Vì sao ca sĩ và diễn viên đeo tai nghe trong phòng thu?
Có lẽ bạn đã từng suy luận: Nếu đeo tai nghe thì làm sao mà ca sĩ có thể nghe được giọng hát của chính mình và đảm bảo là họ đang hát đúng cao độ, không bi “lệch tông”? Vậy thì tại sao mọi người trong các phòng thu đều làm như vậy?
Ca sĩ khi tiến hành thu âm ca khúc trong phòng thu thường sẽ đeo tai nghe để phân lập giọng hát của họ với các nguồn âm thanh khác, cho phép họ nghe được âm thanh của các nhạc cụ và/hoặc giọng hát của những ca sĩ khác cùng tham gia thể hiện ca khúc mà không bị “lẫn” tiếng với giọng ca của chính họ đang thể hiện.
Nếu đã từng xem các đoạn video hậu trường của những ca sĩ nhạc pop mà bạn yêu thích, có lẽ bạn đã từng chứng kiến cách họ thu âm một ca khúc trong phòng thu. Thông thường, họ sẽ đứng trong một căn phòng cách âm, phía sau một tấm kính; còn bên ngoài, nhà sản xuất hoặc một kĩ thuật viên âm thanh sẽ thao tác trên một bàn trộn âm rất lớn. Hình ảnh này có lẽ đã quá quen thuộc đối với đa số chúng ta – những người thường xuyên lên YouTube để theo dõi thần tượng – nhưng không phải tất cả mọi người đều hiểu một trong những chi tiết quan trọng. Ca sĩ gần như lúc nào cũng phải đeo một chiếc tai nghe cỡ lớn khi đang thu âm, ngay cả khi họ đang hát cùng với các ca sĩ khác hoặc dàn nhạc.
Có lẽ bạn đã từng suy luận: Nếu đeo tai nghe thì làm sao mà ca sĩ có thể nghe được giọng hát của chính mình và đảm bảo là họ đang hát đúng cao độ, không bi “lệch tông”? Vậy thì tại sao mọi người trong các phòng thu đều làm như vậy?
Các bài nhạc được thu âm như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về những thao tác mà ca sĩ và nhạc sĩ thực hiện trong phòng thu, chúng ta hãy cùng xem xét quy trình chuẩn để thu âm một bản nhạc trước đã.
Trong đa số trường hợp, lý do đằng sau việc bản nhạc mà bạn nghe hàng ngày lại mạnh mẽ và tạo ra nhiều cảm xúc đến vậy là nhờ sự kết hợp và hoà trộn ăn ý của rất nhiều yếu tố – từ tiếng trống, tiếng guitar đến tiếng piano, giọng hát và nhiều yếu tố khác được đưa vào để hoà âm.
Trong một buổi diễn trực tiếp ( live show), tất cả những thành phần này đều được tạo ra bởi các nhạc cụ và nghệ sĩ ngay trên sân khấu trước mặt bạn, tuy nhiên khi thu âm một bài hát, mọi chuyện không diễn ra như vậy. Trong ngành công nghiệp sản xuất âm nhạc hiện đại, thu âm đa track là tiêu chuẩn vàng, có nghĩa rằng tất cả các thành phần và nhạc cụ đều phải được thu âm riêng biệt. Nhờ đó, từng loại âm thanh riêng lẻ có thể được chỉnh sửa, biên tập và hoà trộn theo các cách khác nhau để tạo nên sản phẩm cuối cùng hoàn hảo.
Việc thu âm riêng biệt từng track một chủ yếu là nhằm tránh việc “lẫn tiếng” từ nhạc cụ này sang micro thu tiếng của nhạc cụ khác. Ví dụ, nếu bạn thiết lập ba micro để thu âm ca sĩ, nghệ sĩ guitar và nghệ sĩ trống đứng cạnh nhau, thì rõ ràng âm thanh của tiếng trống và tiếng guitar sẽ bị micro dùng để thu âm giọng hát của ca sĩ thu lại luôn. Điều này sẽ khiến cho âm thanh giọng hát thu được sẽ bị lộn xộn và không trong trẻo, sắc nét, đồng thời khiến cho việc biên tập, chỉnh sửa hậu kỳ trở nên khó khăn hơn. Hãy tưởng tượng bạn trò chuyện với một ai đó tại một quán bar đông đúc – ngay cả khi bạn đang đứng ngay cạnh bạn mình, nói thẳng vào tai họ nhưng họ vẫn có thể rất khó để nghe thấy tiếng bạn, do có quá nhiều tạp âm xung quanh lẫn lộn vào.
Việc thu âm từng nhạc cụ hoặc giọng hát riêng biệt sẽ giúp giảm thiểu tối đa tình trạng “lẫn tiếng” và giúp mỗi track âm thanh thu được đều rất “sạch” và “trong”.
Video đang HOT
Vì sao ca sĩ lại sử dụng tai nghe trong phòng thu?
Khi ca sĩ tiến hành thu âm trong phòng thu, họ thường sẽ thu âm giọng hát của mình “đè” lên các track âm thanh của các nhạc cụ đã được thu âm từ trước đó. Như đã đề cập đến ở trên, nếu tất cả các nhạc cụ và ca sĩ cùng thu âm trong một căn phòng chung sẽ dẫn đến hiện tượng “lẫn tiếng”. Do đó, người ca sĩ thường phải thu âm giọng hát của họ một mình, hoặc ít nhất là ở trong một căn phòng riêng, có cách âm, cách xa dàn nhạc. Người nghệ sĩ cũng cần phải nghe được âm thanh của các nhạc cụ đệm cho mình để có thể điều chỉnh giọng hát của mình cho khớp với giai điệu của các nhạc cụ, nhưng nếu phát nhạc nền bằng những chiếc loa lớn thông thường sẽ một lần nữa lại gây ra hiện tượng “lẫn tiếng”. Do đó, sử dụng tai nghe là một giải pháp hợp lý.
Mặc dù nhạc nền của các nhạc cụ đã được thu âm từ trước để ca sĩ chỉ cần “hát đè” lên thôi, hoặc có trường hợp ban nhạc cũng đang thu âm cùng một lúc với ca sĩ nhưng ở một căn phòng khác hoàn toàn tách biệt, thì những chiếc tai nghe sẽ giúp cho người ca sĩ có thể bắt nhịp và khớp giọng hát của họ với nhạc nền mà không để nhạc nền đó bị lẫn tiếng vào micro riêng của người ca sĩ. Dĩ nhiên, những chiếc tai nghe này phải được đeo khít chặt vào tai của nghệ sĩ và phải cho chất lượng âm thanh cao để đảm bảo quá trình thu âm diễn ra thành công.
Tai nghe cũng là một lựa chọn hữu ích cho các studio tại gia hoặc những phòng thu không chuyên, khi điều kiện âm học của những căn phòng đó không hoàn hảo hoặc hoàn toàn tách biệt. Trừ khi bạn làm việc ở một phòng hoà âm chuyên nghiệp, còn lại, tai nghe sẽ giúp bạn có cảm nhận chính xác nhất về âm thanh của các track khác, mà không để chúng bị hoà lẫn vào với âm thanh của nhạc cụ bạn đang chơi hay giọng hát của bạn. Mặc dù trong đa số trường hợp, người hoà âm hoặc biên tập nhạc được khuyên nên sử dụng những chiếc loa lớn thay vì dùng tai nghe, song đây vẫn là một công cụ hữu ích để giúp bạn hình dung xem những người nghe nhạc của bạn bằng tai nghe sẽ cảm thấy thế nào – nhất là trong bối cảnh hiện nay, tai nghe đang là một trong những phương tiện chủ yếu để mọi người thưởng thức âm nhạc!
Vậy ca sĩ, nghệ sĩ khi biểu diễn trên sân khấu live show cũng đeo tai nghe để làm gì?
Sau khi đọc phần lý giải trên, có thể bạn sẽ tự hỏi vậy làm cách nào để các ca sĩ biểu diễn trên sân khấu có thể làm cho những phần biểu diễn live của họ đồng bộ và chỉn chu nhất có thể, nhất là trong bối cảnh có cả một dàn nhạc lớn và một số lượng đông đảo khán giả, người hâm mộ đang hò hét phái dưới! Ca sĩ thường không sử dụng những tai nghe trùm đầu lớn trong trường hợp này, nhưng họ lại sử dụng những mẫu tai nghe nhét tai nhỏ.
Các tai nghe nhét tai này có thể được tinh chỉnh sao cho mỗi nghệ sĩ sẽ nghe thấy mỗi track nhạc cụ ở các mức âm lượng khác nhau. Ví dụ, một ca sĩ có thể muốn nghe giọng hát của một ca sĩ khác hát cùng mình nếu họ đang cùng hoà giọng để có thể khớp một cách ăn ý nhất, thay vì nghe âm thanh từ tay trống hay nghệ sĩ piano. Với dạng tai nghe nhét tai này, ca sĩ có thể lựa chọn cụ thể những âm thanh nào mà họ muốn nghe trong số muôn vàn âm thanh của các loại nhạc cụ và giọng hát của các ca sĩ khác hát cùng trên sân khấu.
Trong quá khứ, ca sĩ thường sử dụng các hệ thống “loa dội” – một hệ thống loa hoàn toàn tách biệt so với những chiếc loa hướng về phía khán giả. Những chiếc loa dội sẽ hướng về phía các ca sĩ và nhạc công, và có thể được tuỳ biến theo từng loại âm thanh mà nghệ sĩ đó muốn được nghe.
Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến cho âm thanh trên sân khấu càng bị hỗn loạn hơn, tạo ra nhiều tiếng ồn không cần thiết ảnh hưởng đến chất lượng chung của buổi diễn; đồng thời nó có thể gây ra hiện tượng “lẫn tiếng” và khiến micro của các nghệ sĩ trên sân khấu bắt được cả những âm thanh từ hệ thống loa dội. Các loa dội của các nghệ sĩ khác nhau đè lên nhau và làm các nghệ sĩ bối rối; điều đó không chỉ khiến cho phần trình diễn của họ trở nên khó khăn hơn, mà còn khiến các nghệ sĩ phải tiếp xúc trực tiếp với một nguồn âm thanh âm lượng lớn, ở khoảng cách gần, gây hại cho thính giác của họ.
Do đó, dù trong bất kỳ trường hợp nào, các nghệ sĩ, ca sĩ hiện đại ngày nay đều coi những chiếc tai nghe nhét tai là một công cụ tối cần thiết để họ có thể thể hiện tốt nhất ca khúc của mình!
Lời kết
Nói tóm lại, nếu bạn muốn bước chân vào thế giới thu âm và biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp, một đôi tai nghe phòng thu trùm đầu chất lượng cao và tai nghe nhét tai ổn định, đáng tin cậy là những thiết bị thiết yếu giúp làm nên thành công của bạn. Mặc dù sản xuất nhạc là công sức của một tập thể, nhưng để có chất lượng cao nhất, các ca sĩ và nhạc công cần phải tách biệt các thành phần khác nhau của một bản nhạc để tránh hiện tượng lẫn tiếng từ các nguồn âm thanh khác, và có thể lắng nghe các nghệ sĩ khác một cách chính xác mà không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ đám đông bên ngoài. Bạn có thể thấy điều đó qua việc các ca sĩ vẫn phải đeo những chiếc tai nghe lớn trong phòng thu, và cả những chiếc tai nghe nhét tai nhỏ khi họ đang biểu diễn trên sân khấu nữa!
Theo VN Review
Chuẩn bị gì để làm việc từ xa
Để có thể làm việc từ xa, bạn phải đảm bảo đường truyền Internet ổn định, bên cạnh những thiết bị quan trọng như laptop, tai nghe, smartphone.
Covid-19 tiếp tục hoành hành, nhiều công ty công nghệ lớn như Apple, Google, Microsoft, Facebook, Twitter, Amazon... đều cho phép nhân viên làm việc từ xa. Tuy nhiên với nhiều người, việc này không hề đơn giản vì thói quen bị thay đổi và hàng loạt phiền toái phát sinh về công nghệ.
Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần chuẩn bị nếu bạn sắp phải làm việc từ xa.
Internet
Bạn sẽ không thể làm việc từ xa nếu không có kết nối Internet hoặc mạng gia đình chập chờn. Trong những ngày bình thường, Wi-Fi trong nhà có thể tốt nhưng khi tất cả thành viên đều ở nhà và kết nối mạng, có thể tốc độ đường truyền sẽ giảm đi đáng kể. Vì vậy, bạn cần kiểm tra lại gói cước mình đang dùng, đo tốc độ Internet thực tế trong nhà và có những thay đổi phù hợp.
Hầu hết mọi người làm việc bằng laptop và kết nối Wi-Fi. Nhưng nếu muốn tốc độ Internet ổn định, bạn nên kết nối bằng mạng dây (Ethernet). Một số laptop đời mới không có cổng kết nối mạng LAN, người dùng cần mua thêm cáp chuyển với giá từ vài trăm đến một triệu đồng. Bạn cũng nên để bộ phát Wi-Fi gần bàn làm việc nếu muốn kết nối ổn định.
Internet là trang bị quan trọng bậc nhất để bạn làm việc từ xa.
Bảo mật
Một số công ty thiết lập cơ chế bảo mật riêng cho laptop cá nhân làm việc từ xa. Điều đó cũng có nghĩa công ty có những quy định riêng về bảo mật, vì vậy bạn nên liên hệ với bộ phận kỹ thuật trước khi cài thêm phần mềm vào máy. Một vài sơ suất nhỏ của cá nhân có thể khiến cả hệ thống bị tấn công. Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy hãy luôn giữ kết nối với đội kỹ thuật trong những trường hợp khẩn cấp.
Phần mềm, lưu trữ
Email, các ứng dụng nhắn tin là không thể thiếu. Tuy nhiên, bạn cũng phải sử dụng thêm những phần mềm họp online chuyên biệt. Google vừa cấp quyền truy cập miễn phí một số tính năng nâng cấp của Hangouts Meet. Microsoft cũng đã bắt đầu tặng bản dùng thử miễn phí 6 tháng cho người dùng Microsoft Teams cao cấp. Bạn phải cài đúng phần mềm công ty sử dụng và làm quen với các tính năng của ứng dụng.
Nhiều công ty chọn lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây để nhân viên làm việc từ xa có thể truy cập vào tài liệu chung. Nếu công ty không có sẵn hệ thống lưu trữ riêng, bạn có thể dùng một số giải pháp miễn phí từ Google, Apple, Microsoft hoặc Dropbox để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu.
Tai nghe, màn hình, camera
Bạn sẽ cần một chiếc tai nghe chống ồn đủ tốt để không bỏ lỡ thông tin quan trọng nào trong các buổi họp online. Để trao đổi trực tuyến với mọi người, bạn thậm chí cần trang bị cả tai nghe có micro để mọi người có thể nghe được mình nói.
Song song với tai nghe, bạn phải đảm bảo webcam sẵn sàng hoạt động. Hầu hết laptop đều trang bị sẵn camera nhưng nếu dùng máy bàn, bạn phải cài đặt webcam riêng. Các webcam đủ tốt cho nhu cầu hội họp có giá từ vài trăm nghìn đồng.
Vì làm việc ở nhà, bạn cũng nên lưu ý về không gian riêng tư trong các buổi họp online. Đảm bảo các thiết bị ghi hình, thu âm đã được tắt khi không dùng đến. Công việc từ xa có thể sẽ hiệu quả hơn nếu lắp đặt thêm màn hình để làm nhiều việc cùng lúc.
Điện thoại
Thiết bị quan trọng bậc nhất là smartphone. Trong trường hợp Internet chập chờn hoặc bị mất điện, ít nhất bạn sẽ cần điện thoại để thông báo cho mọi người. Trong một số trường hợp, bạn có thể làm việc trực tiếp trên smartphone. Và nhớ luôn sạc đầy sạc dự phòng để dùng trong những trường hợp khẩn cấp.
Theo vnexpress
Logitech G tung ra ứng dụng nhằm cải thiện chất lượng âm thanh chơi game của tai nghe Logitech G vừa ra mắt một ứng dụng hỗ trợ mới, giúp bạn tùy chỉnh âm thanh nhằm tận hưởng không gian chơi game tốt hơn. Theo đó, ứng dụng này sẽ cho phép bạn nghe những âm thanh chơi game chân thực và rõ ràng hơn, chẳng hạn như trận chiến quy mô lớn, tiếng bước chân gần đó hoặc âm thanh...