Vì sao Apple thành công với máy Mac ARM?
Hai năm kể từ khi CEO Tim Cook tuyên bố “một ngày lịch sử của Mac” tại hội nghị WWDC 2020, dựa trên số liệu bán hàng của Mac ARM, giới phân tích tin rằng Apple đang đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra.
Bất chấp việc đi sau các nhà sản xuất máy tính Windows trong việc sử dụng chip ARM, nhưng kể từ khi Apple vào cuộc, người tiêu dùng mới bắt đầu quan tâm đến các hệ thống ARM. Vậy tại sao Apple thành công nhanh chóng như vậy?
Kinh nghiệm với ARM
Apple có kinh nghiệm với ARM mà không nhà sản xuất bán dẫn hoặc nhà cung cấp hệ thống nào khác có được. Họ đã tham gia vào việc phát triển kiến trúc này ngay sau khi công ty Acorn Computer bắt đầu nghiên cứu nó vào đầu những năm 1980. Trên thực tế, ARM6 là chip của Apple Newton PDA, mặc dù thất bại nhưng sự phát triển của nó là khúc dạo đầu cho những gì sắp xảy ra với iOS.
Apple đã có kinh nghiệm phát triển thiết bị sử dụng chip ARM từ rất lâu
Sau đó Acorn tách ra và thành lập công ty mới có tên Advanced RISC Machines (ARM) phụ trách thiết kế kiến trúc được cấp phép cho hàng trăm nhà sản xuất ngày nay. Dẫu vậy, Apple vẫn sử dụng giấy phép để thiết kế chip riêng và ủy thác sản xuất cho công ty trung lập như TSMC. Từ đó, chip ARM được Apple đưa vào iPhone, iPad và thiết bị đeo. Vì vậy, việc ARM tiến tới PC chỉ là vấn đề thời gian.
Video đang HOT
Ít cấu hình
Apple không gặp vấn đề “phân mảnh” mà các nền tảng khác như Android hay Windows mắc phải do họ không có quá nhiều thiết kế phần cứng để hỗ trợ. Đây là một lợi thế lớn để tối ưu hóa macOS cho mọi kiến trúc. Apple biết chính xác mẫu máy Mac nào họ tạo ra và bao nhiêu phần cứng cần hỗ trợ, từ đó việc thiết kế và điều chỉnh hiệu suất cũng như trải nghiệm người dùng sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Điều này cũng giúp việc đảm bảo độ tin cậy, hiệu suất, khả năng tương thích ứng dụng và cập nhật kịp thời cho mọi máy tính trở nên khó khăn hơn nhiều. Đó là điều các máy tính Windows gặp khó do quá nhiều thương hiệu phần cứng khác nhau cùng tạo ra.
Phần cứng giả lập
Một trong những vấn đề lớn mà máy tính ARM chạy Windows gặp phải cho đến nay là hiệu suất. Snapdragon SQ2 được tạo ra dưới sự hợp tác giữa Microsoft và Qualcomm là khá mạnh về lý thuyết, nhưng nó không xử lý giả lập tốt ngay cả trên thiết bị đáng chú ý như Surface Pro X: bị lag, đơ, treo chương trình…
Đây không phải là vấn đề chỉ riêng với SQ2 khi các chip ARM khác được sử dụng trên các máy tính xách tay Windows không được tối ưu hóa để mô phỏng các ứng dụng x86. Và đây là nơi Apple tạo ra khác biệt vì M-series của họ phù hợp để mô phỏng, dẫn đến khả năng tương thích ứng dụng tốt hơn, phần mềm ổn định và hiệu suất vượt trội. Điều này giúp sản phẩm Apple vượt qua mọi công việc so với SQ2 đã làm.
Làm chủ phần cứng và phần mềm
Phải thừa nhận rằng Apple có một lợi thế rất lớn, đó là hệ sinh thái khép kín mà hãng toàn quyền kiểm soát. Apple tạo hệ điều hành, thiết kế phần cứng để chạy nó, cài đặt các ứng dụng riêng và thậm chí là người có tiếng nói cuối cùng về những gì có thể hoặc không thể cài đặt trên máy. Điều này cho phép Apple kiểm soát chặt chẽ trải nghiệm, bao gồm cả việc chuyển đổi sang các thiết bị dựa trên ARM.
Các sản phẩm Apple được công ty kiểm soát chặt chẽ từ phần cứng đến phần mềm
Microsoft không thể mua được những thứ xa xỉ đó. Công ty phải cấp phép Windows cho cả nhà sản xuất PC lẫn các cá nhân lắp ráp hệ thống tùy chỉnh riêng, cũng như cài đặt các ứng dụng từ bất kỳ nguồn nào.
Hỗ trợ các nhà phát triển
Một lý do lớn khác khiến Mac ARM hoạt động tốt hơn PC Windows là hỗ trợ phần mềm. Lấy 30% “phí hoa hồng” từ App Store, Apple hỗ trợ những nhà phát triển trong quá trình chuyển đổi sang ARM. Công ty thậm chí cung cấp trình biên dịch Xcode 12 để mọi người dễ dàng chuyển đổi ứng dụng di động hiện có sang máy Mac một cách dễ dàng.
Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi các ứng dụng, Apple cũng phát triển công nghệ ảo hóa Rosetta 2 cho các nhà phát triển để chuyển các ứng dụng iOS và iPadOS hiện có sang máy Mac mới mà không cần sửa đổi. Microsoft đã thử lửa với việc thúc đẩy các ứng dụng Windows Universal, nhưng sức hút đối với nhà phát triển là rất thấp.
SK Hynix muốn mua lại hãng chip Arm
Các gã khổng lồ bán dẫn ngày càng quan tâm đến việc mua lại công ty thiết kế chip Arm khi chủ sở hữu SoftBank đẩy mạnh kế hoạch IPO.
Theo The Korea Herald đưa tin hôm 30.3, hãng chip nhớ lớn thứ hai thế giới SK Hynix đang xem xét cùng đầu tư vào một đơn vị sẽ mua lại Arm. Động thái này diễn ra chỉ vài tháng sau khi thỏa thuận tiếp quản Arm trị giá 40 tỉ USD của Nvidia thất bại.
Thông báo gần đây của SK Hynix thúc đẩy nhiều suy đoán mới về tương lai của Arm
"Arm đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái bán dẫn quốc tế và hệ sinh thái này sẽ không cho phép bất cứ một bên nào tận dụng hết lợi ích từ việc mua lại nó", đồng giám đốc điều hành SK Hynix Park Jung-ho nói. Tuy nhiên, ông Park cũng lưu ý thêm thông báo mới "không ngụ ý đánh giá cụ thể, hoặc cho thấy kế hoạch chi tiết" về việc SK Hynix sẽ tham gia với bất kỳ đơn vị nào để đầu tư vào Arm.
Song, báo cáo trích dẫn lời của ông Park vẫn có thể thúc đẩy nhiều suy đoán về tương lai của Arm. Tháng 2.2022, Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger cũng có cuộc thảo luận trong ngành về việc thành lập một đơn vị sẽ mua lại Arm, theo Reuters.
Được thành lập cách nay 31 năm tại Cambridge (Anh), Arm đã trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về sở hữu trí tuệ (intellectual property - IP) chất bán dẫn, với hệ sinh thái hơn 1.000 đối tác công nghệ. Thiết kế và phần mềm khác nhau của công ty đã cho phép khả năng tính toán tiên tiến trong hơn 215 tỉ chip, cung cấp năng lượng cho nhiều sản phẩm từ cảm biến, điện thoại thông minh, máy tính xách tay cho đến ô tô và siêu máy tính. Sau thương vụ không thành với Nvidia, Arm đã công bố kế hoạch cắt giảm tới 15% trong hơn 6.500 lực lượng lao động ở Anh và Mỹ, trước thời điểm kế hoạch IPO ở New York (Mỹ) được đề xuất.
Theo The Financial Times, Arm có kế hoạch chuyển cổ phần của công ty liên doanh tại Trung Quốc là Arm China sang một bộ phận đặc biệt của SoftBank để tăng tốc độ IPO. Tuy nhiên, tranh chấp pháp lý chưa được giải quyết của công ty với liên doanh ở đại lục, vốn đóng góp khoảng 25% vào doanh thu cấp phép IP chất bán dẫn hằng năm của Arm, có thể khiến triển vọng IPO trở nên không mấy suôn sẻ.
ARM: Hãng công nghệ Anh quốc nổi tiếng nhất bạn chưa từng nghe tên Không có ARM, iPhone và các smartphone khác không thể hoạt động. Tuy nhiên, một nghịch lý là rất ít người biết ARM là gì, hoạt động ra sao. Những thiết kế chip của ARM là "trái tim" của iPhone và gần như mọi smartphone hiện đại. Nó xuất hiện trong hầu hết lĩnh vực công nghệ khác, từ thiết bị theo dõi...