Vì sao ban ngày không ho, đến đêm lại ho liên tục làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ?
Rất nhiều người gặp tình trạng ban ngày không ho, lại ho không ngừng vào ban đêm, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Điều này cho thấy sức khỏe gặp một số bất ổn.
Ho không phải lúc nào cũng là triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp bình thường, chúng ta có thể bị kích thích đường hô hấp và thỉnh thoảng ho một vài lần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ban ngày không ho, lại thường xuyên ho vào ban đêm. Đây là dấu hiệu liên quan đến một số bệnh sau.
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một loại bệnh trào ngược axit, xảy ra khi luồng trào ngược từ dạ dày mang axit ngược lên thực quản. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này là ợ chua, ợ nóng.
Ngoài ra, axit bị trào ngược có thể gây kích thích thực quản, tạo ra phản xạ ho. Trào ngược ít xảy ra khi đứng hoặc ngồi, xảy ra nhiều khi bạn nằm ngủ vào ban đêm, hay đặc biệt nằm sau khi ăn xong.
Khi đó, áp lực khoang bụng quá cao kết hợp với tư thế nằm, hiện tượng trào ngược axit rất dễ xảy ra. Bởi vậy, rất dễ khiến bạn bị ho liên tục vào ban đêm khi nằm ngủ.
Lúc này, bạn nên chú ý hơn đến thực phẩm hàng ngày, hạn chế ăn ít thực phẩm khiến dạ dày hấp thụ lâu, buổi tối trước khi đi ngủ không ăn hoặc ăn ít để tránh ho vào ban đêm.
2. Dị ứng
Nhiều người sinh ra có thể trạng hay bị dị ứng. Tùy vào từng trường hợp, có người sẽ bị dị ứng với các vật dụng như khăn trải giường, chăn, gối, lông tơ hay các con côn trùng nhỏ xíu như bọ ve…
Khi đó, con người hít thở phải những chất gây dị ứng. Những chất đó xâm nhập vào gây kích thích, thậm chí nhiễm trùng đường hô hấp, gây ra ho. Mà hiện tượng này lại thường xuất hiện vào ban đêm. Nếu bị ho mà còn thêm ngứa mũi, chảy nước mũi thì nên đi khám dị ứng để nhận được sự điều trị tốt nhất.
Video đang HOT
Hen suyễn là tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến đường thở, làm thở khò khè, khó thở. Đường thở của bạn bị hẹp lại, sưng lên, tiết ra nhiều chất nhầy. Triệu chứng chính của bệnh này là ho và thời gian ho rơi vào buổi đêm và sáng sớm.
Đối với những người bị bệnh này, bạn nên đến bệnh viện thường xuyên để điều trị. Hạn chế được hen suyễn, tình trạng ho về đêm cũng sẽ thuyên giảm.
Một số lưu ý giúp giảm triệu chứng ho về đêm
- Điều chỉnh gối nằm cao hơn.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Không khí khô, ấm có thể gây kích ứng cổ họng gây nên ho. Vì vậy, phòng ngủ nên có độ ẩm giúp giữ không khí ẩm ướt, giảm ho về đêm.
- Uống mật ong: Mật ong và đồ uống nóng giúp làm lỏng chất nhầy trong cổ họng, giúp giảm ho.
- Thường xuyên giặt chăn, ga giường, gối hay không cho vật nuôi lên giường hoặc trong phòng ngủ của mình để tránh dị ứng gây ho.
- Kiểm soát tốt bệnh trào ngược dạ dày thực quản và hen suyễn.
Nguồn: QQ, Mayoclinic, Healthline
Theo baodansinh
5 biểu hiện khi ngủ cho thấy cơ thể đang cầu cứu, cần đến bệnh viện kiểm tra kịp thời
Thường xuyên gặp ác mộng khi ngủ, dễ khiến con người lo lắng, sợ hãi, ở mức độ khác nhau sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể...
Mùa xuân khó ngủ, mùa thu thiếu ngủ, màu hè ngủ gật, 3 tháng mùa đông ngủ không muốn dậy. Mùa lạnh khiến con người dễ ngủ nhất, tuy nhiên có những người khi ngủ còn xuất hiện ít nhiều sự khó chịu, chẳng hạn như gặp ác mộng, chuột rút, đổ mồ hôi... Vậy những điều này là do vấn đề gì?
5 biểu hiện khó chịu trong khi ngủ sau chính là biểu hiện cơ thể đang cầu cứu:
1. Thường xuyên gặp ác mộng
Thường xuyên gặp ác mộng khi ngủ, dễ khiến con người lo lắng, sợ hãi, ở mức độ khác nhau sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân mắc các bệnh nguyên phát, như bệnh tim mạch vành, cũng có thể vì cơn ác mộng gây căng thẳng dẫn đến rung tâm thất, gây nguy hiểm cho tính mạng.
Khi bị ác mộng, ngoài việc tâm lý bị tổn thương còn có liên quan đến các kích thích sinh lý bên ngoài, ví dụ như khi ngủ bị chăn che miệng mũi, ngủ sấp, đặt tay lên ngực... Những hoạt động này cũng có thể cản trở hoạt động của tim, gây khó thở. Và kích thích bên ngoài này được truyền đến vỏ não, có thể gây ra phản ứng không chính xác và tạo ra ảo giác khủng khiếp.
Gợi ý: Thay đổi tư thế ngủ không chính xác, không ngủ sấp và không đặt tay lên ngực. Vào mùa lạnh, nhiều người thích ngủ che kín đầu, điều này gây khó thở và không được khuyến khích. Nên nằm nghiêng, hai chân hơi cong và cột sống hơi cong. Các cơ của toàn cơ thể đạt được sự thư giãn tối đa. Khi nằm ngửa, cơ thể và chân ở tư thế duỗi, rất khó để các cơ cột sống có thể thư giãn hoàn toàn.
2. Chảy nước dãi
Ngủ chảy nước dãi thường do tư thế ngủ không đúng cách. Ví dụ, khi ngủ nằm sấp hoặc ngủ nghiêng, các tuyến nước bọt gần mang tai bị ức chế và nước bọt tăng lên, nước bọt trong khoang miệng nhiều sẽ chảy ra. Bạn có thể tránh điều đó bằng cách điều chỉnh tư thế ngủ . Nhưng tư thế ngủ là chính xác, và vẫn chảy nước dãi, có thể do các bệnh sau:
- Viêm miệng: Răng dị dạng hoặc bệnh răng miệng như loét miệng, sâu răng, viêm nha chu... cũng có thể làm tăng tiết nước bọt. Nước bọt trong trường hợp này đi kèm với màu sắc và mùi, nhưng sau khi điều trị, viêm sẽ tự biến mất.
- Viêm thần kinh mặt, đột quỵ: Chảy nước dãi đột nhiên xuất hiện sau khi ngủ và sau khi thức dậy, nhìn vào gương cười, phát hiện miệng bị méo sang một bên, mắt nhắm không chặt, cảnh giác bị viêm dây thần kinh mặt hoặc đột quỵ. Người trung niên và người cao tuổi có tiền sử tăng huyết áp nên đặc biệt chú ý.
3. Chuột rút bắp chân
Đột ngột bị rút gân ở chân khi ngủ, sau đó bị tỉnh giấc. Điều này y học gọi là bắp chân bị chuột rút, hoặc là do thiếu canxi, mệt mỏi quá mức, bị lạnh, tư thể ngủ không tốt, lưu thông máu bị trì trệ (như giãn tĩnh mạch chân hoặc xơ cứng động mạch). Nếu tình hình không nghiêm trọng hoặc thỉnh thoảng bị tái phát, hàng ngày cần chú ý hơn đến việc nuôi dưỡng cơ thể, tránh để chân mệt mỏi quá mức, ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ để lưu thông tuần hoàn máu, tránh ngủ ở một tư thế trong thời gian dài.
Chế độ ăn uống cần chú ý cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và giàu vitamin D, như sữa, cá khô, tảo bẹ, các sản phẩm từ đậu nành... Đồng thời tăng thể thao ngoài trời, nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, có lợi cho việc hấp thụ canxi. Nếu tình hình vẫn không được cải thiện, nên đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân và sau đó nhắm mục tiêu điều trị.
Đột ngột bị rút gân ở chân khi ngủ, sau đó bị tỉnh giấc. Điều này y học gọi là bắp chân bị chuột rút, hoặc là do thiếu canxi, mệt mỏi quá mức, bị lạnh...
4. Đổ mồ hôi đêm
Ngoại trừ khi nhiệt độ phòng quá cao, khi ngủ vào ban đêm cơ thể có hiện tượng đổ mồ hôi. Khi đổ mồ hôi ban đêm, cần theo dõi hai tình trạng: hạ đường huyết vào ban đêm và nhiễm lao.
Khuyến cáo: Hạ đường huyết có thể được chẩn đoán rõ ràng bằng cách kiểm tra đường huyết ở đầu ngón tay vào ban đêm, nhiễm lao thường đi kèm với các triệu chứng hô hấp như sụt cân, sốt và đờm.
5. Chóng mặt và đau đầu
Đột nhiên tỉnh dậy trong khi ngủ, kèm theo chóng mặt và đau đầu dữ dội, nhưng không kéo dài, hãy cảnh giác với chứng xơ vữa động mạch, huyết khối và các bệnh khác. Nếu tình trạng này không thuyên giảm trong một thời gian dài có thể là do xuất huyết não dẫn đến, nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra.
Theo helino
Cần làm gì khi bị rối loạn giấc ngủ Trong dịp Tết Nguyên đán, chúng ta đối mặt với rất nhiều áp lực từ công việc, tài chính, sắm sửa chu toàn gia đình 2 bên nội ngoại... Khiến cơ thể mệt mỏi, từ đó dễ kéo theo tâm lý sợ hãi, hoang mang, thậm chí suy kiệt, trầm cảm. Không nên ngủ trưa quá lâu, chỉ nên ngủ 15 - 20...