Vì sao các CLB Premier League “cắn răng” trả lương cầu thủ bất chấp Covid-19
Dù quay cuồng trong khó khăn tài chính giữa dịch Covid-19, các CLB Premier League vẫn không dám chủ động áp đặt các cầu thủ chấp nhận giảm lương.
Chờ đợi trong vô vọng
Tính đến thời điểm này, Premier League mùa giải 2019/2020 vẫn còn 9 vòng đấu nữa mới kết thúc. Tuy nhiên, các đội bóng tham dự giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh vẫn đang chờ đợi ngày giải đấu trở lại trong vô vọng dù Ban tổ chức giải đấu cũng hết sức nóng ruột và buộc phải để các trận đấu còn lại diễn ra đến hết mùa, nếu không muốn phải đền bù số tiền bản quyền truyền hình lên tới 762 triệu Bảng.
Trong bối cảnh giải đấu “đóng băng” vì đại dịch Covid-19, các CLB quay cuồng trong khó khăn tài chính và cắt giảm lương là phương án đầu tiên và bức thiết được đặt ra ở thời điểm này.
Premier League cũng giống như các giải đấu thể thao khác trên toàn thế giới hiện đang “đóng băng” vì đại dịch Covid-19. (Ảnh: Reuters).
Mặc dù vậy, các CLB Premier League vẫn không dám mạo hiểm áp đặt các cầu thủ của họ giảm lương theo yêu cầu của đội bóng chủ quản vì lo ngại những cuộc chia ly ngay trong kỳ chuyển nhượng Hè.
Theo điều khoản hợp đồng đã ký kết, nếu các cầu thủ bị áp buộc phải giảm lương không mong muốn và thiếu đi sự bàn bạc, đồng thuận với CLB chủ quan, họ sẽ được yêu cầu khiếu nại pháp lý.
Video đang HOT
Đây là một trong những “động cơ” thuận lợi nhất để các cầu thủ yêu cầu ra đi theo dạng chuyển nhượng tự do, dẫn tới một cuộc “tháo chạy” ồ ạt, giống như những gì giới chuyên môn lo ngại sẽ xảy ra với Man City khi đội bóng này bị cấm tham dự Champions League 2 năm tới vì vi phạm Luật Công bằng tài chính, cũng như giữ im lặng trong việc trả lương các cầu thủ và nhân viên của CLB trong suốt thời gian Premier League bị hoãn do dịch Covid-19 vừa qua.
Các CLB Premier League “cắn răng” trả lương cầu thủ bất chấp việc đang quay cuồng trong khó khăn tài chính giữa đại dịch Covid-19. (Ảnh: Getty).
Ở diễn biến mới nhất, Tottenham đã theo chân Newcastle công bố việc bắt buộc giảm lương 20% với 550 nhân viên không thuộc diện thi đấu của đội bóng, nhưng tuyệt nhiên không đề xuất gì với các cầu thủ trong nhóm đội một, thường xuyên thi đấu chính thức của HLV Jose Mourinho hay các cầu thủ trẻ, trưởng thành từ CLB.
Các CLB Premier League đang chờ đợi sự thống nhất cao độ từ Liên đoàn bóng đá, Hiệp hội Cầu thủ chuyên nghiệp (PFA) và Hiệp hội điều hành các giải đấu chuyên nghiệp để đưa ra một mức giảm lương cụ thể đối với các cầu thủ trong thời gian các giải đấu “đóng băng” vì đại dịch Covid-19 theo mặt bằng chung.
Tuy nhiên, con số này rõ ràng còn rất nhiều bất cập trong bối cảnh quỹ lương và quy mô các đội bóng ở Premier League có sự vênh nhau đáng kể. Đây là lý do mà những cầu thủ thuộc top đầu ở giải đấu cao nhất nước Anh sẵn sàng giảm lương để chung tay giải quyết khó khăn tài chính cùng CLB chủ quản nhưng vẫn chờ đợi những hướng dẫn từ PFA để đảm bảo quyền lợi.
Bài học “ Messi – Barca”
Không nói đâu xa, La Liga hiện tại đang xôn xao thông tin về mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa linh hồn của Barca là Lionel Messi và Chủ tịch đội bóng Josep Bartomeu.
Messi công khai chỉ trích Chủ tịch Barca Josep Bartomeu vì đội bóng chủ động yêu cầu cầu thủ giảm 70% lương mà chưa có sự đồng thuận chung. (Ảnh: Daily Mail).
Theo đó, ngày 30/3 vừa qua, Messi đã đăng tải một tâm thư, trong đó công khai chỉ trích Chủ tịch Josep Bartomeu cùng GĐTT Eric Abidal. Mọi việc bắt nguồn từ việc thượng tầng Barca yêu cầu các cầu thủ và nhân viên của đội bóng giảm 70% lương trong thời điểm khó khăn giữa dịch Covid-19 vào ngày 26/3.
Điều đáng nói ở chỗ, dù chưa nhận được sự đồng thuận từ 100% các cầu thủ và nhân viên đội bóng nhưng Chủ tịch Barca Josep Bartomeu vẫn chủ động thi hành chính sách giảm lương này, chỉ một ngày sau đó (27/3). Và đây chính là lý do Messi bày tỏ “sự thất vọng với Ban lãnh đạo CLB” dù “sẵn sàng cùng các đồng đội ở Barca giảm lương 70% trong thời gian khó khăn tài chính của đội bóng bởi dịch Covid-19″.
Ai cũng hiểu rõ Messi là cầu thủ không thể thiếu ở Barca từ khi chính thức ra mắt ở đội một của đội chủ sân Camp Nou. Cầu thủ này luôn muốn được cống hiến cho đến khi giải nghệ ở Barca nhưng động thái mới nhất của M10 cho thấy không có gì là không thể trong bóng đá./.
Minh An
Thói 'sang chảnh' khiến Ngoại hạng Anh khó đá tập trung
Ý tưởng về việc tập trung 20 CLB Premier League về cùng một địa điểm cách ly để thi đấu nốt phần còn lại của mùa giải vừa được nêu ra nhưng đã vấp phải vô số ý kiến phản đối.
Trong cuộc họp vào hôm thứ Sáu tới đây giữa những người có trách nhiệm của bóng đá Anh, ý tưởng để các cầu thủ của 20 CLB sống cách ly trong khách sạn cho đến khi kết thúc mùa giải sẽ được đem ra thảo luận. Lý thuyết là các cầu thủ sẽ dành toàn bộ thời gian của mình trên sân tập, đến sân đấu rồi về khách sạn. Đương nhiên, mọi địa điểm này đều được khử trùng và cách ly để đảm bảo mùa giải hiện tại được kết thúc với ít rủi ro nhất.
Christian Machowski, ông chủ của công ty ESEM chuyên điều hành phương tiện di chuyển cho các CLB ở châu Âu đi đầu bên phản bác: "Có quá nhiều vấn đề cần bàn bạc. Khi các đội bóng tìm kiếm khách sạn, một vấn đề lớn cần cân nhắc là thời gian để đi đến SVĐ. Các CLB sẽ không muốn ngồi 45 phút hay 1 tiếng trên xe bus để đến trận đấu.
Mọi người đều muốn những thứ tốt nhất cho đội bóng của mình, nhưng chỉ có một vài khách sạn sang trọng đủ điều kiện. Ví dụ, chỉ có 2-3 khách sạn ở London mà các đội bóng thường sử dụng khi đến đây. Vậy để tìm một địa điểm mà 20 CLB có thể được cung cấp các cơ sở vật chất như yêu cầu là không khả thi.
Trong vấn đề luyện tập, các đội bóng cũng muốn ở gần sân tập nhất có thể và đó là một vấn đề khác. Rồi chúng ta cũng phải cách ly đội ngũ nhân viên của khách sạn trong 3-4 tuần. Và nếu 1 thành viên, dù là cầu thủ hay trợ lý, bị nhiễm virus thì giải đấu coi như xong.
Bạn có thể thực hiện kế hoạch này với Champions League, ví dụ như một giải đấu mini vì có rất ít đội. Nhưng ở đây chúng ta đang nói tới 20 CLB và đó không phải một giải đấu tiền mùa giải với mỗi một cái cúp không. Đây còn là về danh hiệu, xuống hạng, suất dự Champions League, Europa League. Vì thế không ai được phép than phiền họ thi đấu tệ vì khách sạn, cơ sở vật chất, giao thông hay đồ ăn không hợp. Vì thế kế hoạch này thực sự không khả thi vì nhiều lý do".
Ngay từ thời điểm này, một bên trong cuộc là Brighton cũng không đồng tình với kế hoạch trên. GĐĐH Paul Barber cho biết: "Nếu chúng ta đi theo sự sáng tạo này, con người sẽ đánh mất cuộc sống của chính mình. Đó là vấn đề thực sự nghiêm trọng. Chúng ta đều muốn kết thúc mùa giải nhưng vào lúc này, thật khó để nói về nó".
Hà Trang
Chủ tịch UEFA tiết lộ điều kiện để Premier League bị hủy bỏ Viễn cảnh mùa giải bóng đá châu Âu 2019/20 bị hủy bỏ được chính Chủ tịch UEFA Aleksander Ceferin thừa nhận trong phát biểu mới nhất. Trả lời La Repubblica, Chủ tịch UEFA, Aleksander Ceferin, khẳng định: "Mùa giải có thể bắt đầu trở lại vào giữa tháng 5, thậm chí cuối tháng 6". Ông Ceferin cũng nhấn mạnh nếu trở lại muộn...