Vì sao các lớp tiểu học được bố trí trên tầng cao?
Cho đến nay, nhiều trường học ở Hà Nội vẫn bố trí khu hiệu bộ, phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phòng hội đồng… ở tầng 1 hoặc 2 trong khu nhà học cao tầng, còn các lớp học nằm trên tầng cao. Điều này trái với hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, vì sao?
Ảnh minh họa/INT
Thực tế ngược quy định
Thực trạng trò học tầng cao, lãnh đạo nhà trường làm việc, họp hội đồng ở tầng thấp vẫn diễn ra sau 1 năm Bộ GD&ĐT ra Văn bản số 4470/BGDĐT-CSVC gửi sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc “Thực hiện nhiệm vụ về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục (CSGD) mầm non, phổ thông”.
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT cần: “Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó quỹ đất để xây dựng các CSGD phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, bảo đảm hiệu quả đầu tư lâu dài. Ưu tiên quỹ đất để xây dựng trường, lớp học ở các khu đô thị mới, tái định cư, khu đông dân cư, các khu công nghiệp, các CSGD có tổ chức nội trú, bán trú cho học sinh”.
Các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn khó khăn về quỹ đất xây mới, mở rộng trường lớp, đã được Bộ GD&ĐT hướng dẫn rõ: “Đối với CSGD tại các quận nội thành thuộc thành phố lớn đông dân cư nếu thiếu phòng học, nhưng lại quá khó khăn trong việc bố trí quỹ đất để xây thêm phòng học, tùy từng trường hợp cụ thể lập phương án nâng tầng các công trình hiện có bảo đảm đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành; sau khi thực hiện nâng tầng các công trình phải bố trí các phòng học và các phòng phục vụ trực tiếp học sinh ở các tầng thấp theo quy định, các khu hiệu bộ, khu hành chính, phòng làm việc của cán bộ, giáo viên được bố trí tại tầng cao”.
Quy định là vậy nhưng ngay ở Hà Nội, nhiều trường học đến nay chưa thực hiện hướng dẫn trên. Ví dụ, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn bố trí HS học trên tầng cao; phòng hiệu trưởng và một số phòng chức năng khác như phòng kế toán, phòng truyền thống… ở tầng 1. Mặc dù trường được xây mới song vẫn có HS phải leo bộ lên tầng 5 để học…
Video đang HOT
Trao đổi về thực tế HS tiểu học của trường hàng ngày vẫn phải leo bộ lên tới tầng 4, 5 để học, bà Hạnh nói: “Trường đã có văn bản đề nghị với UBND quận cho trường xây lên 7 tầng và lắp thang máy. Nhưng thiết kế khi xây mới không cho phép xây đến tầng 7 mà chỉ được xây đến tầng 5, không được lắp thang máy”. Do thiếu phòng học nên vẫn phải bố trí HS của 2 lớp 5 học ở trên tầng 5, bà Hạnh cho hay.
Bà Vũ Thúy Hạnh – Phó Hiệu trưởng nhà trường lý giải: “Hiện nay, phòng hiệu trưởng ở tầng 1, phòng hiệu phó ở tầng 2, tầng 3 (trường có 2 hiệu phó). Đây là những phòng “kẹ” ở đầu hồi, có trong thiết kế xây dựng trường từ cách đây 6 năm. Phòng có diện tích 15 m2 không thể bố trí cho HS học. Còn phòng truyền thống bố trí ở tầng 1 nhưng là phòng dành cho HS vào tham quan truyền thống của nhà trường; họp công tác đội; nơi các đoàn khách đến nhà trường họp, thăm quan truyền thống thành tích của nhà trường…”.
Một góc nhìn về giải pháp
Do đâu có những trường học đã xây mới, sửa chữa hay nâng tầng (mấy năm gần đây), đến năm học này vẫn chưa bố trí phòng học bảo đảm quy định, HS vẫn phải leo bộ lên tầng cao để học?
Ông Nguyễn Sĩ Thư (Chủ tịch HĐQT Hệ thống Giáo dục Alpha) chia sẻ: “Về lâu dài cần có quy hoạch của Nhà nước, bao gồm quy hoạch cả khu dân cư, đường sá, bệnh viện và trường học. Tôi tin khoa học về quy hoạch đô thị đủ để trả lời câu hỏi này với các khu dân cư mới. Nếu có quy hoạch tốt, chúng ta ít phải thay đổi và đau đầu xử lý những sự vụ như nâng tầng, thiếu phòng học. Vì từ mỗi khu dân cư đều có thể tính ra được số HS đi học và liên quan tới số lớp, số trường, số đường cần có”.
Cũng theo ông Sĩ Thư, đối với các khu dân cư hiện tại, khu phố cổ và phố cũ, số HS mới tăng lên không nhiều. Phần lớn lượng HS tăng nằm ở các khu đô thị, nơi có các toà chung cư mới mọc lên như nấm. “Nếu quy hoạch, cấp phép tốt và khoa học, tôi nghĩ chúng ta không phải điều chỉnh, xin thêm gì nhiều trong việc nâng tầng các nhà học. Còn với những trường hợp cố tình vi phạm quy định, phụ huynh có quyền lựa chọn các trường tốt cho con học” – ông Sĩ Thư nhấn mạnh.
Để chấm dứt tình trạng HS phải leo lên tầng cao để học, theo ông Sĩ Thư: “Cần có quy hoạch tổng thể tốt, nhất là quy hoạch đô thị. Nên có chính sách khuyến khích các trường tư được thành lập ở ngoại ô về chính sách đất đai, xe tuyến, thuế thu nhập cho GV… Như vậy, vừa giúp giãn dân, giảm tải cho các trường nội thành, vừa có môi trường rộng rãi để HS được GD trong không khí trong lành và đủ điều kiện cơ sở vật chất cho dạy và học, trải nghiệm của nhà trường”.
An Nhiên
Theo giadinh.net
Quảng Ngãi yêu cầu rà soát lại tình trạng thiếu giáo viên
Mặc dù đã tiến hành một đợt thi tuyển giáo viên với số lượng lớn nhưng nhiều địa phương ở Quảng Ngãi vẫn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên.
Ngày 20/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vừa có văn bản yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố có trách nhiệm rà soát tình hình sử dụng giáo viên, thống kê cụ thể, chi tiết tình trạng thiếu giáo viên tại từng trường thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Quảng Ngãi yêu cầu rà soát lại tình trạng thiếu giáo viên ở các địa phương.
Trong đó, nêu rõ số lượng giáo viên thiếu theo thực tế, thiếu so với chỉ tiêu biên chế được giao trên số lượng học sinh hiện có.
Làm rõ nguyên nhân thiếu, đánh giá, nhận định tình hình thừa thiếu giáo viên và đề xuất hướng giải quyết.
Trong trường hợp cần thiết, xin chỉ tiêu biên chế, xin chủ trương hợp đồng giáo viên đảm bảo đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Thực hiện báo cáo gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ trước ngày 25/11/2019. Trên cơ sở báo cáo của các huyện/thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổng hợp báo cáo cụ thể số lượng giáo viên thiếu hụt trên địa bàn toàn tỉnh.
Đồng thời, đánh giá, nhận định hiệu quả sử dụng đội ngũ giáo viên tại các trường để đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo đối với các đơn vị sử dụng, bố trí giáo viên chưa hợp lý và số lượng biên chế cần xin bổ sung (nếu có).
Ủy ban nhân dân tỉnh cũng giao Sở Nội vụ khẩn trương tổng hợp, đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo và xin bổ sung biên chế (nếu có) để giải quyết tình trạng thiếu hụt giáo viên trên địa bàn tỉnh.
Theo thống kê sơ bộ của ngành giáo dục Quảng Ngãi thì ngay đầu năm học mới 2019-2020, địa phương này đang thiếu hơn 200 giáo viên, chủ yếu ở bậc mầm non và tiểu học.
Trong đó, thiếu nhiều nhất là các huyện miền núi khó khăn như: Sơn Tây, Tây Trà, Trà Bồng...
Trong tháng 9 vừa qua, tỉnh này đã tổ chức thi tuyển 845 giáo viên từ bậc mầm non đến bậc trung học phổ thông.
AN PHONG
Theo giaoduc.net
1.000 học sinh nghỉ học vì gia đình phản đối dự án nghĩa trang Tình trạng học sinh nghỉ học hàng loạt tại huyện Mê Linh (Hà Nội) xảy ra từ ngày 14-11 đến nay. Sáng nay, 18-11, trao đổi với PLO, bà Trần Thị Lan, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mê Linh (Hà Nội), xác nhận thông tin trên. Theo thông tin ban đầu, trong hai ngày 14 và 15-11, trên địa bàn các xã Thanh...