Vì sao bạn có thể mua Highlands, Phúc Long trên GrabFood hay Now nhưng chẳng thể order nổi một cốc The Coffee House trên các ứng dụng này?
“ The Coffee House hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn là tự sát”, ông Đinh Anh Huân – Chủ tịch HĐQT Seedcom kiêm Chủ tịch HĐQT The Coffee House lý giải.
Với sức mạnh của nguồn vốn, GrabFood đã nhanh chóng vươn lên vị trí số 1 trong trận chiến giao đồ ăn với hàng trăm đơn hàng mỗi ngày. Giờ đây giới văn phòng dễ dàng gọi từ đồ ăn trưa đến trà sữa, cà phê với giá luôn luôn rẻ hơn tự đi mua.
Thế nhưng, có một thương hiệu tuyệt nhiên nói không với các ứng dụng gọi đồ ăn. Hãy thử tìm kiếm, từ GrabFood , Now đến Baemin, hết thảy đều không có sự xuất hiện của thương hiệu The Coffee House.
Hàng loạt đối thủ của họ, từ Highlands Coffee, Phúc Long, Cộng Cà phê cho đến những chuỗi mới hơn như Cheese Coffee đều bắt tay với các ứng dụng giao đồ ăn để tận dụng lượng tiền rất lớn được tung ra khuyến mãi cho người tiêu dùng.
Các tài xế GrabFood và Now xếp hàng chờ order trước một cửa hàng trà và cà phê. Ảnh: TTXVN.
Hiện Phúc Long không hiển thị trên GrabFood tại khu vực Hà Nội, nhưng người tiêu dùng ở TPHCM vẫn có thể order được Phúc Long trên nền tảng này. Có những thời điểm ví Moca trên nền tảng Grab khuyến mãi đến 50% khi order Phúc Long trên GrabFood.
“The Coffee House hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn là tự sát”, ông Đinh Anh Huân – Chủ tịch HĐQT Seedcom kiêm Chủ tịch HĐQT The Coffee House lý giải.
Việc các ứng dụng giao đồ ăn đốt tiền khuyến mãi chỉ đem lại giá trị ngắn hạn cho các thương hiệu đồ ăn thức uống. Các thương hiệu rồi sẽ lệ thuộc vào các ứng dụng.
Đơn cử, các thương hiệu trà sữa như Toocha, TocoToco hầu như luôn giảm 40 – 50% lần lượt từ ứng dụng này qua ứng dụng khác.
Video đang HOT
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu giả sử, chỉ giả sử thôi nhé, Highlands Coffee trích hoa hồng cao hơn Phúc Long và GrabFood ngưng khuyến mãi cho Phúc Long, dùng toàn bộ dữ liệu khách hàng từng đặt Phúc Long để quảng bá về Highlands?
Hàng ngàn nhà hàng ở Ấn Độ gần đây đã đồng loạt ký tên vào chiến dịch #Logout để kêu gọi tẩy chay ứng dụng giao đồ ăn Zomato ở nước này vì chi phí tham gia cao, mất thêm 20% hoa hồng bán hàng và phải tiếp những vị khách thiếu lịch sự. “Zomato là ứng dụng tuyệt vời với khách hàng nhưng vô nghĩa đối với chủ nhà hàng” – một chủ nhà hàng ở Ấn Độ nhận định.
Trong mô hình kinh tế chia sẻ, những cái tên như Grab hay Zomato chỉ là trung gian, họ cần phải hài hoà cả 2 đối tượng.
Để tránh bị rơi vào cái bẫy giảm giá, The Coffee House đã nói không với các ứng dụng giao đồ ăn và tự vận hành đội ngũ giao hàng riêng từ nhân viên tổng đài đến nhân viên giao nhận.
Ứng dụng giao đồ ăn duy nhất được hợp tác cùng The Coffee House là Lala bởi một lý do đơn giản rằng đây cũng là một sản phẩm của Seedcom. Ngoài lực lượng giao hàng nội bộ chỉ vài chục người thì đơn của The Coffee House còn được giao bởi AhaMove cũng là một dịch vụ trong nhà của Seedcom.
Trên thực tế, The Coffee House hiện đang được xuất hiện trên ứng dụng Now nhưng chỉ tại các nơi có lưu lượng đơn hàng ít như Đà Nẵng, Cần Thơ.
Đứng ngoài vòng xoáy để tự bảo vệ mình, đó là phương châm mà các ông chủ của Seedcom không muốn The Coffee House trở thành nạn nhân của trận chiến giao đồ ăn.
Theo Việt Quang
Trí thức trẻ
Cùng xem những món ngon Việt "oanh tạc" các siêu thị trên đất Hàn có giá cả như thế nào
Vài năm trở lại đây, ẩm thực Việt cũng không còn trở nên quá xa lạ với người Hàn nữa. Chỉ cần vào một cửa hàng tiện lợi hay siêu thị tại Hàn là bạn có thể dễ dàng bắt gặp những sản phẩm Việt Nam dưới đây.
1. Cộng cà phê
Ở Hàn Quốc có hẳn quán cà phê Cộng rồi, nhưng đây là cà phê Cộng được "đóng hộp" và bán đại trà trong nhiều chi nhánh cửa hàng tiện lợi 7Eleven ở Lotte World Hotel, bên cạnh những cái tên như Starbucks và những thương hiệu cà phê Hàn Quốc khác.
Thiết kế ly khá bắt mắt và đẹp, tuy nhiên có lẽ do hướng đến thị trường Hàn Quốc nên ngoài chữ Cộng cộp mác thương hiệu Việt ra thì còn lại đều có chữ Anh và chữ Hàn. Có hai loại, một màu xanh lá cây và một màu vàng kem. Mỗi ly có giá 2.000 KRW tương đương 40.000VNĐ
2. Cà phê sữa Highlands Coffee
Tại Việt Nam, Cà phê Sữa Highlands được đóng lon 235ml có giá khoảng 12.500đ/lon. Nhưng sang đến Hàn, mức giá này tăng gấp 3 lần, vào khoảng 375 nghìn đồng 1 lon.
Cà phê sữa Highlands Coffee được đóng lon tiện dụng, vô cùng tiện lợi khi mang theo bên mình để có thể uống bất cứ khi nào. Nhìn chữ tiếng Việt to thế này ngỡ như đang ở Việt Nam vậy!
3. SaiGon Latte
SaiGon Latte dạng lon 270ml được bán trong cửa hàng tiện lợi GS25 ở Hàn với giá 1.400 KRW, khoảng gần 28.000VNĐ. Chưa cần biết vị ra sao, nhưng nhìn bình là đã thấy vị dễ thương rụng tim rồi phải không?!
4. Phở thịt bò VIFON
Phở thịt bò VIFON giá 1.900 KRW, khoảng gần 37.500VNĐ/hộp mì, đắt hơn so với mì ăn liền Hàn Quốc chút xíu. Nhưng với hương vị thịt bò thật đặc trưng của phở Việt Nam thì món ăn này vẫn chiếm được cảm tình từ người tiêu dùng Hàn Quốc.
5. Bún chả ăn liền
Có luôn cả bún chả ăn liền nữa này! Bún chả ăn liền được bán trong cửa hàng tiện lợi 7Eleven với giá 3.900 KRW, khoảng gần 77.000VNĐ/hộp. Hộp bún chả ăn liền được giới thiệu là "Hương vị 8 bữa trưa tại Việt Nam" được làm từ rau diếp và romaine tươi, ăn kèm với sườn, phủ thịt lợn than, nấu với mì gạo và nước sốt ngọt.
6. Sốt bún chả
Trên Gmarket - siêu thị online Hàn Quốc còn bán cả sốt bún chả cho ai muốn tự làm ở nhà nữa. Hiện trên trang Lottemart, lọ nước sốt bún chả này đang được bán với giá 4.780 KRW, khoảng gần 94.000VNĐ/lọ với công thức Việt Nam chính thống gồm: nước mắm đậm đà và chanh tươi cô đặc thêm vị chua và ngọt, cà rốt, tỏi nướng...
7. Bánh mì Việt Nam
Bánh mì Việt Nam trong một cửa hàng tiện lợi ở Hàn có giá 3000 KRW tương đương gần 59.000VNĐ/cái bánh mì 122g.
Theo tri thức trẻ
"Quen thói" ngủ nướng, lỡ có muộn giờ làm thì cũng chẳng lo vì có ngay combo trà bánh ship tận văn phòng Vẫn chưa bình ổn lại sau kỳ nghỉ Tết với những giấc ngủ nướng quên trời đất thì cũng chẳng lo vì có ngay hàng loạt sự lựa chọn ăn sáng ship ngay tới nơi làm việc dành cho bạn đây. Mặc dù đã qua tuần đầu đi làm của năm mới nhưng có vẻ nhiều người vẫn chưa bắt nhịp lại với...