Vì sao các nhóm nhạc Kpop thường “chết non”?
Tình người – chính là chìa khóa bảo đảm cho sự lâu dài của bản hợp đồng nghệ sĩ.
Trong thời gian gần đây, vấn đề hợp đồng nô lệ đã ngày càng trở thành chủ đề nóng và thu hút sự chú ý không chỉ từ phía công chúng mà ngay cả những nghệ sĩ trong ngành cũng đã lên tiếng về vấn đề này. Sự tranh cãi gay gắt đến từ phía nghệ sĩ – cơ quan quản lí đã biến cục diện tại Kpop trở nên hỗn độn và khiến các fans như ngồi trên đống lửa. Sau những trường hợp đáng tiếc đến từ JYJ – Han Kyung và SM Ent và Kara – DSP Ent vỡ nở đã khiến không ít người phải đặt dấu chấm hỏi rằng liệu các nhà quản lí Hàn Quốc có quá bóp ngạt các nghệ sĩ của mình hay không?
DBSK
Vết nhơ này không chỉ bủa vây đất nước Hàn Quốc mà nó còn lan sang nước láng giềng là Nhật Bản – địa phận đang hứng chịu cơn bão mang tên Kpop. Trước tình trạng gà nhà dứt áo ra đi trong thời gian gần đây, nhiều công ty giải trí của Nhật đã bày tỏ sự quan tâm của mình trước vấn đề vì sao các nghệ sĩ yêu cầu chấm dứt hợp đồng.
Han Kyung ( Super Junior )
Cụm từ ” chấm dứt hợp đồng ” là điều hiếm thấy trong ngành công nghiệp âm nhạc tại Nhật Bản, nhóm nhạc thần tượng SMAP ra mắt từ năm 1991 tính đến nay nhóm đã hoạt động được 20 năm và chưa hề có một dấu hiệu nào cho thấy nhóm sẽ tan rã. Đặt câu hỏi ngược lại cho Kpop, liệu có nhóm nhạc nào trụ tại Kpop quá 20 năm không?
SMAP
Đại diện công ty giải trí Nhật Bản cho rằng lí do khiến độ tuổi của các nhóm nhạc Kpop thường không đều phụ thuộc vào điều kiện công bằng và hợp lí trong các bản hợp đồng đã nêu ra. Như đã biết, các thành viên trong các nhóm nhạc thường ra nghề từ rất trẻ, các ca sĩ kí kết với công ty thường ở độ tuổi từ 15 – 19, do vậy sự hiểu biết về hậu quả của bản hợp đồng thường rất hạn hẹp.
Theo đại diện tại Nhật cho hay: ” Trong trường hợp của DBSK, vấn đề dẫn tới việc phá vỡ hợp đồng bắt nguồn từ việc rằng buộc 13 năm mà công ty đã kí kết với nhóm. Tại Nhật Bản, thời gian của bản hợp đồng chỉ kéo dài từ 1 đến 2 năm.”
Video đang HOT
Đủ để thấy rằng, các nhà quản lí ca sĩ tại Nhật Bản đang áp dụng hình thức kích cầu đối với nghệ sĩ của mình. Nói cách khác, họ sẽ không gò bó nghệ sĩ của mình theo một khuôn khổ nhất định nào đó, bất kì một thành viên trong nhóm nhạc đều có thể tự do phát triển sự nghiệp solo nếu họ muốn.
Nhưng điều này hiếm xảy ra tại Hàn Quốc, nhìn vào trường hợp của Han Kyung, ngay sau khi tin tức anh chấm dứt bản hợp đồng với SM Ent, đại diện của Han Kyung đã tiết lộ rằng SM Ent đã tự ý bác bỏ khá nhiều hợp đồng quảng cáo, đóng phim béo bở của anh. Điều này trái ngược với phong cách quản lí thả cửa tại Nhật Bản.
Kara
Thêm vào đó, tại các công ty quản lí tại Nhật Bản, lợi nhuận của ca sĩ sẽ tăng theo thời gian nếu như họ trở nên nổi tiếng trong quãng thời gian kí kết với công ty. Hàng tháng, công ty sẽ thanh toán đầy đủ lợi nhuận mà nghệ sĩ đó kiếm được, bảo đảm cho cuộc sống cá nhân và khiến cho nghệ sĩ cảm thấy tin tưởng với công ty quản li của mình.
Một đặc điểm khá ấn tượng tại các công ty quản lí Nhật Bản hiện nay là mối quan hệ giữa công ty và nghệ sĩ được xây dựng bởi tình người. Đại diện của công ty giải trí tại Nhật cho biết: ” Nghệ sĩ không phải là món hàng, do vậy ta không thể đối xử với họ như một công cụ kiếm tiền. Chúng ta cần phải thông cảm và đối xử với họ bằng tình người.”
JYJ
Trong năm 2009, bản hợp đồng của nữ diễn viên/ người mẫu tại Nhật đã khiến nhiều người phải ấn tượng về thông tin được ghi trong đó: ” Chúng tôi không chấp nhận khi phải chịu đựng nỗi đau về thể xác và tinh thần trong thời gian làm việc. Lịch làm việc luôn phải được sắp xếp để có nhiều cơ hội phát triển để diễn viên/ người mẫu có thể phát huy hết kĩ năng của mình.”
Giám đốc công ty giải trí, ông Sasaki Masumi cho biết: ” Đó là một phần khó khăn nhất trong công việc quản lí người nổi tiếng vì họ chính là nguồn sống của chúng tôi. Nhưng không chỉ đơn thuần là quản lí một người nổi tiếng, chúng tôi cũng tập trung vào việc giúp đỡ họ phát triển như là một diễn viên đích thực được công chúng đón nhận một cách chân thành.”
Tuy nhiên, chuyện nghệ sĩ dứt áo ra đi tại Nhật Bản cũng không phải không có, vì những lí do bất đồng quan điểm thì kết cục dẫn tới là chia tay cũng là chuyện bình thường. Mặc dù phần lớn các nghệ sĩ rời bỏ công ty quản lí của mình chỉ vì họ không đạt được thành công như đã muốn do vậy chuyện tìm bến đỗ mới cũng là điều dễ hiểu. Điều đáng mừng thay là các nghệ sĩ Nhật Bản hiếm khi lên tiếng về việc chịu ” khổ sai ” khi dưới chướng các công ty quản lí thì không được đả động tới.
Masahiro Motoki và Triệu Vy
Cũng có nhiều trường hợp về việc nghệ sĩ và công ty quản lí vô duyên trong thời gian hợp tác, điển hình như nam diễn viên Masahiro Motoki sau khi rời khỏi công ty quản lí ngay lập tức trở nên nổi tiếng. Điển hình trong vụ lùm xùm giữa Avex và JYJ, trong quãng thời gian lánh nạn tại Nhật, Avex đã trở thành người hùng khi đứng lên chống lại SM Ent và ra mặt bảo trợ cho JYJ.
Điều mà không ai có thể ngờ tới rằng, sau khi kiếm được món lời lớn từ việc phát hành sản phẩm mang tên JYJ thì Avex không thương tiếc ” đá văng ” JYJ và nối lại tình nghĩa với SM Ent hòng trở thành chủ quản cho những nghệ sĩ khác tại công ty này.
Trước động thái này, cư dân mạng đã bày tỏ quan điểm rằng: ” Họ trở thành những kẻ phản bội trong mắt nhiều người chỉ vì họ không được đối đãi giống như một con người. Các công ty quản lí thẳng thừng chặn đứng phát triển sự nghiệp của họ một cách vô lí. Tôi nghĩ rằng các nhà quản lí Kpop nên học hỏi phong cách đối đãi nghệ sĩ của nước bạn.”
Minh Huyền
Theo 2sao
Các công ty quản lý Hàn chỉ đáng "xách dép" cho công ty Nhật?
Thời gian gần đây, cụm từ "hợp đồng nô lệ" trong ngành giải trí Hàn Quốc không còn là đề tài quan tâm của riêng khán giả. Vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp khi các công ty quản lý nước ngoài cũng lên tiếng bình luận. Sau khi chứng kiến mâu thuẫn giữa JYJ - SM Entertainment, KARA - DSP Entertainment, một số công ty quản lý của Nhật Bản đã tỏ ra hết sức bối rối bởi đối với họ, việc kết thúc hợp đồng gần như chẳng bao giờ bị đẩy đến đỉnh điểm và trở thành những vụ lùm xùm rắc rối như ở Hàn Quốc.
Một số công ty quản lý của Nhật Bản đã lên tiếng bình luận về vấn đề "hợp đồng nô lệ"
Chấm dứt hợp đồng là một tình huống hiếm gặp trong ngành âm nhạc Nhật Bản. Điển hình là trường hợp của idol group debut từ năm 1991 SMAP. Sau hơn 20 năm hoạt động, SMAP vẫn là một trong những nhóm nhạc được ưa chuộng nhất nhì trong giới idol Nhật Bản.
Phía Nhật Bản cho rằng, chìa khóa dẫn đến sự lâu bền trong mối quan hệ giữa công ty quản lý và idol group chính là những điều khoản công bằng và hợp lý trong bản hợp đồng giữa hai bên. Đại diện của một tạp chí hợp tác với 5 công ty truyền thông lớn của Nhật Bản cho biết: "Trong trường hợp của DBSK, vấn đề nằm ở chỗ hợp đồng của họ kéo dài những 13 năm. Trong khi ở Nhật Bản, thông thường thời hạn của các hợp đồng chỉ là 1 hoặc 2 năm."
Theo các công ty Nhật Bản thì những điều khoản công bằng và hợp lý trong bản hợp đồng giữa công ty quản lý và idol group sẽ mang đến mối quan hệ lâu bền giữa hai bên
Nói cách khác, các công ty quản lý Nhật Bản thường xây dựng hệ thống những điều khoản làm việc khuyến khích sự phát triển cá nhân. Nếu một nhóm nhạc trở nên đình đám và "ăn nên làm ra" trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, mức lương trong năm hoạt động tiếp theo của nhóm nhạc đó sẽ được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên những tài năng ít nổi tiếng hơn cũng không phải lo lắng quá nhiều. Hằng tháng, công ty quản lý đều trả lương cố định cho các tài năng này, giúp họ đảm bảo được cuộc sống của mình, mức độ trung thành với công ty quản lý của họ cũng theo đó tăng lên.
Một đặc trưng của các công ty quản lý Nhật Bản là mối quan hệ giữa các công ty này và các nghệ sĩ của mình. Một đại diện lâu năm trong nghề chia sẻ: "Không được đối xử với nghệ sĩ của mình như những món hàng. Phải trông nom họ bằng sự thấu hiểu và cảm thông giữa con người với nhau."
Điều quan trọng là các công ty quản lý phải thấu hiểu và có sự thông cảm với các nghệ sĩ của mình
Năm 2009, dư luận từng được phen choáng váng khi được đọc hợp đồng của một nữ diễn viên/người mẫu Nhật Bản. Hợp đồng ghi rõ: "Chúng tôi tuyệt đối không chấp nhận những đau đớn về thể chất và tinh thần do việc cưỡng ép lao động gây ra", "Lịch làm việc phải luôn luôn được điều chỉnh sao cho người mẫu và diễn viên có thể phát huy tối đa khả năng của mình."
Giám đốc Sasaki Masumi của công ty này khẳng định: "Việc gặp rắc rối trong khi quản lý nghệ sĩ đã trở thành một phần không thể thiếu của ngành giải trí. Nhưng sau cùng thì đó không chỉ đơn thuần là việc quản lý ngôi sao, tôi cũng tập trung giúp đỡ họ phát triển sự nghiệp diễn xuất bằng cách cung cấp cho họ những hiểu biết sâu hơn về nghề nghiệp của mình."
Ngoài ra, các công ty quản lý cũng cần tạo điều kiện giúp các nghệ sĩ phát triển tối đa tài năng của mình
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là nền âm nhạc Nhật Bản chưa từng chứng kiến nghệ sĩ nào "dứt áo ra đi" khỏi công ty quản lý vì bất đồng quan điểm. Dù lí do dẫn đến những cuộc chia ly thường gặp là do nghệ sĩ không thể đạt được sự nổi tiếng trong mơ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp nghệ sĩ vừa xách vali ra đi là lập tức "lên như diều gặp gió", điển hình là cựu diễn viên idol Masahiro Motoki. Trong khi đó, JYJ là nhóm nhạc đầu tiên bị công ty quản lý cũ tìm đủ cách "cản đường", tiêu biểu là việc không cho xuất hiện trên các chương trình ca nhạc.
Theo VCTV
Một sao Hàn - "Giá" bao nhiêu? Đứng đầu trong ngành giải trí châu Á, Hàn Quốc luôn biết cách tạo ra nét riêng của mình và khiến cho người hâm mộ đổ dồn mọi con mắt về mình. Đó chính là cách mà showbiz Hàn đang tồn tại và phát triển ngày càng hùng mạnh, nói về lượng diễn viên hay ca sĩ thì có lẽ không nơi đâu...