Vì sao các “ông lớn” địa ốc đua nhau đổ tiền vào phân khúc bất động sản này?
Bất động sản công nghiệp chứng kiến sự sôi động khi ngay quý đầu năm, không ít nhà đầu tư lớn đã đầu tư nhà máy để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng “lấn sân” làm bất động sản công nghiệp với kỳ vọng mang lại lợi nhuận lớn.
Hai năm qua, bất chấp đại dịch bùng phát làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và thị trường địa ốc, bất động sản khu công nghiệp là điểm sáng ghi nhận tăng trưởng với nguồn cầu lớn, tỷ lệ lấp đầy cao và giá thuê cũng tăng mạnh theo thời gian.
Chính điều này đã khiến một số “ông lớn” địa ốc chuyên phát triển bất động sản nhà ở, nghỉ dưỡng đã mạnh tay đầu tư vào phân khúc bất động sản công nghiệp.
Loạt ông lớn “lấn sân” làm bất động sản công nghiệp
Mới đây nhất, “ông lớn” trong lĩnh vực chứng khoán là CTCP Chứng khoán SSI (SSI) cùng Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) đã ký hợp tác cùng CTCP Shinec nghiên cứu cơ hội đầu dự án Khu công nghiệp Ninh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
Dự án Ninh Sơn nằm trong Khu kinh tế Vân Phong với quy mô khoảng 620 ha, định hướng là một khu công nghiệp chuyên sâu về dược phẩm, dịch vụ dưỡng lão và y tế.
Công ty CP Đầu tư và phát triển khu công nghiệp Phát Đạt (PDI), công ty con của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) đang là chủ đầu tư khá nhiều dự án lớn như Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Phát Đạt – Dung Quất ở Quảng Ngãi với quy mô 1.152 ha, dự kiến khởi công năm 2023; dự án các khu công nghiệp ở Đồng Tháp với quy mô 1.000 ha dự kiến khởi công năm 2024.
PDI cũng đang xúc tiến đầu tư dự án Kho bãi tổng hợp – dịch vụ logistics Tài Tiến ở Bà Rịa – Vũng Tàu với quy mô 24 ha đang trong giai đoạn triển khai xây dựng; và dự án Cụm công nghiệp Hàm Ninh tại Phú Quốc, với quy mô 59ha, dự kiến khởi công năm 2023.
Video đang HOT
Tỉnh Đồng Tháp cũng vừa chấp thuận cho Phát Đạt tiếp cận, nghiên cứu đề xuất đầu tư 3 dự án: Khu công nghiệp Cao Lãnh, khu công nghiệp Cao Lãnh II và khu công nghiệp Cao Lãnh III với tổng quy mô 2.000 ha, dự kiến khởi công giai đoạn 1 trong năm 2024. Tổng mức đầu tư 14.726 tỷ đồng với các phân kỳ: giai đoạn 1 từ 2021 – 2025 phát triển quy mô 1.000 ha và giai đoạn 2 từ 2026 – 2030 với quy mô từ 1.000 ha.
Sau nhiều năm phát triển nhà ở ở Việt Nam, ông Ronald Tay, Tổng giám đốc CapitaLand Development Việt Nam, cho biết doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các khối tài sản phục vụ nền kinh tế mới như khu công nghiệp, khu logistics, trung tâm dữ liệu trong 5 năm tới.
“Đây là tham vọng rất lớn của chúng tôi để gia tăng giá trị lẫn tỷ trọng tài sản của tập đoàn tại Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy các yếu tố kinh tế vĩ mô tích cực bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhờ vào quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và dân số trẻ”, ông Ronald Tay chia sẻ với báo chí mới đây.
Tập đoàn Hòa Phát cũng có kế hoạch cụ thể đổ tiền vào bất động sản công nghiệp. Tập đoàn này đang đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật 3 khu công nghiệp bao gồm: Phố Nối A (600ha) và Yên Mỹ II (giai đoạn 1: 97,5ha) – Hưng Yên; Khu công nghiệp Hòa Mạc – Hà Nam (131ha). Hiện Hòa Phát cũng đang đề xuất đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Ninh Xuân tại thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà với quy mô 1.300ha.
Kỳ vọng lợi nhuận lớn
Việc nhiều “ông lớn” đổ tiền vào bất động sản công nghiệp với các dự án quy mô cho thấy tiềm năng lớn của bất động sản công nghiệp trong hiện tại và tương lai. Việc nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng sẽ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của phân khúc này trong tương lai.
Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2022, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức cao nhất của quý 1 trong 5 năm qua.
Theo báo cáo của SSI Research, các chuyên gia kỳ vọng nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp sẽ phục hồi trong 2022 khi các hợp đồng ghi nhớ (MOU) đã ký trong 2021 sẽ được hoàn tất trong 2022. Ngoài ra, khi hộ chiếu vắc-xin có hiệu lực và đường bay quốc tế được triển khai bình thường trở lại, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp tục kế hoạch khảo sát đã bị trì hoãn trước đó. Nhu cầu thuê vẫn tăng mạnh do dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Việc cải thiện cơ sở hạ tầng các dự án như dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Dây – Phan Thiết, Cao tốc Bắc – Nam, Cảng Thị Vải – Cái Mép, Cảng Gemalink sẽ tạo giao thông thuận tiện kết nối các khu công nghiệp.
Giá đất khu công nghiệp ở Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực, thấp hơn từ 20% -33% so với Indonesia và Thái Lan.
Nguồn cung đất khu công nghiệp mới dự kiến sẽ tăng đáng kể trong 2-3 năm tới. Tuy nhiên, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 do quy định khung giá đất mới cho giai đoạn 2020-2024 được sử dụng để tính tiền sử dụng đất cho các công ty phát triển khu công nghiệp.
SSI dự phóng năm 2022, lợi nhuận ròng của khu công nghiệp ước tính phục hồi với mức tăng 18% – 26% so với năm 2021.
Theo ước tính của Cushman & Wakefield, khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận sẽ có khoảng 23.000 ha nguồn cung bất động sản công nghiệp đi vào hoạt động trong thời gian tới. Trong vài tháng vừa qua, TP.HCM và các tỉnh lân cận đang trải qua một đợt nắng nóng với nhiệt độ đạt mức kỷ lục, và có thể nói thị trường bất động sản công nghiệp cũng lan tỏa sức nóng tương tự.
Theo đánh giá của ông John Campbell, Phó giám đốc, Trưởng bộ phận Dịch vụ Công nghiệp Savills Việt Nam, việc mở cửa trở lại là yếu tố quan trọng giúp củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế, đồng thời hứa hẹn một năm 2022 phát triển thành công của lĩnh vực công nghiệp. Thực tế cho thấy ngay trong quý đầu năm, không ít nhà đầu tư lớn đã đầu tư nhà máy để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Ông John Campbell cho rằng, bên cạnh kế hoạch mở cửa trở lại, sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như khả năng phục hồi và thích ứng tuyệt đối của các doanh nghiệp trong nước cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn. Những yếu tố này đang vẽ nên một bức tranh tươi sáng về việc nền kinh tế Việt Nam không chỉ sẽ phục hồi mà còn có thể trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Bất động sản công nghiệp 'dậy sóng'
Giá thuê và tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp (KCN) tăng đang khiến thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp "dậy sóng" và thu hút nhiều "ông lớn" BĐS lên kế hoạch đầu tư mạnh tay vào phân khúc này.
Tỷ lệ lấp đầy KCN tăng
Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều phân khúc, thị trường BĐS đối mặt với nhiều khó khăn, song BĐS KCN vẫn là "điểm sáng" ghi nhận những con số tăng trưởng tích cực. Tỷ lệ lấp đầy BĐS công nghiệp ở nhiều địa phương khá cao. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tỷ lệ lấp đầy trung bình cả nước là 87% tổng diện tích đất KCN và diện tích cho thuê 20.567 ha, tăng 2,35% so với năm 2019. Tại miền Bắc, Bắc Ninh và Hà Nội tiếp tục là hai thị trường dẫn đầu toàn khu vực với tỷ lệ lấp đầy lần lượt là 99% và 91%. Ở phía Nam, tỷ lệ lấp đầy tại TP HCM là 88%, Bình Dương 99%, Đồng Nai 94%...
Việc phát triển bất động sản công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn tương đối cao. Ảnh: Danh Lam/TTXVN.
Không chỉ ấn tượng về tỷ lệ lấp đầy, giá thuê BĐS công nghiệp cũng tăng mạnh thời gian qua. Giá thuê đất tại các KCN miền Nam đạt mức 114 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 7,1% nếu so với năm 2020. Trong khi giá thuê đất KCN thị trường miền Bắc là 108 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,1%.
Qua tìm hiểu, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong những tháng đầu năm đang trên đà phục hồi và làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư vào phân khúc này. Việc mở cửa trở lại là yếu tố quan trọng giúp củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế, đồng thời hứa hẹn năm 2022 tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp và BĐS công nghiệp. Ngày 15/3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP về việc miễn thị thực trong 15 ngày kể từ khi nhập cảnh cho công dân của 13 quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp... đây là tín hiệu vui trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp Việt Nam.
Trong 2 đầu năm, sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, tăng mạnh so với mức tăng 2,8% của tháng 1. Tốc độ tăng trưởng sản lượng tăng nhanh ở lĩnh vực sản xuất cũng đã được cải thiện từ 2,8% trong tháng 1 lên mức 10% trong tháng 2. Số liệu FDI 2 tháng đầu năm, Bắc Ninh dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư. Thái Nguyên đứng thứ 2 với việc thu hút được 924 triệu USD vốn FDI, chiếm gần 18,5% tổng vốn FDI cả nước trong kỳ... Hay trong tháng 3/2022, Tập đoàn Fuchs thuê thành công khu đất tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để mở rộng hoạt động tại Việt Nam, với việc thuê dài hạn khu đất 20.000 m2 tại KCN Chuyên sâu Phú Mỹ 3...
Về phía các doanh nghiệp BĐS KCN, thị trường trong quý I/2022 khá sôi động, với những khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD tại các KCN trên cả nước. Tiêu biểu như: LOGOS Viet Nam Logistics Venture thực hiện thương vụ M&A thứ 4 tại Việt Nam, thiết lập mối quan hệ đối tác liên doanh để mua lại một nhà xưởng logistics hiện đại xây theo yêu cầu (built-to-suit) có tổng diện tích 116.000 m2, với giá trị đầu tư lên đến 80 triệu USD; CapitaLand Development cũng đã ký biên bản ghi nhớ đầu tư 1 tỷ USD với tỉnh Bắc Giang để phát triển KCN và khu đô thị đầu tiên của CLD tại Việt Nam...
Sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, Bộ Xây dựng dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như khả năng phục hồi và thích ứng tuyệt đối của các doanh nghiệp trong nước đang mở ra tương lai gần hứa hẹn, vé nên một bức tranh tươi sáng cho nền kinh tế nói chung phục hồi và BĐS công nghiệp nói riêng phát triển.
Hàng loạt ông lớn đầu tư BĐS công nghiệp
Sự phát triển mạnh mẽ của BĐS công nghiệp ngay trong bối cảnh đại dịch đang diễn biến phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp BĐS lớn |vốn chỉ chuyên phát triển BDDS nhà ở, nghỉ dưỡng đã mạnh tay đầu tư vào phân khúc này.
Mới đây nhất, chủ đầu tư Phát Đạt đã được tỉnh Đồng Tháp chấp thuận cho tiếp cận, nghiên cứu đề xuất đầu tư 3 dự án: KCN Cao Lãnh, KCN Cao Lãnh II và KCN Cao Lãnh III, với tổng quy mô 2.000 ha, dự kiến khởi công giai đoạn I trong năm 2024, tổng mức đầu tư 14.726 tỷ đồng, với các phân kỳ: giai đoạn I từ 2021 - 2025 phát triển quy mô 1.000 ha và giai đoạn II từ 2026 - 2030 quy mô từ 1.000 ha. Nhà đầu tư Phát Đạt nghiên cứu đề xuất dự án KCN - dịch vụ đô thị Phát Đạt - Dung Quất (Quảng Ngãi), với quy mô 1.152 ha, dự kiến khởi công năm 2023; dự án Kho bãi tổng hợp - dịch vụ logistics Tài Tiến (Bà Rịa - Vũng Tàu), quy mô 24 ha đang trong giai đoạn triển khai xây dựng...
Tập đoàn Hoà Phát cũng có kế hoạch cụ thể đổ tiền vào BĐS công nghiệp và đang đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật 3 khu công nghiệp bao gồm: Phố Nối A (600 ha) và Yên Mỹ II (giai đoạn I: 97,5 ha) - Hưng Yên; KCN Hòa Mạc - Hà Nam (131 ha).
Trung tuần tháng 3, thị trường BĐS công nghiệp lại đón dự án đầu tư mới của Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM), đơn vị thành viên của CTCP Chứng khoán SSI (SSI) đã ký hợp tác cùng CTCP Shinec nghiên cứu cơ hội đầu dự án KCN Ninh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, với quy mô 620 ha để phát triển chuyên sâu về dược phẩm, dịch vụ dưỡng lão và y tế...
Việc nhiều ông lớn đổ tiền vào BĐS công nghiệp, với các dự án quy mô cho thấy tiềm năng lớn của phân khúc này từ năm 2022. Cộng với nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng sẽ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của phân khúc này.
Dòng tín dụng ngân hàng chảy vào các 'sân sau' bất động sản thế nào? Gần đây, một số chuyên gia kinh tế bày tỏ lo ngại dòng tín dụng ngân hàng đang chảy nhiều vào các "sân sau" bất động sản, có thể gây rủi ro cho hệ thống tài chính và cả nền kinh tế. Dòng vốn huy động đáng ra phải được đẩy vào phục vụ cả nền kinh tế thì một số ngân hàng...