụ nghiêm trọng khác, nhưng so với lợi ích mà vaccine mang lại trong phòng bệnh COVID-19 thì những phản ứng này không đáng kể.

Thông thường các vaccine phiên bản sau các nhà sản xuất sẽ tính toán, nghiên cứu để phòng được các biến chủng mới, an toàn và hiệu quả hơn trước. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay nhiều chuyên gia đều khuyến cáo dù đã tiêm đủ liều cơ bản nhưng vẫn cần tiêm mũi bổ sung, nhắc lại (mũi 3, 4) để có được miễn dịch tốt hơn trước COVID-19″, BS Điền nhấn mạnh.

Sáng 6/6: F0 nặng đang điều trị bằng 1/100 giai đoạn cao điểm; Cấp độ dịch COVID-19 mới nhất thế nào?

Bộ Y tế cho biết, đến nay số ca COVID mới, ca nặng đều thấp nhất so với nhiều tháng qua, trong đó F0 nặng chỉ bằng 1/100 giai đoạn cao điểm; Bộ Y tế đề nghị quyết liệt đẩy nhanh tiêm chủng, không chủ quan với hậu COVID-19; Cấp độ dịch mới nhất thế nào?

Số địa phương có ca COVID-19 mới đang thu hẹp dần

Bản tin ngày 5/6 của Bộ Y tế cho biết ghi nhận 685 ca COVID-19 mới trong ngày (giảm 196 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, thành phố, có 505 ca trong cộng đồng. Đây là ngày có số mắc mới thấp nhất tính từ cuối tháng 6/2021.

Hà Nội vẫn là địa phương ghi nhận số ca mắc nhiều nhất với 207 F0, 35 tỉnh, thành còn lại số ca COVID-19 từ 1- 79 ca, trong đó 22 tỉnh, thành chỉ ghi nhận từ 1- 10 ca/ ngày.

Trước đây, có thời điểm cả nước đều ghi nhận bệnh nhân COVID-19 trong ngày, liên tục thời gian gần đây, nhiều địa phương đã nhiều ngày không có ca COVID-19.

Sáng 6/6: F0 nặng đang điều trị bằng 1/100 giai đoạn cao điểm; Cấp độ dịch COVID-19 mới nhất thế nào? - Hình 1

Theo Bộ Y tế, các địa phương, bệnh viện cần hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19; không chủ quan sau khi mắc bệnh.

Lần đầu tiên sau nhiều tháng, trung bình số ca COVID-19 mới trong nước ghi nhận 7 ngày qua: 981 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.725.239 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.337 ca nhiễm).

Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.717.481 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.601.623), TP. Hồ Chí Minh (609.506), Nghệ An (484.803), Bắc Giang (387.587), Bình Dương (383.781).

Những chỉ số tích cực về phòng chống dịch COVID-19 đã làm cho bản đồ dịch tễ cấp độ dịch uy mô xã, phường trên cả nước cũng có sự thay đổi theo chiều hướng vùng xanh, vùng vàng gần như bao phủ toàn quốc.

Cập nhật cấp độ dịch mới nhất của Bộ Y tế cho biết trong số 10.604 xã phường cả nước, có đến hơn 98% xã, phường được xếp nhóm vùng xanh (nguy cơ thấp) và vùng vàng (nguy cơ trung bình). Con số này tăng so với vài ngày trước đó. Tính chung toàn quốc, số xã phường "vùng xanh" hiện chiếm gần 90%.

Hiện cả nước chỉ còn 7 xã phường (dưới 0,1%) là vùng đỏ (nguy cơ cao); Số xã phường thuộc vùng cam của cả nước hiện chỉ còn khoảng dưới 2%.

Không chủ quan với hậu COVID-19

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta đến nay là: 9.504.955 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.177.204 trường hợp, trong đó có 35 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 29; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3; Thở máy không xâm lấn: 1; Thở máy xâm lấn: 2.

Hơn 31 triệu hộ chiếu vaccine của Việt Nam đến nay, được bao nhiêu nước công nhận?

Tăng cường kiểm tra nhằm ngăn chặn việc cấp giấy khám sức khỏe cho lái xe giả, cấp khống

Nhận thêm 2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Moderna tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi

Hết thời hạn yêu cầu phải hoàn thành, vẫn còn 28 triệu mũi tiêm vaccine COVID-19 chưa được 'làm sạch'

Đây cũng là thời điểm số ca COVID-19 nặng thấp nhất trong nhiều tháng qua, chỉ bằng 1/100 so với giai đoạn cao điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3 của dịch COVID-19.

Bộ Y tế tiếp tục nhấn mạnh, vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch, tập trung truyền thông về đẩy mạnh tiêm chủng; Đồng thời chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cho người dân nâng cao sức khỏe; cảnh báo với các biến chủng mới; hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19; không chủ quan sau khi mắc bệnh.

Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) đã tổng kết trên 200 dấu hiệu của người sau mắc COVID-19.

Nổi bật là các dấu hiệu cảnh báo cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp từ nhân viên y tế, tổn thương tại phổi như khó thở; mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ, các dấu hiệu về giọng nói sau đặt nội khí quản...

Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 535,2 triệu ca, trên 6,3 triệu ca tử vong.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 2/3 dân số thế giới có thể đã có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể, có nghĩa là đã từng mắc bệnh hoặc đã được tiêm chủng. Trong một bản tổng hợp các nghiên cứu từ khắp thế giới, WHO cho biết tỷ lệ dân số có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể đã tăng từ mức 16% vào tháng 2/2021 lên mức 67% vào tháng 10/2021. Với sự xuất hiện của biến thể Omicron có tốc độ lan truyền nhanh, tỷ lệ này hiện nay có thể thậm chí còn cao hơn.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney (Australia) đã tiến hành nghiên cứu, qua đó chỉ ra cách đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi các loại virus thường gây bệnh trong mùa Đông ở nước này, đồng thời có thể dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể virus "trái mùa" độc đáo khác.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications ngày 31/5 cho thấy mô hình của virus hợp bào hô hấp (RSV) - một loại virus phổ biến vào mùa Đông - đã bị gián đoạn trong đại dịch COVID-19 do các lệnh phong tỏa và đóng cửa biên giới. RSV giống như một loại virus gây cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, RSV có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới phổi của bệnh nhi, ví dụ như bệnh viêm phổi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024

Tin đang nóng

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú
16:03:42 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc

05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

Có thể bạn quan tâm

Tiền đạo Neymar quay về nguồn, thời đã điểm

Sao thể thao

20:26:39 18/11/2024
Tiền đạo Neymar sẽ tìm về cội nguồn Santos, nơi anh rời để đến Barcelona. Nhận lương khủng tại Al Hilal, nhưng tiền đạo Neymar cứ liên tục chấn thương, có thể hai bên sẽ giải phóng cho nhau.

NSƯT Đỗ Kỷ nhập viện khi đi công tác

Sao việt

20:20:03 18/11/2024
Trong lúc vào TPHCM dự Liên hoan Sân khấu, NSƯT Đỗ Kỷ bất ngờ nhập viện khiến vợ ông - NSND Lan Hương - vô cùng lo lắng.

Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu

Thế giới

20:18:15 18/11/2024
Hiện tại, Nga vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp. Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.

Diddy bị tố vi phạm quy định trong trại giam, tìm cách thao túng nhân chứng

Sao âu mỹ

20:11:12 18/11/2024
Truyền thông Mỹ đưa tin, ông trùm nhạc rap Diddy vướng cáo buộc vi phạm nhiều quy định trong trại giam, lên kế hoạch tác động tâm lý các nạn nhân với mong muốn thay đổi kết quả vụ án.

Chuyện không ai ngờ tới: Chú chó dành 2 năm chỉ để làm một việc khiến hàng triệu người xúc động

Netizen

19:44:55 18/11/2024
Mới đây, một người dùng mạng xã hội Trung Quốc, đồng thời là chủ một trung tâm cứu hộ chó hoang ở tỉnh Giang Tây, có tài khoản tên @ganpojiege đã chia sẻ một đoạn video về chú chó trung thành.

Michael Learns To Rock ôn kỷ niệm thanh xuân cùng 5.000 fan ở TPHCM

Nhạc quốc tế

19:44:41 18/11/2024
Tối 17/11, nhóm nhạc Michael Learns To Rock (MLTR) tổ chức đêm nhạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM), thu hút 5.000 người tham dự.

Lao thẳng vào xế hộp, 2 người đi xe máy tử vong ở Đắk Lắk

Pháp luật

19:43:34 18/11/2024
Đang lưu thông trên quốc lộ 27, đoạn qua huyện Lắk (Đắk Lắk), xe máy lao thẳng vào ô tô 7 chỗ lưu thông ngược chiều khiến 2 người tử vong.

Phim thất bại nhất hiện tại với rating 0%, nam chính ngốc nghếch đến mức khán giả đòi bỏ xem

Phim châu á

19:41:09 18/11/2024
Tỉ suất người xem trung bình ở tập 1 và tập 2 trên toàn quốc chỉ đạt mức 0.7% - một con số vô cùng thấp đối với một tác phẩm được chiếu vào cuối tuần.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

Tin nổi bật

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Nữ diễn viên nổi tiếng tung tin nhắn bị "tú ông" mồi chài, ngã giá 1,6 tỷ đồng để đi khách

Sao châu á

19:18:28 18/11/2024
Ngày 18/11, tờ The Star đưa tin nữ diễn viên Mạch Thi Tình gây xôn xao dư luận khi công khai tin nhắn cô bị 1 người đàn ông tự xưng là đại diện thương hiệu mồi chài, gạ gẫm đi khách.

Thanh Lam "ke đầu" hát dân ca Nam Bộ

Tv show

19:12:37 18/11/2024
Sau những lần đu dây, khoe vũ đạo bắt mắt, diva nhạc Việt tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với màn ke đầu và hát dân ca Nam Bộ ngọt ngào.