Vì sao các đại gia công nghệ liên tiếp thay CEO
Điểm chung của các sự kiện thay tướng tại các đại gia công nghệ liên tiếp diễn ra gần đây là việc thay nhân sự cấp cao không phải là hết nhiệm kỳ, hoặc bổ nhiệm lại, mà theo tính chất “thay ngựa giữa dòng”.
Mới đây, IBM đã bổ nhiệm ông Tan Jee Toon làm Tổng giám đốc IBM Việt Nam, thay ông Võ Tấn Long (ông Long chuyển sang phụ trách các dự án đặc biệt của IBM ASEAN). Trước đó, cuối năm 2008, IBM Việt Nam cũng đột ngột dùng ông Võ Tấn Long thay ông Nguyễn Việt Hoàng khi ông Hoàng mới đương nhiệm vị trí Tổng giám đốc IBM tại Việt Nam được 5 tháng.
Tương tự, Tập đoàn Lenovo cũng thông báo việc bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Sơn làm Tổng giám đốc Lenovo Việt Nam. Ông Sơn đã từng giữ nhiều vị trí quản lý cấp cao tại các công ty IBM, Siemens và gần đây nhất là Samsung. Nhiệm vụ của ông Sơn trên cương vị mới là chịu trách nhiệm tăng trưởng doanh số, cũng như phát triển kinh doanh cho các mảng khách hàng dự án, doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhỏ, người tiêu dùng cá nhân.
Một thương hiệu công nghệ khác là Qualcomm cũng bổ nhiệm ông Thiều Phương Nam vào vị trí Tổng giám đốc khu vực Việt Nam, Lào và Campuchia, với cấp bậc Giám đốc Cấp cao phụ trách Phát triển kinh doanh khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương vào cuối tháng 12/2012.
Đối với các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam, mới đây, MV Corp đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thục Anh, nguyên Phó tổng giám đốc VTC được bổ nhiệm thay ông Đỗ Mạnh Tuân làm Tổng giám đốc MVCorp.
Trước đó, việc thay tướng tại Tập đoàn FPT khiến dư luận xôn xao khi ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT tiếp quản “chiếc ghế nóng” của ông Trương Đình Anh.
Gần như các đại gia công nghệ đều không bình luận nguyên nhân về việc đổi tướng, nhưng có thể nhận ra thông điệp phát đi trong các bản thông cáo. Các bản thông cáo đều đánh giá cao những người tiền nhiệm và nhấn mạnh việc thay đổi nhân sự cấp cao là để phù hợp với nhu cầu phát triển mới.
Không khó để nhận ra, các hãng công nghệ đều đưa ra nhận định rằng, Việt Nam và Đông Nam Á đang là thị trường công nghệ thông tin sôi động và có sự thay đổi rất nhanh. Điều đó có nghĩa rằng, các lãnh đạo mới của các thương hiệu này được kỳ vọng rất lớn và nhiệm vụ của họ rất nặng nề. Thị trường Việt Nam luôn được nhiều tập đoàn công nghệ thông tin đánh giá là thị trường điểm, vì thế áp lực doanh số, hiệu quả hoạt động ngày càng lớn.
Một lãnh đạo tiền nhiệm của một công ty đa quốc gia tiết lộ, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi nhân sự cấp cao tại các đại gia công nghệ là do áp lực lớn về doanh số, việc quản lý, điều hành kinh doanh chưa đạt kỳ vọng. Một phần khác là do doanh nghiệp đó có sự thay đổi về chiến lược, công nghệ phát triển để có sự cạnh tranh mạnh trong tương lai.
Ông John Stefanac, Chủ tịch Tập đoàn Qualcomm khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết, việc bổ nhiệm ông Thiều Phương Nam là phù hợp với giai đoạn phát triển của thị trường viễn thông hiện nay. Còn tại IBM, ông Tan Jee Toon sẽ phụ trách toàn bộ các hoạt động và thúc đẩy thành công của IBM tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, theo bà Cordelia Chung, Giám đốc IBM ASEAN, ông Jee Toon sẽ hỗ trợ công cuộc phát triển và đổi mới sáng tạo của Việt Nam thông qua chiến lược Thành phố Thông minh hơn của IBM.
Lĩnh vực công nghệ thông tin luôn có sự cạnh tranh khốc liệt và việc thay đổi nhân sự diễn ra xoành xoạch. Có tập đoàn 2 năm thay 3 tổng giám đốc. Những chiếc ghế nóng CEO tại các tập đoàn công luôn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn không dễ vượt qua. Nếu không chứng minh được năng lực qua tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận những cuộc thay tướng vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2013, một năm được dự báo rất sóng gió với lĩnh vực công nghệ thông tin.
Theo Đầu tư
Top 20 công ty công nghệ cho doanh nghiệp có giá trị nhất thế giới (Phần 2)
Dựa trên dữ liệu của Google Finance, Business Insider đã chọn ra danh sách 20 hãng công nghệ giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên, nó chỉ được xét các công ty chủ yếu bán cho khách hàng doanh nghiệp và không bao gồm người dùng cá nhân. Vì vậy, cả Apple, Facebook hay Google đều không có tên trong này.
#12: Wipro
Giá trị vốn hóa thị trường: 20 tỷ USD
Chủ tịch: Azim Premji
Lĩnh vực: Cung cấp nguồn nhân lực từ bên ngoài
Cơ hội: Thị trường điện toán đám mây. Tháng 6 vừa qua, Wipro đã mở iStructure, một "đám mây điện toán", hòng cạnh tranh với HP, IBM, Microsoft, Rackspace và nhiều hãng khác.
Thách thức: Lĩnh vực thuê ngoài (outsourcing) đang có nhiều đối thủ nặng ký, trong khi Wipro chưa thắng được nhiều hợp đồng lớn, khiến cho các nhà đầu tư không khỏi lo lắng.
#11: Dell
Giá trị vốn hóa thị trường: 22 tỷ USD
CEO: Michael Dell
Lĩnh vực: Cung cấp máy tính cá nhân, server, thiết bị mạng cho doanh nghiệp và gần đây là mở rộng thêm cả trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ với việc mua lại hãng Quest Software với giá 2,4 tỷ USD.
Video đang HOT
Cơ hội: Hệ thống lưu trữ, đặc biệt là những hệ thống mới được xây dựng trên công nghệ flash. Hãng cũng vừa khai trương quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 60 triệu USD để ủng hộ cho các startup hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ này.
Thách thức: Dell đã không còn là một công ty sản xuất PC đơn thuần nữa, nhưng họ vẫn phải dựa nhiều vào lĩnh vực này. Shaw Wu - chuyên gia phân tích của Sterne Agee - đã ước tính rằng có tới 65 - 70% hoạt động kinh doanh của Dell vẫn có liên quan tới mảng PC.
#10: Infosys
Giá trị vốn hóa thị trường: 24 tỷ USD
Chủ tịch: N. R. Narayana Murthy
Lĩnh vực: Dịch vụ nguồn nhân lực
Cơ hội: Thị trường nguồn nhân lực lớn.
Thách thức: Infosys cần phải chứng minh rằng họ có khả năng tạo ra công việc tại Mỹ cho người Mỹ, chứ không phải chỉ mang công việc tại Mỹ cho người nước ngoài. Nhiều chính trị gia đã không đồng tình với việc làm này của Infosys, và công ty này cũng đang phải đối mặt với một số rắc rối với luật pháp Mỹ về vấn đề thuế và nhập cư.
#9: HP
Giá trị vốn hóa trị trường: 38 tỷ USD
CEO: Meg Whitman
Lĩnh vực: Cung cấp PC, máy in, server, thiết bị mạng và bán các phẩn mềm quản trị IT, dịch vụ đám mây, và cố vấn cho các doanh nghiệp
Cơ hội: Điện toán đám mây tư nhân cho các doanh nghiệp.
Thách thức: Nhiều tin xấu đang cùng xảy đến với HP. Hãng cần phải tạm ngừng việc tái tổ chức, duy trì sự ổn định và đưa ra những sản phẩm hiện đại, sáng tạo hơn, đặc biệt là cho mảng linh doanh chủ lực là PC.
#8: VMware
Giá trị vốn hóa thị trường: 40 tỷ USD
CEO: Pat Gelsinger
Lĩnh vực: Cung cấp phần mềm ảo, cho phép các công ty chạy nhiều ứng dụng hơn trên các server. VMware hiện tại đang đạt được khá nhiều thành công trong lĩnh vực này, đến mức CEO hiện tại là Paul Maritz sẽ nhanh chóng được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc chiến lược cho công ty mẹ của VMware là EMC. Thay vào đó, phó chỉ tịch của EMC - Pat Gelsinger - sẽ đảm nhận vị trí CEO của VMware.
Cơ hội: Công ty này vừa mua lại một startup khác là Nicira với giá 1,26 tỷ USD vì startup này đang sở hữu công nghệ mới mà VMware đang cần phát triển trong lĩnh vực mạng máy tính.
Thách thức: Đối thủ cạnh tranh lớn của VMware là Cisco sẽ không để một mình công ty này làm mưa làm gió trong lĩnh vực mạng máy tính cho doanh nghiệp.
#7: EMC
Giá trị vốn hóa thị trường: 56 tỷ USD
CEO: Joe Tucci
Lĩnh vực: Các sản phẩm lưu trữ và các dịch vụ doanh nghiệp khác, như hệ thống quản lý tài liệu.
Cơ hội: VMware. EMC đang là cổ đông lớn nhất của VMware và có thể, đây cũng là tài sản lớn nhất của EMC.
Thách thức: Công ty con VMware và đối tác Cisco của EMC đang là kình địch của nhau, và EMC đang là kẻ đứng giữa.
#6: SAP
Giá trị vốn hóa thị trường: 77 tỷ USD
Co-CEO: Bill McDermott
Lĩnh vực: Bán phần mềm, đặc biệt là các phần mềm kế hoạch nguồn, bao gồm tài chính, nhân lực, kinh doanh...
Cơ hội: Cơ sở dữ liệu HANA, một trong những sản phẩm phát triển nhanh nhất của SAP. Đối tác mới nhất của SAP chính là Cisco và EMC.
Thách thức: Tự thay đổi bản thân từ một công ty định hướng sản phẩm thành một công ty dịch vụ đám mây.
#5: Siemens
Giá trị vốn hóa thị trường: 80 tỷ USD
CEO: Peter Löscher
Lĩnh vực: tự động hóa & điều khiển, điện lực, vận tải, y tế, thông tin và liên lạc và chiếu sáng . Ngoài ra, lĩnh vực quan trọng nhất của Siemens với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, đó là cung cấp phần cứng điện thoại và phần mềm liên lạc, phổ biến với các trung tâm dịch vụ khách hàng.
Cơ hội: Một ông lớn, tham gia nhiều mảng trong thị trường năng lượng, bao gồm cả năng lượng xanh.
Thách thức: Nỗ lực chống lại sự suy thoái. Nokia, đối tác truyển thông chính của Siemens, cũng đang gặp nhiều khó khăn trên con đường phục hồi.
#4: Cisco Systems
Giá trị vốn hóa thị trường: 94 tỷ USD
CEO: John Chambers
Lĩnh vực: Thiết bị mạng, bán phần mềm và dịch vụ, ví dụ như WebEx.
Cơ hội: Các hệ thống bao gồm mạng, server, và trung tâm lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp. Cisco cũng mới tham gia liên minh với EMC và SAP, với hàng chục nghìn khách hàng tăng thêm.
Thách thức: Software Defined Networking(SDN) là giúp "dọn dẹp" các phần cứng quản trị của Cisco và biến nó thành những ứng dụng quản trị dễ dàng hơn. Chính vì sự quản lý hiệu quả hơn, hệ thống mạng doanh nghiệp sẽ tốt ít tiền để đầu tư, đồng thời cho phép sử dụng những thiết bị phổ thông mà vẫn mang lại lợi ích cao cho doanh nghiệp.
#3: Oracle
Giá trị vốn hóa trị trường: 154 tỷ USD.
CEO: Larry Ellison.
Lĩnh vực: Phần cứng và phần mềm.
Cơ hội: Đám mây lưu trữ tư nhân.
Thách thức: Phần cứng của Sun Microsystems xây dựng trên nền tảng chip SPARC. Các công ty đang chuyển hướng từ những server đắt đỏ chạy Unix sang những server rẻ hơn của Intel.
#2: IBM
Giá trị vốn hóa thị trường: 229 tỷ USD
CEO: Ginny Rometty.
Lĩnh vực: Máy tính, server, đĩa, lưu trữ, linh kiện mạng, phần mềm bảo trì, dụng cụ phát triển phần mềm, server ứng dụng, cơ sở dữ liệu.
Cơ hội: Dữ liệu lớn, với công nghệ thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với siêu máy tính Watson có thể sử dụng ngôn ngữ thành thạo gần như con người.
Thách thức: Điện toán đám mây. IBM là một trong những nhân vật đầu tiên tham gia lĩnh vực này... Năm ngoái, công ty đã tuyên bố có tới 80% công ty thuộc danh sách Fortune 500 sử dụng đám mây của IBM. Nhưng hiện nay, lĩnh vực này đang có rất nhiều đối thủ nặng ký như HP, Red Hat, Verizon...
#1: Microsoft
Giá trị vốn hóa thị trường: 242,2 tỷ USD
CEO: Steve Ballmer
Lĩnh vực: Hệ điều hành và phần mềm cho doanh nghiệp.
Cơ hội: Hướng các doanh nghiệp tầm trung tới dịch vụ điện toán đám mây, với các dịch vụ như Office 365 và Azure.
Thách thức: Thuyết phục các công ty sử dụng thiết bị di động và có được những nhà phát triển phần mềm lớn cho doanh nghiệp trên HĐH mới Windows 8.
Theo Genk
Thu tiền tải nhạc số: Cuộc chơi không ai muốn tham gia? (Phần 1) Đúng một tuần trôi qua kể từ ngày quyết định thu phí tải nhạc có hiệu lực. Trước đó, các cư dân mạng vốn đã quen miễn phí hốt hoảng và thậm chí một số còn tranh thủ download nốt vào thời điểm trước 0h 1/11. Hai tháng trôi qua kể từ ngày đó nhưng có vẻ như cuộc sống của cư dân...