Vì sao bà Trương Mỹ Lan tha thiết xin giữ lại ‘Biệt thự Phương Nam’?
Đồng ý bán khách sạn Daewoo nổi tiếng bậc nhất tại Hà Nội, tòa nhà Capital Place hay các công ty, nhà máy, khu công nghiệp…
để khắc phục hậu quả, nhưng bà Trương Mỹ Lan lại tha thiết xin được giữ lại “ Biệt thự Phương Nam”.
Chấp nhận mất hết tài sản để khắc phục hậu quả
Sau gần nửa tháng xét hỏi, ngày 19/3 tới đây, đại diện VKS sẽ tiến hành luận tội đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm.
Bà Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Trong phần xét hỏi, các bị cáo nguyên là cán bộ thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội.
Đến phần mình, bà Lan khẳng định bà không lấy tiền của Ngân hàng SCB, thậm chí bà còn phải dùng tài sản của gia tộc đưa vào SCB để tái cơ cấu ngân hàng này.
Theo cáo buộc, do sở hữu tới 91,5% cổ phần của SCB, bà Trương Mỹ Lan đã thao túng toàn bộ hoạt động của ngân hàng này nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình. Hành vi sai phạm của bà đã gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng.
Tại tòa, bà Trương Mỹ Lan cho rằng, cáo trạng quy kết bà sở hữu 91,5% cổ phần của SCB là không đúng, bà chỉ sở hữu 4,9% cổ phần; hai con gái bà mỗi người 5%, số còn lại là cổ đông nước ngoài và bạn bè của bà.
Quá trình điều tra, CQĐT đã kê biên: 1237 bất động sản liên quan trực tiếp tới bà Trương Mỹ Lan; 8 bất động sản của Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (tại tỉnh Quảng Ninh) liên quan tới thỏa thuận hợp tác của bà Trương Mỹ Lan với Tập đoàn Tuần Châu; các cổ phần tại SCB và những công ty liên quan tới bà Lan như: Công ty CP Vận tải Hàng không Miền Nam, Công ty CP đầu tư Satsco Miền Bắc, Công ty CP địa ốc Đông Á…
22 tài sản gồm 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô của bà Lan cũng bị kê biên.
Tại tòa, dù không nhận tội nhưng bà Trương Mỹ Lan lại đề nghị dùng tài sản là các bất động sản, công ty của mình gồm bất động sản, dự án, cổ phần tại những công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để khắc phục hậu quả.
Video đang HOT
Một trong những tài sản “khủng” mà bà Lan đồng ý bán là tòa nhà Capital Place ở 29 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Bà Trương Mỹ Lan cho biết, con gái bà là Chu Duyệt Phấn đang rao bán tòa nhà này với giá 1 tỷ USD, nếu giao dịch hoàn thành, bà sẽ dùng toàn bộ số tiền để khắc phục hậu quả.
Khách sạn Daewoo. Ảnh: Internet
Một tài sản khác rất nổi tiếng ở Hà Nội là khách sạn Daewoo. Theo lời khai của bà Lan, Công ty Cổ phần Bông Sen của gia đình bà đang sở hữu phần lớn cổ phần tại khách sạn Daewoo nên bà Lan đề nghị bán khách sạn này để khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, bà Trương Mỹ Lan cũng xác nhận với HĐXX về việc hiện bà đang có cổ phần tại một công ty bảo hiểm nước ngoài. Công ty bảo hiểm này là của một tỷ phú Hong Kong mà bà không tiện nói tên, số tiền bà bỏ ra mua cổ phần trị giá khoảng 920 tỷ đồng.
Hiện, giá thị trường số cổ phần này lên tới 5.000 tỷ đồng, bà Lan đồng ý khi bán được sẽ dùng số tiền này để khắc phục hậu quả.
Trước trình bày này của bà Lan, HĐXX thông báo, con gái bị cáo thông tin, số cổ phần này bán chỉ được khoảng 40 triệu USD, tương đương 920 tỷ đồng như thời điểm mua vào.
Bà Trương Mỹ Lan cũng đồng ý chuyển nhượng nhà máy sản xuất vắc xin thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để lấy tiền khắc phục hậu quả.
Lý do tha thiết xin giữ lại biệt thự cổ
Ngoài những tài sản trên, bà Trương Mỹ Lan đều chấp nhận chuyển nhượng hết các công ty, nhà máy, các khu công nghiệp, cổ phần ở nhiều công ty để lấy tiền khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, đối với căn biệt thự cổ vốn là di tích lịch sử tại 112 Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM), bà Lan lại tha thiết xin giữ lại để cho con gái trùng tu và bảo tồn.
“Tôi xin tòa đừng kê biên tòa nhà này, trả lại cho con tôi và gia đình để cháu nó sửa chữa, bảo tồn di tích lịch sử và văn hoá cho Việt Nam. Gia đình tôi đang sửa chữa 5 năm rồi, mong HĐXX giải tỏa kê biên để tiếp sửa, nếu không sẽ bị hư hỏng”, bà Trương Mỹ Lan khẩn khoản đề nghị.
Theo lời khai của bà Lan, căn biệt thự này gia đình bà mua từ lâu với giá 700 tỷ đồng.
Biệt thự tại 112 Võ Văn Tần (Biệt thự Phương Nam). Ảnh: Nguyễn Huế
Biệt thự của bà Trương Mỹ Lan trước đây có tên là “Biệt thự Phương Nam”, xây dựng hơn 100 năm trước trên khu đất 2.819 m2 theo kiến trúc Pháp cổ.
Biệt thự cổ trước đây do hai cụ Đặng Kim Chi (sinh năm 1938) và Nguyễn Kim Sa Dang (sinh năm 1934) là chủ sở hữu. Năm 2015, bà Trương Mỹ Lan thông qua Công ty Cổ phần MINERVA, mua lại biệt thự cổ này với giá 35 triệu USD, tương đương khoảng 700 tỷ đồng khi đó.
Năm 2019, bà Trương Mỹ Lan đã giao cho Công ty Stonewest Limited của Singapore, trùng tu biệt thự theo nguyên bản để bảo tồn như một di sản về văn hoá, chứng tích lịch sử. Tuy nhiên, ngay sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt, nhà thầu thi công xây dựng tại đây đã rút đi.
Vợ các bị cáo trong vụ Trương Mỹ Lan hứa sẽ dùng mọi cách khắc phục hậu quả
Vợ bị cáo Nguyễn Cao Trí, Dương Tấn Trước hứa sẽ dùng toàn bộ tài sản, mọi cách để khắc phục hậu quả cho chồng trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
Ngày 14/3, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi đối với bị hại và những người có quyền lợi liên quan.
Bị cáo Nguyễn Cao Trí tại toà. Ảnh: Nguyễn Huế
HĐXX đặt câu hỏi với bà Bùi Thị Vân Anh (vợ bị cáo Nguyễn Cao Trí) về việc đã nhận được đơn của bà xin khắc phục số tiền 266 tỷ đồng, hiện việc khắc phục đã thực hiện đến đâu?
Bà Vân Anh cho hay, hiện gia đình đang sắp xếp nguồn tài chính, trong vòng 3 tháng sẽ khắc phục xong.
Trước trả lời này của bà Vân Anh, chủ tọa Phạm Lương Toản thông báo, bị cáo Nguyễn Cao Trí xin khắc phục bằng tiền mặt, đây là tình tiết để HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo. Tuy nhiên, việc khắc phục phải được thực hiện trước thời điểm HĐXX đưa ra phán quyết.
Bà Vân Anh trình bày, hiện tại có 4-5 cá nhân đang thiếu nợ vợ chồng bà gần 1.500 tỷ đồng, bà mong HĐXX hỗ trợ thu hồi khoản nợ để bà khắc phục hậu quả.
Trước đề nghị này, HĐXX nhắc lại, HĐXX đã thông báo, gia đình phối hợp với CQĐT để thu hồi.
Trình bày trước tòa, bà Vân Anh nói sẽ thay mặt gia đình tìm đủ mọi cách để khắc phục toàn bộ 266 tỷ ngay trong thời gian xét xử này.
HĐXX cũng thông báo, đã nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Kim Tuyến (vợ bị cáo Dương Tấn Trước) trình bày sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục cho bị cáo.
Trước tòa, bà Tuyến trình bày, trong quá trình điều tra bà đã nộp 813 tỷ để khắc phục hậu quả.
Quang cảnh phiên xét xử. Ảnh: Nguyễn Huế
Cũng theo bà Tuyến, hiện gia đình bà đang bị phong tỏa tài khoản có rất nhiều tiền tại các ngân hàng nên bà mong HĐXX hỗ trợ để bà có thể lấy tiền ra, khắc phục hậu quả.
Được triệu tập tới tòa với tư cách là người có quyền lợi liên quan, bà Hoàng Thị Anh Trang trình bày, bà cho Công ty CP tập đoàn công nghệ Việt Nam mượn 200 tỷ, cộng lãi tạm tính là 35 tỷ. Nay bà mong muốn HĐXX tạo điều kiện, giúp đỡ để bà lấy lại số tiền này.
HĐXX thông báo, người đại diện theo pháp luật của Công ty CP tập đoàn công nghệ Việt Nam là bị can Nguyễn Vũ Anh Thi (đang bị tạm giam vì liên quan tới giai đoạn 2 của vụ án) đã xác nhận số nợ này.
Theo lời khai của bị can Thi, bị can đứng tên trên pháp luật, thực chất công ty này là của bà Trương Mỹ Lan.
Trả lời HĐXX, bà Trương Mỹ Lan xác nhận khoản vay này.
Bà Trương Mỹ Lan trình bày, khi vay, Công ty CP tập đoàn công nghệ Việt Nam đã thế chấp bằng 1000m2 đất tại Trần Đình Xu. Nay bà Lan đồng ý để cho phía bà Trang mua lại 1000m2 này theo giá thị trường.
Bà Lan đề nghị, sau khi trả hết số nợ và lãi cho bà Trang, số tiền còn dư lại khoảng 500-600 tỷ đồng sẽ dùng để khắc phục cho SCB.
Trương Mỹ Lan khai từng thế chấp khách sạn của gia tộc vay ông Trần Bắc Hà 15.000 tỉ đồng Quá trình hợp nhất ngân hàng SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan khai từng thế chấp khách sạn Windsor của gia tộc để vay 15.000 tỉ đồng từ ông Trần Bắc Hà. Ngày 12-3, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác xảy ra tại Tập đoàn...