Vì sao các ngân hàng ồ ạt mua lại nợ xấu?
Tìm cách mua lại nợ xấu đã bán cho Cty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) là diễn biến gây nhiều chú ý trên thị trường ngân hàng thời gian gần đây.
Vietcombank, Techcombank, MBBank, OCB, VIB và mới đây ACB là những ngân hàng đầu tiên chính thức xóa sạch số nợ xấu được bán cho VAMC trước đây.
Nhiều ngân hàng khác như Eximbank, TPBank, Kienlongbank, VPBank, BIDV, Eximbank hay SHB cũng đang xúc tiến kế hoạch mua lại nợ của VAMC và tất toán trái phiếu đặc biệt ngay trong năm 2019.
VPBank cho biết chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận 2019 ở mức 9.500 tỉ đồng, tăng chỉ 3% so với năm 2018. Lãnh đạo ngân hàng này lí giải, con số tăng trưởng lợi nhuận thận trọng trong năm 2019, có nguyên nhân từ mong muốn tập trung xử lý dứt điểm số nợ xấu bán cho VAMC ngay trong năm nay, vào khoảng 3.160 tỉ đồng.
Việc các ngân hàng mua lại nợ xấu đã bán và xu hướng này càng mở rộng trong các tháng đầu năm 2019 gây nhiều chú ý, song không phải là quá bất ngờ.
Bởi trong suốt những năm qua, bán nợ xấu cho VAMC là giải pháp mà nhiều ngân hàng buộc phải áp dụng để nhanh chóng đưa nợ xấu (thường đang chiếm tỉ lệ rất cao so với tổng dư nợ) ra khỏi bảng cân đối tài sản.
Đổi lại, các ngân hàng sẽ nhận được lượng trái phiếu tương ứng của VAMC có thời hạn 5 năm và trong suốt thời gian này, mỗi năm ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu VAMC. Đồng nghĩa với việc lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị sụt giảm hàng năm.
Video đang HOT
ThS Trương Thị Đức Giang – Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh phân tích: “Nợ xấu bán cho VAMC thực chất chỉ xử lý về mặt kỹ thuật hạch toán và giãn thời gian trích dự phòng chứ chưa giải quyết được bản chất nợ xấu. Sau khi mua nợ, hầu hết quá trình tiếp theo như thu hồi nợ, xử lý tài sản vẫn được VAMC ủy quyền… cho ngân hàng thực hiện”.
Vì vậy khi mua lại nợ xấu, các ngân hàng có thể hoàn toàn chủ động trong việc xử lý nợ xấu. Đặc biệt khi lợi nhuận 2018 khả quan và tỉ lệ nợ xấu nội bảng của các ngân hàng đang ở mức thấp (2,02%) là những điều kiện thuận lợi.
Tuy nhiên theo nhiều ý kiến, việc mua lại nợ để tự xử lý sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2019.
Mỗi nhà băng vì thế sẽ phải tính toán khối lượng nợ xấu mua về để vẫn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận cả năm và tỉ lệ nợ xấu hợp lý.
Ngay tại TPBank, theo ông Nguyễn Hưng – Tổng Giám đốc TPBank, tùy theo kết quả lợi nhuận, năm nay ngân hàng sẽ mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC hoặc chỉ tối thiểu là 500 tỉ đồng
Một thông tin đáng chú ý khác là NHNN đang dự thảo quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC thay thế cho Thông tư 19/2013. Dự thảo này có quy định các ngân hàng có nợ bán cho VAMC sẽ không được chia cổ tức bằng tiền mặt cho đến khi trái phiếu đặc biệt được thanh toán.
Đây có thể mới là “động lực” chính thúc đẩy các ngân hàng hi sinh lợi nhuận trước mắt để quyết liệt xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu bán cho VAMC, tất toán toàn bộ số trái phiếu trên phòng trường hợp dự thảo trên trở thành văn bản chính thức.
Lũy kế đến đầu quý II/2019, số nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC đạt 338.849 tỉ đồng dư nợ gốc nội bảng, tương ứng với giá mua nợ là 307.567 tỉ đồng.
LAM DUY
Theo laodong.vn
Vietinbank đã được giữ lại lợi nhuận?
Trong một báo cáo mới công bố của CTCK Bản Việt (VCSC) cho biết, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, mã: CTG ) đã được cổ đông cho phép ngừng trả cổ tức tiền mặt để giữ lại lợi nhuận làm vốn cấp 1.
Mặc dù vậy, VCSC nhận định rằng ngân hàng kho co thê được bom vôn trong 12 thang tơi, anh huơng đên triên vong tang truơng. Hiện nay, VietinBank vân thiêu room khôi ngoai va hiẹn vân chua ro thơi điêm va mưc đọ điêu chinh qui đinh room khôi ngoai đôi vơi ngan hang.
"Chúng tôi dự báo hệ số CAR 2019 của VietinBank sẽ giảm xuống 9,8% với tỷ lệ vốn cấp 1 mỏng ở mức 6,8% và ngân hàng kho co thê tuan thu Basel II", báo cáo của VCSC cho hay.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 tổ chức hồi tháng 4 vừa qua, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch VietinBank cho biết, tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) riêng lẻ của ngân hàng là 9,6% và hợp nhất là 10%. Tuy nhiên, nếu áp dụng theo Thông tư 41, CAR của ngân hàng lại ở mức dưới 8%.
Cùng với đó, VCSC nhận định việc giai quyêt trai phiêu VAMC se anh huơng đên kha nang sinh lơi của VietinBank trong cac nam tơi. Cuối năm 2018 ngân hàng vân con 13.400 tỷ đông trai phiêu VAMC tren bang can đôi kê toan.
VCSC cho rằng ngân hàng sẽ nỗ lực giải quyết trái phiếu VAMC trong các năm 2019 - 2021. Nếu ngan hang se dư phong đây đu cho luơng trai phiêu nay thì chi phi tin dung lien quan se đuơc đây manh vao nam 2020.
Mặc dù vậy, công ty chứng khoán này lại điêu chinh tang dư bao lợi nhuận trước thuế năm 2019 của VietinBank them 7% len 7.600 tỷ đồng, tang 41% so vơi nam 2018. Sự điều chỉnh này là do thu nhạp lai thuân 2018 biên đọng bât thuơng khiến mức dư bao thu nhạp truơc dư phong 2019 đuơc điêu chinh tang manh hon so vơi gia đinh tang chi phi dư phong.
Mới đây, ông Nguyễn Chí Thành, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết đang làm việc với các ngân hàng quốc doanh về khả năng SCIC tham gia mua cổ phần các nhà băng này mà cụ thể là BIDV và Vietinbank.
Theo Tổng giám đốc SCIC, phương án được tổng công ty đưa ra là mua cổ phần hai nhà băng này bằng mệnh giá, giúp những ngân hàng này giải quyết "bài toán" thiếu vốn. BIDV mặc dù đã tìm được cổ đông chiến lược những vẫn chưa thể phát hành do vẫn còn vướng mắc ở giá.
Trong khi đó, VietinBank được đánh giá là trường hợp khó khăn nhất do đã dùng gần hết dư địa tăng vốn. Sở hữu Nhà nước tại VietinBank đã xuống dưới mức tối thiểu (65%), trong khi sở hữu của cổ đông ngoại đã ở mức tối đa.
Từ năm 2016 đến nay, cả BIDV và VietinBank đều mong muốn tăng vốn điều lệ thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên đề nghị này đã nhiều lần bị Bộ Tài chính khước từ với lý do ngân sách eo hẹp.
Theo ông Đào Minh Tú - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng xác nhận, 4 ngân hàng quốc doanh đang gặp khó khăn trong tăng vốn điều lệ. Mấu chốt, theo ông Tú, là hiện hệ số CAR của nhóm ngân hàng này đã xấp xỉ ngưỡng 9% - mức tối thiểu đảm bảo an toàn vốn.
Theo thuonggiaonline.vn
Ngân hàng quốc doanh sắp trở lại thời kỳ hoàng kim về lợi nhuận? Agribank và BIDV đang trên đường trở lại thời kỳ hoàng kim về lợi nhuận. Cùng với "vua lợi nhuận" Vietcombank, bộ ba ngân hàng quốc doanh này có thể sớm tái lập khoảng cách lợi nhuận với các ngân hàng tư nhân, trong bối cảnh những ngân hàng tư hàng đầu như Techcombank hay VPBank đang có phần chững lại trong tăng...