Vì sao Bộ Y tế vẫn khẳng định Covid-19 chưa là bệnh lưu hành?
Số mắc và tử vong do Covid-19 trong nước đã giảm mạnh, độ bao phủ vắc xin rộng nhưng Bộ Y tế vẫn đề xuất Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa là bệnh lưu hành.
Bộ Y tế vừa gửi dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, lấy ý kiến góp ý của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; các bộ, ngành, tỉnh, thành và chuyên gia.
Bộ Y tế lo ngại vi rút SARS-CoV-2 có thể tiếp tục xuất hiện những biến thể mới, dịch bùng phát bất kỳ. Hiện Covid-19 vẫn là bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa là bệnh lưu hành tại Việt Nam.. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Tại dự thảo, Bộ Y tế cho biết, trong nước tuy tỷ lệ tử vong đã giảm nhiều so với giai đoạn trước (tỷ lệ tử vong/mắc giảm mạnh, từ 1,03% trong tháng 1.2022 xuống còn 0,06% trong tháng 5.2022) nhưng vẫn ghi nhận trường hợp tử vong và nhiều bệnh nhân nặng đang được theo dõi, điều trị.
Hiện trong nước áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 linh hoạt như phòng chống bệnh đặc biệt nguy hiểm, bệnh nguy hiểm để kịp thời áp dụng khi phát sinh tình huống nguy hiểm hơn.
Video đang HOT
Về lý do chưa thể coi bệnh Covid-19 là bệnh lưu hành tại Việt Nam, Bộ Y tế cho hay, theo các tài liệu về dịch tễ học trong nước và trên thế giới, đặc biệt là của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và CDC Mỹ, bệnh “lưu hành” là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc còn hướng đến một tỷ lệ mắc bệnh thường gặp của một bệnh dịch trong một khu vực hoặc quần thể dân số nhất định.
Như vậy, một bệnh được coi là lưu hành khi có 4 nhóm tiêu chí là:
1. Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh.
2. Tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh.
3. Bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định.
4. Tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.
Đối với tiêu chí số 4, Bộ Y tế cho rằng, hầu hết các nước trên thế giới đều trong trạng thái số mắc và tử vong chưa ổn định, xu hướng tăng giảm thất thường khi có xuất hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2 (như Nam Phi, Mỹ sau 2 tháng dịch có xu hướng giảm đã tăng trở lại từ đầu tháng 5.2022 đến nay do sự lưu hành của các biến thể BA.4, BA.5 và chưa có xu hướng chững lại); SARS-CoV-2 có thể tiếp tục xuất hiện những biến thể mới; đồng thời miễn dịch có được (do vắc xin và mắc bệnh) chưa có tính ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian.
Do đó, sau khoảng thời gian đủ lớn, dịch có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào; cần thêm thời gian để theo dõi, đánh giá tính ổn định cũng như sự thay đổi của tác nhân gây bệnh.
Bộ Y tế đánh giá, trong nước chưa coi bệnh Covid-19 là bệnh lưu hành mà hiện Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa phòng chống đại dịch và quản lý bền vững.
“Chưa công bố hết dịch Covid-19 tại Việt Nam”, Bộ Y tế khẳng định.
Bộ Y tế: Cần tiêm vaccine phòng Covid-19 đạt ít nhất 2 triệu liều/ngày
Vaccine Covid-19 tiếp tục về trong tháng 10. Vì thế, Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tiêm đạt ít nhất 2 triệu liều mỗi ngày.
Ngày 15/10, Bộ Y tế có công điện gửi Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường tiêm vaccine Covid-19. Từ đầu tháng 10 đến nay, trung bình mỗi ngày cả nước tiêm được khoảng 1,1 - 1,2 triệu liều.
(Ảnh: Hải Long).
Trong tháng 10 vaccine sẽ tiếp tục về Việt Nam. Vì thế, để đảm bảo sử dụng vaccine nhanh chóng, hiệu quả, tăng nhanh diện bao phủ để từng bước chuyển sang trạng thái bình thường mới, Bộ Y tế yêu cầu cần đảm bảo tiến độ tiêm chủng mỗi ngày đạt ít nhất 2 triệu liều.
Bộ đề nghị các đơn vị khẩn trương đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên) đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Bộ Y tế tiếp nhận gần 2 triệu liều vaccine Covid-19 AstraZeneca
Cũng trong chiều 15/10, Bộ Y tế đã tiếp nhận gần 2 triệu liều vaccine Covid-19 AstraZeneca. Trong đó, gồm 887.700 liều vaccine do Chính phủ và nhân dân Ba Lan viện trợ và 1,1 triệu liều vaccine do Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc viện trợ.
Bộ Y tế cam kết sẽ phân bổ số vaccine này tới các đơn vị và địa phương căn cứ theo tình hình thực tế để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch khẩn cấp, đảm bảo phù hợp, hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận gần 90 triệu liều vaccine Covid-19, đã tiêm khoảng hơn 59,8 triệu liều. Hơn 57% người trên 18 tuổi ở Việt Nam đã tiêm ít nhất một liều vaccine.
BS Trương Hữu Khanh: Virus gây Covid-19 trên người và động vật là hoàn toàn khác nhau Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết loại virus gây bệnh Covid-19 trên con người và động vật là hoàn toàn khác nhau, không lây nhiễm qua lại. Vụ 15 con chó bị tiêu hủy tại khu cách ly gây xôn xao: Một con dương tính với virus nhưng chưa rõ là virus gì Chính quyền xã lên tiếng về vụ 15 con...