Vì sao Bộ trưởng Bộ NNPTNT thôi giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo PCTT?
Kể từ năm 2019, theo quy định mới, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) sẽ do một Phó Thủ tướng đảm nhiệm. Nhiều năm trước đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là trưởng ban này
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì một cuộc họp trực tuyến triển khai chống bão trong năm 2018.
Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vừa có thông báo: Kể từ ngày 1.1.2019, Nghị định số 160/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai đã có hiệu lực thi hành. Theo đó, các nội dung nêu ra trong nghị định mới có nhiều điểm thay đổi bổ sung, thay thế cho Nghị định cũ.
Đáng lưu ý, trong Nghị định 160 có quy định rõ: Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Phó Trưởng ban Thường trực; Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai và một lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm Phó Trưởng ban. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.
Như vậy, chiểu theo phân công công tác của Chính phủ hiện nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai; Bộ trưởng Bộ NNPTNT giữ chức Phó Trưởng Ban Thường trực; Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài là Phó Trưởng Ban. Trước đó, ông Hoài giữ chức Ủy viên Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Trước khi Nghị định 160 có hiệu lực, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngày 22.1.2019, trên cương vị mới, Bộ trưởng Bộ NNPTNT- Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường, cùng ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa dẫn đầu Đoàn công tác đi kiểm tra, tặng quà Tết cho người dân ở khu tái định cư ở xã Mường Chanh (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) – nơi vừa trải qua trận lũ lịch sử, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản hồi cuối tháng 8/2018.
Video đang HOT
Chặng đường từ Thị trấn Mường Lát về bản Na Chừa, xã Mường Chanh dài hơn 30km nhưng đoàn công tác phải mất hơn 1 giờ đồng hồ để di chuyển. Đường đi vào xã Mường Chanh tuy đã khai thông, nhưng nhiều đoạn vẫn còn lưu dấu vết sạt lở đất, chia cắt; nay đang được gấp rút sửa chữa, hoàn chỉnh. Vượt qua quãng đường dài, nhiều hiểm trở, điểm đầu tiên Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đến kiểm tra là bản Nà Chửa. Một vùng đất bằng sáng loáng với những căn nhà mới dựng bên bờ sông với chiếc cầu bê tông vừa đổ là nơi ở mới của 18 hộ dân có nhà bị sập hoàn toàn trong trận mưa lũ lịch sử từ ngày 28/8-31/8/2018.
Trực tiếp đi kiểm tra, hỏi han, động viên bà con trong bản, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao nỗ lực của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã tập trung khắc phục, tái thiết sau thiên tai, trong đó có việc di cư và ổn định đời sống cho 69 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm, phải di dời đến nơi ở mới.Thăm nhà anh Lương Văn Dần – vừa xây mới xong, nơi có bếp lửa hồng bập bùng giữa mùa đông giá lạnh,báo hiệu một cuộc sống mới an lành, ấm cúng hơn nơi cũ, Bộ trưởng động viên anh Dần và các thành viên trong gia đình cố gắng chăm lo phát triển kinh tế gia định, dần ổn định cuộc sống nơi ở mới.
Trong thời gian ngắn, với sự tập trung khắc phục khó khăn về giao thông đi lại và cơ sở vật chất thiếu thốn, xã Mường Chanh đã hoàn thiện nhà ở cho 18 hộ dân có nhà bị sập hoàn toàn và san gạt, chuẩn bị nền để xây nhà mới cho hơn 50 hộ dân khác xây nhà sau Tết. Đây là một sự quan tâm rất đúng của Đảng, Nhà nước đối với người dân vùng khó khăn, xa xôi nơi biên viễn.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao tặng phần quà Tết và tiền mặt (2 triệu đồng/hộ) cho 69 hộ dân để bà con vui đón Tết, vơi đi những khó khăn khi chuyển về nơi ở mới. Cùng với những mái nhà mới, khang trang, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn bà con chăm lo sản xuất để sớm ổn định cuộc sống. Chính vì thế, cùng với những món quà vật chất, đoàn công tác còn tặng bà con 400 cây nhãn và 200 cây mít. “Đây là giống nhãn mới do Viện Cây ăn quả nhân giống tặng bà con trồng và nhân rộng với mong muốn trong vài năm nữa sẽ hình thành vùng sản xuất cây ăn quả đặc trưng cho người dân trong xã” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Rời bản Na Chừa, đoàn công tác đến thăm và tặng quà (gồm áo ấm và tiền) cho 245 học sinh và tủ sách học đường Trường Trung học cơ sở Mường Chanh với trị giá 210 triệu đồng. Với đặc thù miền biên giới xa xôi, khó khăn nên cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều khó khăn. Trước kiến nghị của thầy Trần Văn Lâm, Hiệu trưởng Nhà trường, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng hứa sẽ giao cho các cơ quan chức năng hỗ trợ nhà trường hoàn thiện các cơ sở vật chất như: lớp học, Nhà hiệu bộ và nơi ở cho giáo viên.
Trong dịp Tết Kỷ hợi 2019, Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT Việt Namtổ chức “Tết sum vầy” cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn ở 3 khu vực: miền Bắc (Tổng công ty Mía đường I), miền Nam (Tổng công ty Lương thực miền Nam – Đồng Tháp, Cà Mau), Tày Nguyên (Tổng công ty Cà phê Việt Nam) và trao 1.200 suất quà với tổng giá trị 750 triệu đồng (mỗi suất từ 300.000-500.000 đồng).Số tiền này do hệ thống tổ chức Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT Việt Nam huy động và ủng hộ./.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra ứng phó bão số 4 tại Quảng Ninh
Nhằm chuẩn bị công tác ứng phó với bão số 4, ngày 16.8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đoàn đi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão tại tỉnh Quảng Ninh.
Tới thời điểm hiện tại, trên các tuyến biển, 613 tàu đánh bắt xa bờ của Quảng Ninh đã nhận được thông tin về hướng di chuyển của bão và không nằm trên đường đi của bão. Một số tàu đang chạy từ ngư trường về bờ, Chi cục Thủy sản đang tiếp tục thông tin, đôn đốc. Dự kiến, đêm nay những tàu này sẽ cập cảng.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra tuyến đê xung yếu Hà Nam. Ảnh: Trung Nguyên.
Về tàu du lịch, theo báo cáo của cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa, hiện nay có 484 tàu du lịch đang hoạt động (168 tàu lưu trú, 316 tàu chạy tiếng). Thời gian tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi từ 6h ngày 16.8.2018. Các tàu sẽ về nơi tránh trú tại các vị trí trên địa bàn thành phố Hạ Long (Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Cảng Hải Quân, vụng Bồ Nâu, Cảng Việt Hưng...).
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đang tích cực huy động lực lượng hàng trăm cán bộ chiến sĩ, phương tiện hiện đại ứng trực tại đơn vị, sẵn sàng triển khai khi có yêu cầu.
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện bão số 4 cách thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) gần 200km. Tuy bão không vào trực tiếp nhưng có chiều hướng di chuyển phức tạp, phạm vi đới bờ rộng, gây mưa to đến rất to trên diện rộng. Do đó, Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý tỉnh tăng cường rà soát, ứng trực thường xuyên tại các điểm hồ, đập xung yếu, để có giải pháp đảm bảo an toàn. Đối với các công trình trình điểm đang thi công, nếu cần thiết phải ngừng thi công để đảm bảo an toàn.
Quảng Ninh đã tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi từ 6h ngày 16.8.2018. Ảnh: Nguyễn Quý.
Về các công trình thủy lợi, đê điều, cần phải nhanh chóng hạ mực nước các hồ chứa để chủ động đón lũ. Tại các điểm đê xung yếu, cần phải nhanh chóng gia cố, không vì triều cường đang ở mức thấp mà chủ quan. Tại các điểm khai thác than, bãi tập kết, bãi thải... cần tăng cường người canh gác cảnh báo kịp thời các sự cố. Tại các xã, huyện miền núi, cần nhanh chóng di dời các hộ dân đến nơi an toàn nếu khu vực có biến động bất thường. Hoạt động kinh tế du lịch trên biển cần phải kiên quyết rà soát lại, tránh để tình trạng còn tàu hoạt động trong vùng bão đi qua.
Sau khi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã cùng đoàn công tác đi kiểm tra tuyến đê xung yếu Hà Nam (thuộc thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh). Đây là tuyến đê biển cấp III với chiều dài 33,67km, có vị trí xung yếu, bảo vệ cho hơn 5.000ha hoa màu và hơn 6 vạn dân ở 8 xã phường thuộc thị xã Quảng Yên. Đây là công trình trọng điểm được Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh quan tâm đầu tư nâng cấp từ năm 2006 đến nay.
Tính đến 12h cùng ngày, bão số 4 đã mạnh thêm, ở đảo Bạch Long Vĩ đã đo được gió mạnh 25m/s (cấp 10), giật 32m/s (cấp 11). Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Từ đêm nay (16.8), vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Ở huyện đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 1, huyện đảo Cô Tô gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Sóng biển trên vịnh Bắc Bộ cao từ 4-6m, biển động rất mạnh.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra tình hình mưa lũ tại Ninh Bình Ngày 22/7, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đến Ninh Bình kiểm tra tình hình mưa lũ trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo khắc phục hậu quả của cơn bão số 3. Báo cáo nhanh của tỉnh Ninh Bình, địa phương này có trên 3.000 căn nhà bị ngập, 5.000 ha lúa mới gieo cấy bị mất trắng... Sau khi kiểm...