Vì sao bệnh nhân COVID-19 số 17 có 3 lần âm tính vẫn chưa được ra viện?
Đã có 2 bệnh nhân COVID-19 là bệnh nhân 17 và 27 có 3 lần xét nghiệm âm tính, như tiêu chuẩn trước đây là 2 lần âm tính được coi là khỏi bệnh, nhưng vì sao 3 lần vẫn chưa được ra viện?
Thăm khám và điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Theo thông báo mới nhất của Bộ Y tế, đến nay đã có 26 bệnh nhân COVID-19 (trong số 131 người đang được điều trị) có kết quả xét nghiệm âm tính 1-3 lần. Trong số này có hai bệnh nhân số 17 và 27 đã có 3 lần xét nghiệm âm tính, nhiều người có 2 lần xét nghiệm âm tính nhưng chưa được ra viện. Trong khi tiêu chuẩn hiện hành, cứ 2 lần xét nghiệm âm tính được coi là khỏi bệnh.
Tuần trước, bệnh nhân số 18 cũng có 2 kết quả xét nghiệm âm tính, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình, nơi điều trị, cho bệnh nhân xuất viện, nhưng sau đó chuyển tiếp tới theo dõi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, nơi bệnh nhân sinh sống.
Lý do vì sao mà bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được coi là khỏi bệnh lại không được ra viện như trước đây? Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới nhất (phiên bản 3), vừa được Bộ Y tế ban hành, người bệnh COVID-19 đủ điều kiện xác định khỏi bệnh là 2 lần xét nghiệm âm tính, nhưng vẫn phải theo dõi thêm 14 ngày. Điều này nhằm dự phòng tình huống tái nhiễm từng ghi nhận ở một số vùng dịch của Trung Quốc.
Bộ Y tế cũng chưa cho phép sử dụng các thuốc kháng virus đặc hiệu, trong đó có cả thuốc điều trị sốt rét, (ngoại trừ sử dụng để nghiên cứu) do chưa có đầy đủ bằng chứng. Sau khi có đủ bằng chứng trong nghiên cứu tại Việt Nam và quốc tế, Bộ Y tế sẽ xem xét bổ sung các thuốc này.
Các điểm mới trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 vừa được Bộ Y tế ban hành:
1. Hướng dẫn này đã thay đổi định nghĩa ca bệnh nghi ngờ, vì tình hình dịch tễ đã thay đổi, có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam.
2. Bỏ các định nghĩa ca bệnh có thể, vì năng lực xét nghiệm cao hơn trước.
3. Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về oxy liệu pháp và đích oxy máu
4. Yêy cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó hướng dẫn này sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm, theo dõi tiến triển hàng ngày của Xquang phổi của bệnh nhân) để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/ tiến triển nặng của bệnh. Theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở Việt Nam trong thời gian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này.
5. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân.
6. Về các thuốc kháng virus đặc hiệu (như Lopinavir/Ritonavir, Chloroquine, Hydroxychloroquine, Remdesivir..), do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những thuốc này trong điều trị COVID-19 nên chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị, (ngoài phạm vi sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam). Bộ Y tế sẽ ra các khuyến cáo bổ sung dựa trên những kết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam tới đây.
Video đang HOT
7. Tiêu chuẩn ra viện: cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau tối thiểu 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.
8. Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.
Cập nhật tên bệnh và tên virus: hướng dẫn trước không phải virus gọi là SARS-CoV-2 và bệnh là COVID-19, mà gọi chung là nCoV. Hiện nay, được gọi lại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới là SARS-CoV-2.
Đồ họa: TẤN ĐẠT
L.ANH
Lộ trình di chuyển dày đặc của bệnh nhân thứ 148 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam
Trong thời gian từ khi nhập cảnh Việt Nam (từ ngày 12/3), bệnh nhân thứ 148 tại Việt Nam đã đi nhiều nơi ở Hà Nội.
Sáng 26/3, Bộ Y tế công bố 7 ca nhiễm Covid-19 trong đó đáng chú ý là bệnh nhân thứ 148, nam giới, 58 tuổi, quốc tịch Pháp, địa chỉ: Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Theo báo cáo nhanh của UBND quận Đống Đa, lịch trình di chuyển của bệnh nhân thứ 148 tại Việt Nam như sau:
- Ngày 12/03/2020 người bệnh di chuyển từ sân bay Nội bài về chung cư 36 Tân Hoàng Minh bằng xe đón riêng, lái xe tên Cường, ĐT: 0971347683 biển số xe: 30E 09789.
- Trong thời gian từ khi nhập cảnh người bệnh đã đi đến các địa điểm sau:
Cửa hàng Giặt là Paris Laundry, số 36 Hàm Long.
Quán cafe ở Lela Coffe 40 Trần Hưng Đạo.
Quán cafe Aroma phố Mai Anh Tuấn (hướng từ Vinmart Tân Hoàng Minh ra hồ Hoàng cầu, thì quán cafe nằm bên tay phải ở ngã tư).
Quán Mỳ vằn thắn ở phố Nguyên Hồng (Tự đi xe máy, không nhớ địa chỉ quán chỉ nhớ ở giữa phố)
Ngân hàng BIDV - chi nhánh Hà Thành ở 74 Thợ Nhuộm
Công ty đầu tư chứng khoán VPSB tại số 02 Đại cồ Việt.
Quán Odouceurs số 8 Phan Chu Trinh.
Quán cơm văn phòng tại phố Lê văn Hưu (không nhớ địa chỉ).
Phòng tập Gym Elite Fitness ở số 25 Lý Thường Kiệt.
Siêu thị Vin mart bên dưới tòa nhà 36 Hoàng Cầu.
Qua điều tra ban đầu đã xác định người bệnh có tiếp xúc gần với 12 người.
Bệnh nhân số 148 được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Hồi 3h00 ngày 25/3/2020, đội đáp ứng nhanh của quận đã gọi xe cấp cứu 115 chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Quận Đống Đa đã khử khuẩn môi trường tại nhà bệnh nhân, toàn bộ sàn tầng 8 và toàn bộ thang máy, sàn tầng 1 của toà nhà A chung cư 36 Hoàng cầu.
UBND Quận đề nghị Ban quản lý tòa nhà trích xuất camera trong thời gian từ ngày 12/3/2020 đến ngày 24/3/2020 để xác định thêm những người có tiếp xúc gần với người bệnh để có biện pháp cách ly, theo dõi sức khỏe đồng thời thông báo cho toàn bộ cư dân của tòa nhà biết và tự giác khai báo y tế nếu có tiếp xúc gần vói người bệnh.
Yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường Ô Chợ Dừa tạm thời cách li toàn bộ tòa nhà để tiến hành vệ sinh môi trường khử khuẩn.
UBND quận Đống Đa đã tổ chức họp khẩn, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị phôi hợp sẵn sàng triến khai đồng bộ các biện pháp chống dịch theo quy định.
Trên cơ sở trích xuất camera và xin ý kiến chuyên môn của Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hà Nội, UBND quận báo cáo UBND Thành phố về việc tổ chức cách ly toàn bộ tòa nhà chung cư 36 Hoàng cầu hay chỉ cách ly tầng 8 của tòa nhà.
Trước đó, bệnh nhân nam thứ 148, quốc tịch Pháp đến Việt Nam ngày 12/03/2020 trên chuyến bay VN0018. Từ 12/03-19/03, bệnh nhân có đi đến nhiều điểm ở Hà Nội.
Ngày 19/03/2020, bệnh nhân được Trung tâm Y tế Đống Đa lấy mẫu xét nghiệm, sau đó bệnh nhân tự cách ly tại nhà.
Ngày 24/03/2020, bệnh nhân có kết quả dương tính với Covid-19, sau đó bệnh nhân được đưa vào cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
TPHCM: Hơn 10 nghìn người đang phải cách ly vì dịch Covid-19 Tổng số trường hợp phải cách ly tại TPHCM tính đến ngày 26/3 đã lên tới hơn 10 nghìn người. Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ người bệnh và nhân viên y tế. Thông tin từ Sở Y tế cho biết, đến sáng 26/3, trên địa bàn thành phố đã có 33 trường...