Vì sao các loại rau họ cải có thể phòng ngừa ung thư?
Những người tiêu thụ nhiều hơn ba khẩu phần rau họ cải mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn đáng kể so với những người tiêu thụ ít hơn một khẩu phần mỗi tuần.
(Ảnh: Getty images)
Các nghiên cứu cho thấy rau họ cải không chỉ giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất mà còn có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Vì vậy, ăn nhiều rau họ cải có thể giúp phòng ngừa một số loại ung thư phổ biến.
1. Vì sao rau họ cải có thể phòng ngừa ung thư?
Rau họ cải có hơn 3.000 loại khác nhau nhưng phổ biến nhất là bắp cải, cải thảo, súp lơ, cải brussel, cải xoăn, cải làn, củ cải, su hào, cải xoong, xà lách rocket, cải cầu vồng, cải ngọt, cải mơ,…
Theo thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, các loại rau họ cải rất giàu chất dinh dưỡng, chất xơ và một số carotenoid như beta-carotene, lutein, zeaxanthin; vitamin C, E, K, B9 và nhiều khoáng chất khác.
Các carotenoid đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Trong khi đó, vitamin C, E, K, B9 có đặc tính chống ôxy hóa, giảm sự tổn thương của tế bào.
Chất xơ có thể ngăn ngừa ung thư bằng cách giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư với cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất này khỏi cơ thể. Chất xơ cũng giúp chúng ta duy trì được cân nặng ở mức khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các loại ung thư liên quan tới béo phì.
Bên cạnh đó, chất xơ còn là nguồn thức ăn của hệ lợi khuẩn có trong đường ruột. Sở hữu đường ruột khỏe mạnh có thể phòng ngừa được nhiều bệnh, trong đó có ung thư.
Ngoài ra, các loại rau họ cải là nguồn cung cấp dồi dào hợp chất glucosinolate. Hợp chất này tạo nên mùi thơm nồng và vị đắng của rau họ cải.
(Ảnh: Getty images)
Trong quá trình chế biến, nhai và tiêu hóa, glucosinolate bị phân hủy thành các hợp chất có hoạt tính sinh học như indole, nitrile, thiocyanate và isothiocyanate. Indole và isothiocyanate đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại ung thư, bảo vệ tế bào không bị tổn thương, vô hiệu hóa các chất gây ung thư, kháng virus và kháng khuẩn, chống viêm, ức chế sự hình thành mạch máu của khối u, chống di căn.
Ngoài ra, theo thông tin từ Cleveland Clinic, các loại rau họ cải cũng có thể giúp chống lại các chất nitrosamine gây ung thư và hydrocarbon thơm đa vòng có trong cá hoặc thịt khi bị nướng cháy, ướp muối hoặc nướng.
2. Rau họ cải có thể giúp phòng ngừa loại ung thư nào?
Các nhà nghiên cứu đã điều tra mối liên quan có thể có giữa việc ăn các loại rau họ cải và nguy cơ ung thư. Theo đó, ăn nhiều rau họ cải có tác động đến nguy cơ của bốn loại ung thư phổ biến dưới đây.
Ung thư tuyến tiền liệt
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu, những người tiêu thụ nhiều hơn ba khẩu phần rau họ cải mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn đáng kể, so với những người tiêu thụ ít hơn một khẩu phần mỗi tuần.
(Ảnh: Getty images)
Ung thư đại trực tràng
Ăn bông cải xanh và các loại rau họ cải khác có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Các hợp chất isothiocyanates trong rau họ cải giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, bằng cách ức chế các enzyme kích hoạt chất gây ung thư và kích thích các enzyme giải độc.
Một phân tích của Hoa Kỳ cho thấy rằng những phụ nữ ăn nhiều hơn 5 khẩu phần rau họ cải mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn.
(Ảnh: Getty images)
Ung thư vú
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiêu thụ rau họ cải có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú, đặc biệt là các dạng ung thư không thụ thể estrogen (ER-).
Các hợp chất indole trong rau họ cải có khả năng làm giảm hoạt động của estrogen, một yếu tố nguy cơ chính cho các loại ung thư liên quan đến hormone.
(Ảnh: Getty images)
3. Những ai nên cẩn trọng khi ăn rau họ cải?
Hầu hết mọi người có thể ăn các loại rau họ cải mà không có tác dụng phụ nếu ăn với mức độ vừa phải. Tuy nhiên, có một số người nên cẩn trọng khi ăn rau họ cải.
Người đang dùng thuốc làm loãng máu
Đây là nhóm cần hạn chế tiêu thụ rau họ cải. Nguyên nhân là do một số loại rau họ cải, đặc biệt là cải làn, cải xoăn và bông cải xanh, có hàm lượng vitamin K cao, có thể có tác dụng làm đông máu.
(Ảnh: Getty images)
Người bị suy giáp
Theo một số chuyên gia, người mắc chứng suy giáp nên hạn chế hoặc tránh ăn các loại rau họ cải. Bởi rau họ cải chứa các hợp chất gọi là goitrogens, có thể làm giảm khả năng hấp thụ iốt của cơ thể, từ đó cản trở hoạt động của tuyến giáp. Iốt là yếu tố cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp. Thiếu hụt hoặc không hấp thụ đủ iốt có thể dẫn đến suy giáp hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Người bị sỏi thận
Rau họ cải có thể chứa nhiều oxalate, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalate./.
Những bộ phận nào trên cơ thể dễ mắc ung thư?
Ung thư là tập hợp các bệnh lý đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm nhập, phá hủy các mô cơ thể bình thường.
Thế nào là ung thư?
Hầu hết, các tế bào trong cơ thể có chức năng cụ thể và tuổi thọ cố định. Trong quá trình điều hòa, một tế bào nhận được chỉ thị để chết và cơ thể có thể thay thế nó bằng một tế bào mới hơn hoạt động tốt hơn. Với các tế bào ung thư thiếu các yếu tố hướng dẫn chúng ngừng phân chia và chết. Kết quả dẫn đến sự tích tụ trong cơ thể, sử dụng oxy và chất dinh dưỡng thường nuôi dưỡng các tế bào khác.
Ung thư là tập hợp các bệnh lý đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm nhập, phá hủy các mô cơ thể bình thường.
Các tế bào ung thư có thể xuất hiện ở một khu vực, sau đó lan rộng qua các hạch bạch huyết. Một số loại ung thư gây ra sự phát triển tế bào nhanh chóng, trong khi những loại khác làm cho các tế bào phát triển và phân chia với tốc độ chậm hơn.
Có hơn 100 loại ung thư khác nhau. Ung thư thường được gọi tên theo cơ quan mà nó phát sinh. Ung thư cũng có thể được gọi theo loại tế bào hình thành chúng như ung thư biểu mô (carcinoma) hay ung thư mô liên kết (sarcoma). Ngoài ra các ung thư có thể phát triển từ máu, như là các bệnh máu ác tính.
Những bộ phận trong cơ thể dễ mắc ung thư
Phổi
Hút thuốc lá dài hạn có thể tích tụ các chất độc hại gây ung thư đồng thời tổn thương nhiều cơ quan như thanh quản, thực quản, bàng quang, thận, tuyến tụy... Khói bụi, ô nhiễm môi trường hay các hóa chất độc hại cũng tác động xấu đến phổi. Ung thư phổi thường không gây ra triệu chứng ở thời gian đầu, đến khi xuất hiện triệu chứng bệnh đã ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho điều trị.
Dạ dày
Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm, có thể chỉ đau mơ hồ ở vùng thượng vị, cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Khi ung thư tiến triển, bệnh nhân thường đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn ngay sau ăn, suy kiệt do khối u lớn gây hẹp dạ dày và xâm lấn ra xung quanh.
Ngoài ra, người có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày và mang nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Có hơn 100 loại ung thư khác nhau. Ung thư thường được gọi tên theo cơ quan mà nó phát sinh.
Đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là căn bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp, liên quan trực tiếp đến lối sống và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh như: Thừa cân béo phì, ít vận động, ăn nhiều thịt đỏ, ăn ít rau củ xanh và trái cây, ăn thức ăn nhanh, hút thuốc lá, uống rượu bia...
Ngoài ra, ung thư đại trực tràng còn liên quan đến yếu tố di truyền với hai hội chứng điển hình là đa polyp đại trực tràng gia đình và ung thư đại trực tràng di truyền không polyp (Hội chứng Lynch).
Thực quản
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này, trong đó, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia là nguyên nhân hàng đầu. Độ tuổi thường gặp là 50-60 tuổi nhưng bệnh ngày càng trẻ hóa. Chế độ ăn uống nhiều chất đạm, chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Vú
Ung thư vú xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó, khoảng 5-7% là do di truyền, hơn 90% là do yếu tố môi trường, lối sống sinh hoạt. Các yếu tố nguy cơ gồm tuổi cao, hút thuốc lá, uống rượu, béo phì, thừa cân, ít vận động hoặc tiếp xúc với các chất sinh ung thư trong môi trường sống. Phụ nữ có xu hướng kết hôn muộn, sinh con sau tuổi 35, ít đẻ con, ít cho con bú cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Tuyến tiền liệt
Thường gặp ở nam giới cao tuổi. Bệnh tiến triển chậm nhưng liên tục với các mức độ khác nhau. Nam giới từ 40 tuổi trở đi cần quan tâm và thăm khám sức khỏe nam khoa định kỳ, thực hiện xét nghiệm định lượng kháng nguyên tuyến tiền liệt (PSA) kết hợp với siêu âm nội trực tràng và sinh thiết chẩn đoán nếu có nghi ngờ.
Tuyến giáp
Tại Việt Nam, ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 6 trong số các loại ung thư thường gặp ở nữ giới. Sự khác biệt trong sinh lý và nội tiết là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới. Nữ giới sẽ trải qua nhiều biến động trong thời kỳ hành kinh, thai kỳ, mãn kinh, căng thẳng... ảnh hưởng đến quá trình điều hòa hormone tuyến giáp, tăng nguy cơ mắc bệnh. Người bệnh cần lưu ý khi có triệu chứng ho dai dẳng, khàn giọng, nuốt khó hoặc có khối u.
Vòm họng
Ung thư vòm họng thường gặp ở vùng đầu cổ, gồm ung thư mũi hầu (phần trên của họng), ung thư hầu họng (phần giữa của họng) và ung thư hạ hầu hay ung thư hạ họng (phần dưới của họng).
Ung thư vòm họng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là nam giới 30-60 tuổi. Triệu chứng thường gặp là đau họng kèm khó thở kéo dài, đau đầu, ù tai, thường chảy máu cam, xuất hiện khối u bất thường ở vòm họng... Nhiều người thường nhầm lẫn triệu chứng của ung thư vòm họng với các bệnh lý thông thường khác như viêm họng, sổ mũi, nhức đầu, dẫn đến phát hiện bệnh muộn.
Gan
Nguyên nhân gây ung thư gan đến nay vẫn chưa rõ ràng. Yếu tố nguy cơ hàng đầu là người mắc viêm gan virus B, C, gan nhiễm mỡ, xơ gan... vẫn chưa quan tâm theo dõi và điều trị bệnh nền ổn định. Ung thư gan còn liên quan đến yếu tố môi trường, chế độ ăn không lành mạnh, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, nhiễm độc nấm aflatoxin...
Loại rau 'ra chợ là có' được xem là khắc tinh của ung thư Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, rau họ cải không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn chứa nhiều hợp chất có khả năng chống lại ung thư. Khắc tinh của ung thư trong rau họ cải Rau họ cải có nhiều đặc tính phòng ung thư. Ảnh: Getty Theo Aboluowang, rau họ cải bao gồm: bông cải xanh, cải bắp,...