Vì sao bà Harris thất bại trước ông Trump trong cuộc bầu cử Mỹ 2024?
Một số chuyên gia đã nêu bật những trở ngại chính góp phần vào lý do Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris thua trước cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2024.
Tình trạng kinh tế không ổn
Chiến lược gia đảng Dân chủ James Carville đã giải thích chiến thắng của ông Bill Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1992 bằng câu nói: “Là kinh tế thôi, dễ hiểu mà!”, theo AFP. Ông Carville là một chiến lược gia trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thành công năm 1992 của ông Clinton, với việc đánh bại đương kim Tổng thống khi đó George H. W. Bush.
Để giữ cho chiến dịch đi đúng thông điệp, ông Carville đã treo một tấm biển tại trụ sở chiến dịch tranh cử của ông Clinton với nội dung: “Thay đổi, so với giữ nguyên hiện trạng. Là kinh tế thôi, dễ hiểu mà. Đừng quên chăm sóc sức khỏe”. Dù tấm biển này dành cho đối tượng khán giả nội bộ là những người làm việc trong chiến dịch tranh cử, cụm từ “là kinh tế thôi, dễ hiểu mà” được cho là đã trở thành khẩu hiệu thực tế cho chiến dịch tranh cử của ông Clinton.
Ông Donald Trump đã đắc cử tổng thống Mỹ như thế nào?
Hơn 30 năm sau, cụm từ “là kinh tế thôi, dễ hiểu mà” vẫn còn giá trị, với việc Phó tổng thống Harris không giành được sự ủng hộ của cử tri Mỹ do lạm phát tăng đột biến trong nhiệm kỳ của bà với Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng, theo AFP.
Thất bại lớn của đảng Dân chủ diễn ra sau những thất bại tương tự đối với các đảng đương nhiệm trên toàn cầu trong làn sóng lạm phát thời kỳ hậu đại dịch Covid-19.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton phát biểu tại thành phố Columbus thuộc bang Georgia (Mỹ) ngày 14.10 để ủng hộ ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, Phó tổng thống Kamala Harris
ẢNH: REUTERS
Dù dữ liệu kinh tế Mỹ đã cải thiện đều đặn trong những tháng gần đây, các cuộc khảo sát vẫn tiếp tục cho thấy tâm lý tiêu cực rộng rãi trong số các cử tri và trong chiến dịch tranh cử, ông Trump liên tục chỉ trích bà Harris về giá thực phẩm và xăng tăng cao.
“Mọi người vẫn (xem) lạm phát là một vấn đề, vì họ không nghĩ đến tỷ lệ theo năm như các nhà kinh tế học, mà theo mức giá. Mọi người có thể khó chịu khi các mặt hàng thiết yếu chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều trong ngân sách gia đình của họ”, chuyên gia Bernard Yaros thuộc công ty Oxford Economics (Anh) nói với AFP.
Làn sóng nhập cư
Giống như lần đảo ngược trong cuộc bầu cử năm 2016, nhập cư “rõ ràng là một yếu tố” dẫn đến chiến thắng năm 2024 của ông Trump, theo giáo sư Carl Tobias của Trường Luật Đại học Richmond (Mỹ). Lần này, ông Trump cũng hứa sẽ tiến hành một chiến dịch trục xuất lớn để trục xuất hàng triệu người nhập cư đến Mỹ dưới thời chính quyền Biden-Harris.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 trước Tổng thống đắc cử Donald Trump, tại Đại học Howard ở Washington D.C ngày 6.11
ẢNH: REUTERS
Số lượng người vượt biên trái phép đã giảm mạnh trong những tháng gần đây sau khi ông Biden ban hành một sắc lệnh hành pháp cứng rắn, nhưng điều này diễn ra sau khi số lượng người nhập cư cao kỷ lục trong năm qua mà ông Trump và những đảng viên Cộng hòa lên án là một “cuộc xâm lược”.
Bà Harris lập luận rằng ông Trump đã sử dụng ảnh hưởng của mình với những nghị sĩ Cộng hòa để hủy bỏ một dự luật biên giới lưỡng đảng vì lợi ích chính trị. Trong khi đó, đảng Cộng hòa lập luận rằng dự luật biên giới đó là quá ít và quá muộn. Cuối cùng, cử tri đứng về phía ông Trump, theo AFP.
Current Time0:00
/
Duration12:16
HD
Auto
Cử tri nữ đóng vai trò gì với ứng cử viên Harris trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ?
Sự thay đổi nhân khẩu học
Cuộc thăm dò ý kiến cử tri sơ bộ cho thấy bà Harris đã giành được khoảng 40 % cử tri da trắng, hơn 80 % cử tri da màu và khoảng 50% cử tri gốc Tây Ban Nha và gốc Á.
Dù các cuộc thăm dò cho thấy ông Trump không giành được đa số phiếu của bất kỳ nhóm người không phải da trắng nào, sự ủng hộ dành cho ông trong số người Mỹ gốc Phi đã tăng một chữ số và tăng hai chữ số trong cộng đồng người gốc Tây Ban Nha, một xu hướng vô cùng đáng lo ngại đối với đảng Dân chủ.
“Chúng tôi chắc chắn đã thấy trong số những người đàn ông Mỹ gốc Mexico, những người theo Tin lành, không học đại học, tầng lớp lao động…một phong trào ổn định hướng tới ông Trump”, giáo sư Roberto Suro của Đại học Nam California, Annenberg bình luận.
Ông Suro nói thêm rằng xu hướng như trên cũng có thể được nhìn thấy “về mặt địa lý dọc theo biên giới và ở những nơi chịu tác động rất trực tiếp của làn sóng di cư mới này”.
Trái với mọi dự đoán, ông Trump đã làm tốt hơn so với năm 2020 với giới trẻ và phụ nữ, dù quyền phá thai là một vấn đề quan trọng trong chiến dịch tranh cử.
Vào cuộc muộn
Ông Biden (82 tuổi) đã gây lo ngại cho nhiều đảng viên Dân chủ vào năm ngoái khi ông tuyên bố quyết định tái tranh cử. Nhưng không có đối thủ lớn nào chọn thách thức ông để giành đề cử của đảng, và bất kỳ đề cập nào về khả năng suy giảm tinh thần hay thể chất của ông đều bị Nhà Trắng phủ nhận, theo AFP.
Nhưng việc ông Biden bị cho là đã thể hiện kém trong cuộc tranh luận với ông Trump vào tối 27.6 đã gây ra một cuộc khủng hoảng khi những lo ngại về sự minh mẫn của vị đương kim tổng thống bùng phát, với áp lực dữ dội của đảng cuối cùng đã khiến ông Biden phải dừng tái tranh cử.
Bà Harris nhanh chóng được công nhận trở thành ứng viên tổng thống đảng Dân chủ để đấu với ông Trump, nhưng chỉ còn 3 tháng để thiết lập lại chiến dịch tranh cử đang tụt hậu.
“Phần lớn thảm họa của đảng Dân chủ này có thể đổ lỗi cho ông Joe Biden. Ông ấy không nên cố gắng tái tranh cử ở độ tuổi 80, cuối cùng để bà Harris quản lý một chiến dịch thay thế ngắn ngủi mà đã cho thấy là không đủ”, nhà khoa học chính trị Larry Sabato tại Đại học Virginia (Mỹ) nhận định.
Ảnh hưởng từ ông Biden
Bà Harris đã phải vật lộn để phân biệt mình với ông Biden và điều không được ưa chuộng của vị tổng thống này, theo AFP. Bà thấy mình bị mắc kẹt vào ngày 8.10, khi một người dẫn chương trình trò chuyện “The View” của Đài ABC hỏi bà sẽ làm gì khác với ông Biden. Sau một lúc do dự, bà nói “không có điều gì hiện ra trong đầu”.
Cuộc trao đổi đó lại trở thành “thảm họa” đối với ứng viên đảng Dân chủ, như ông David Axelrod, cựu cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, đã nói trên CNN hôm 6.11.
Ông Trump đã không bỏ lỡ cơ hội của mình, phát đoạn clip về cuộc trao đổi nói trên tại các cuộc vận động tranh cử và làm nổi bật nó trong nhiều quảng cáo trên truyền hình, theo AFP.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên đua tranh quyết liệt tại bang North Carolina
Theo các kết quả khảo sát mới nhất, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump của Đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris đang bám đuổi rất sát tại North Carolina, một trong 7 bang chiến địa trong cuộc bầu cử sắp tới.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) và cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Philadelphia, bang Pennsylvania, ngày 10/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn kết quả khảo sát do Đại học High Point công bố ngày 3/10 công bố cho thấy cả cựu Tổng thống Donald Trump - ứng cử viên của đảng Cộng hòa - và Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ, đều nhận được 48% sự ủng hộ từ các cử tri tiềm năng ở bang Đông Nam nước Mỹ này. Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò toàn quốc, bà Harris chiếm ưu thế hơn trong số các cử tri đã đăng ký với tỷ lệ 48% ủng hộ, dẫn trước cựu Tổng thống Trump 2 điểm phần trăm. Các vấn đề được cử tri North Carolina quan tâm nhiều nhất bao gồm: kinh tế, nhập cư, an sinh xã hội và quyền nạo phá thai.
Trong mùa bầu cử năm nay, North Carolina được đánh giá là một trong 7 bang chiến địa trọng yếu khi nắm tới 16 phiếu đại cử tri, ngang với bang Georgia và chỉ đứng sau bang Pennsylvania (18 phiếu đại cử tri).
Trong giai đoạn cuối của cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, đội ngũ phụ trách chiến dịch tranh cử của bộ đôi Kamala Harris-Tim Walz đang tăng cường nỗ lực thu hút các cử tri nghiêng về đảng Cộng hòa nhưng chưa quyết định. Một số đảng viên Cộng hòa công khai ủng hộ Phó Tổng thống Harris tới nay gồm các gương mặt đáng chú ý như cựu Phó Tổng thống Dick Cheney, 2 cựu Hạ nghị sĩ Liz Cheney (bang Wyoming) và Adam Kinzinger (Illinois), cựu Thượng nghị sĩ Jeff Flake (Arizona), cựu Phó Thống đốc Georgia Geoff Duncan...
Ngày 3/10, bà Liz Cheney đã tham gia chiến dịch vận động tranh cử của Phó Tổng thống Harris ở Ripon, bang Wisconsin, địa danh vốn được coi là nơi khai sinh của đảng Cộng hòa. Bà Harris được cho là sẽ tận dụng màn xuất hiện chung với bà Cheney để thể hiện tinh thần hợp tác lưỡng đảng. Địa điểm tổ chức mít tinh cũng được xem là một nước đi chiến lược từ phía bà Harris. Thành phố Ripon, nằm giữa Madison và Green Bay, là nơi tọa lạc của một trường học được chỉ định là di tích lịch sử quốc gia vì đã tổ chức các cuộc họp đầu tiên mở đường thành lập đảng Cộng hòa vào năm 1854.
Vào thời điểm chỉ còn một tháng trước ngày bầu cử, giới quan sát cho rằng Nhà Trắng hiện đang đối mặt với 3 thách thức có thể đe dọa hy vọng của Phó Tổng thống Harris. Một là cuộc xung đột ở Trung Đông kéo dài liên quan các động thái quân sự qua lại giữa Israel với Hamas, Hezbollah và Iran. Hai là áp lực lạm phát gia tăng do cuộc đình công của gần 50.000 công nhân cảng thành viên Hiệp hội Longshoremen Quốc tế (ILA) tại các cảng ở phía Đông và Bờ Vịnh đang chặn dòng xuất nhập khẩu của Mỹ. Ba là áp lực chính trị do bão Helene gây lũ lụt nghiêm trọng, khiến 189 người thiệt mạng và nhiều người mất tích ở nhiều địa phương, trong đó có các khu vực của 2 bang chiến địa là Georgia và North Carolina.
Bà Harris phát biểu nhận thua trước ông Trump trong bầu cử Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã có bài phát biểu nhận thua sau một chiến dịch tranh cử chớp nhoáng không thể ngăn cản ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump trở lại Nhà Trắng. "Dù tôi thua trong cuộc bầu cử này, nhưng tôi không nhận thua cuộc chiến đã thúc đẩy chiến dịch này", bà Harris nói với những người...