Vì sao bạn dễ bị viêm họng, cảm cúm khi trời lạnh?
Khi nhiệt độ giảm, không khí trở nên khô và lạnh dễ gây kích ứng niêm mạc cổ họng. Đặc biệt, những người có miễn dịch yếu hoặc mắc các vấn đề hô hấp từ trước càng dễ bị cảm lạnh và cúm mùa.
Virus thường dễ lây truyền nhanh hơn trong thời tiết lạnh. Ảnh: Shutterstock.
Ngay khi mùa lạnh đến, mọi người bắt đầu phải “vật lộn” với các vấn đề như cảm lạnh, cúm, ho và viêm họng. Các vấn đề khó chịu này đôi khi còn khiến mọi người còn cảm thấy khó thở.
Chia sẻ với India TV News, tiến sĩ Shrey Srivastava, chuyên gia tư vấn cấp cao về Nội khoa tại Bệnh viện Sharda (Ấn Độ), giải thích lý do nhiễ.m trùn.g cổ họng thường xảy ra vào mùa đông và cách giúp mọi người phòng ngừa.
Khi mùa đông bắt đầu, nhiệt độ giảm xuống khiến tình trạng viêm họng, cảm lạnh và ho trở nên phổ biến. Đặc biệt, không khí ô nhiễm kèm theo nhiệt độ thấp càng ảnh hưởng đến hệ hô hấp của chúng ta, khiến bệnh viêm họng lây lan nhanh.
Không khí khô và lạnh có thể gây kích ứng niêm mạc cổ họng, làm suy yếu cơ chế bảo vệ tự nhiên của nó. Ngoài ra, trong mùa đông, mọi người dành nhiều thời gian hơn trong không gian kín, làm tăng nguy cơ nhiễm virus trong không khí.
Khi nhiệt độ giảm, những người có hệ miễn dịch yếu hơn sẽ dễ bị nhiễm các loại virus theo mùa như cảm lạnh hoặc cúm. Ngoài ra, độ ẩm thấp trong không khí khô và lạnh sẽ làm đường mũi bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn.
Những người có vấn đề về hô hấp từ trước hoặc khả năng miễn dịch yếu đặc biệt có nguy cơ bị nhiễ.m trùn.g họng và các triệu chứng liên quan.
Video đang HOT
Để ngăn ngừa nhiễ.m trùn.g cổ họng hoặc cảm lạnh và ho, điều quan trọng nhất là bạn phải giữ vệ sinh môi trường xung quanh mình.
Ngoài ra, một số nguyên tắc bạn cần nhớ để bảo vệ mình:
Bất cứ khi nào bạn đi ra ngoài, thậm chí ở nhà cũng nên mặc quần áo ấm
Rửa tay thường xuyên làm giảm sự lây lan của vi khuẩn
Đảm bảo cơ thể đủ nước để giữ cho cổ họng ẩm và an toàn
Dùng nước muối ấm để súc miệng
Ăn uống cân bằng, đặc biệt giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, để tăng cường khả năng miễn dịch
Đeo khẩu trang ở những nơi đông người và tránh tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh
Duy trì hoạt động thể chất, ngay cả trong mùa đông
Nếu bạn thường xuyên bị khô mũi, họng vào mùa đông, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà
Tiêm vaccine cúm.
Cục Y tế dự phòng chỉ đạo khẩn sau 4 ca t.ử von.g do cúm A(H1N1)pdm tại Bình Định
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) yêu cầu tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng...
Ngày 27/11, trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, TS.BS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết Cục vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định về việc tăng cường phòng chống bệnh cúm.
Ảnh: VNVC
Theo đó, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 04 trường hợp t.ử von.g do nhiễm cúm A(H1N1)pdm. Để tăng cường công tác phòng chống bệnh cúm, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo các đơn vị y tế thực hiện:
Báo cáo tổng thể tình hình bệnh cúm trên địa bàn tỉnh và các biện pháp phòng, chống dịch đã triển khai trong năm 2023-2024, phân tích tỷ lệ các trường hợp nặng, t.ử von.g do bệnh cúm; báo cáo công tác giám sát cúm, đặc biệt làm rõ kết quả giám sát viêm phổi nặng do virus để cho thấy thực trạng tình hình nhiễm và t.ử von.g do bệnh cúm tại tỉnh Bình Định, báo cáo những vấn đề bất thường về bệnh cúm tại tỉnh (nếu có) gửi Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) trước ngày 29/11/2024.
Đồng thời tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng.
Đẩy mạnh giám sát các trường hợp viêm phổi nặng và các chùm trường hợp bệnh cúm tại cộng đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
Phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang chủ động đán.h giá nguy cơ, phân tích tình hình để triển khai các biện pháp chống dịch phù hợp, kịp thời.
Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám, phân tuyến điều trị, hạn chế thấp nhất các trường hợp t.ử von.g, đặc biệt chú ý đối với các trường hợp mắc cúm trong nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, lao phổi, tiểu đường, suy dinh dưỡng, bệnh nhân AIDS, ...), người già và tr.ẻ e.m.
Thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo, không để lây lan và bùng phát ổ dịch cúm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...
Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu tăng cường các hoạt động tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bệnh cúm, hướng dẫn cộng đồng chủ động thực hiện tốt việc phòng bệnh.
Nhấn mạnh thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, che miệng khi ho, hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi,
Không tự ý mua và sử dụng thuố.c kháng virus mà cần phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế;
Tuyên truyền, vận động người dân chủ động tiêm vaccine phòng bệnh cúm đối các chủng cúm đã có vaccine...
Không chủ quan với bệnh cúm mùa biến chứng Tập đoàn dược phẩm Sanofi vừa tổ chức chuỗi hội thảo khoa học quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều thông tin về bệnh cúm mùa và tầm quan trọng của tiêm phòng cúm mùa. Hội thảo tầm quan trọng của tiêm ngừa Cúm mùa của Sanofi Đây là chuỗi hội thảo tập trung chia sẻ kiến thức từ các...