Vì sao Apple ‘làm hòa’ với Qualcomm?
Apple từng lên kế hoạch nhằm thoát khỏi những chính sách cấp phép của Qualcomm, nhưng cuối cùng họ đã thất bại và kết quả là phải đồng ý thỏa thuận lại với công ty có trụ sở tại San Diego.
Apple từng tìm mọi cách để thoát khỏi các đòi hỏi khó chịu từ Qualcomm – Ảnh: AFP
Theo PhoneArena, trước đây, khi Apple đồng ý chỉ sử dụng chip modem của Qualcomm cho iPhone, họ nhận được “phí ưu đãi” 1 tỉ USD hằng năm từ Qualcomm, kèm theo một điều kiện quan trọng đó là: nếu Apple sử dụng nhà cung cấp chip modem thứ hai, họ sẽ phải trả lại cho Qualcomm phí ưu đãi đã nhận được.
Apple sau đó tham dự phiên điều trần do Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc tổ chức và lên tiếng phản đối các hoạt động cấp phép chip của Qualcomm. Kết quả là, ưu đãi 1 tỉ USD đã dừng lại, đặc biệt khi Qualcomm biết tin Apple lên kế hoạch sử dụng chip modem Qualcomm và Intel cho iPhone 7.
Vào tháng 1.2017, Apple đã kiện Qualcomm về khoản tiền 1 tỉ USD mà họ không nhận được nữa, từ đó dẫn đến các vụ kiện qua lại giữa hai bên trước khi kết thúc vào cuối tuần trước sau thỏa thuận được ký kết. Tất cả các vụ kiện bị hủy bỏ và Apple sẽ trả cho Qualcomm một khoản tiền không được tiết lộ. Kết quả là, Apple đạt thỏa thuận cấp phép 6 năm với Qualcomm cùng việc đảm bảo Qualcomm cung cấp chip modem cho họ trong nhiều năm, với khoản phí có thể lên tới 9 USD cho mỗi chiếc iPhone có thành phần này.
Nhưng trước màn “làm hòa” trên, Apple đã lấy lý do nào để thoát khỏi thỏa thuận cấp phép với Qualcomm? Báo cáo từ Washington Post cho thấy, cách đây 2 năm, Apple đã công khai chế giễu chất lượng chip modem của Qualcomm.
Video đang HOT
Dựa vào các bằng chứng 2 bên đệ lên tòa án cho thấy, các giám đốc điều hành của Apple đã nêu trong bản ghi nhớ về lợi ích độc quyền của Qualcomm, bao gồm lượng bằng sáng chế đáng kể của nó. Apple gọi các con chip của Qualcomm là vô giá trị trong các cuộc tranh luận mà các nhà lập pháp, cơ quan quản lý, thẩm phán và bồi thẩm đoàn đưa ra trong thảo luận riêng về các thành phần trên iPhone. Đây cũng là lý do mà luật sư Apple (Ruffin Cordell từ Fish & Richardson) tuyên bố trong ngày khai mạc phiên xét xử ở San Diego vào tuần trước rằng iPhone không dựa vào thành phần của Qualcomm khi nó có thể hoạt động bằng cách kết nối với Wi-Fi.
Về cơ bản, Apple tìm cách thuyết phục bồi thẩm đoàn yêu cầu Qualcomm thay đổi các phương thức bán chip của mình khi mà công ty này đòi nhận tiền bản quyền cho các bộ phận của điện thoại mà nó không liên quan.
Theo Thanh Niên
Thỏa thuận với Apple đẩy giá trị vốn hóa của Qualcomm vượt 96 tỷ USD
Hầu hết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ đều ghi nhận một tuần giao dịch khá bình lặng, song cổ phiếu của Qualcomm lại là một ngoại lệ.
Biểu tượng Qualcomm tại trụ sở ở San Diego, California, Mỹ.
Hầu hết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ đều ghi nhận một tuần giao dịch khá bình lặng, song cổ phiếu của Qualcomm lại là một ngoại lệ.
Cổ phiếu của nhà sản xuất chip di động Mỹ này đã ghi nhận chuỗi bốn phiên tăng giá liên tiếp trong tuần giao dịch rút ngắn do ngày lễ Thứ Sáu tốt lành (Good Friday), qua đó đưa mức tăng cả tuần lên đến 40,28% nhờ tâm lý lạc quan đối với thỏa thuận giữa Apple và Qualcomm.
Trong động thái gây bất ngờ, hai "gã khổng lồ" trong lĩnh vực công nghệ Apple và Qualcomm đã đạt được thỏa thuận chấm dứt toàn bộ cuộc chiến pháp lý giữa hai công ty trên toàn cầu liên quan đến vấn đề tiền bản quyền sáng chế.
Trong thông cáo báo chí ngày 16/4, cả hai công ty cùng cho biết họ đã ký một thỏa thuận cấp phép kéo dài trong 6 năm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4/2019 với lựa chọn gia hạn thỏa thuận là 2 năm.
Ngoài ra, thỏa thuận dàn xếp này cũng bao gồm một khoản thanh toán không được tiết lộ từ Apple cho Qualcomm.
Ngay sau thông báo này, cổ phiếu của Qualcomm đã tăng vọt đến 23,21%, mức tăng theo ngày lớn nhất trong gần 20 năm qua. Chưa dừng lại ở đó, cổ phiếu của "ông lớn" này còn tiếp tục leo thêm 12,25% trong phiên ngày 17/4 và 1,02% vào ngày 18/4.
Khép lại tuần giao dịch vừa qua ở mức 79,89 USD/cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường của Qualcomm đã vượt 96 tỷ USD, tăng khoảng 27 tỷ USD sau khi thỏa thuận trên được công bố.
Trước khi đạt được thỏa thuận dàn xếp, hai "gã khổng lồ" này đã bị cuốn vào cuộc chiến pháp lý lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ.
Vụ kiện chống độc quyền được Apple khơi mào vào đầu năm 2017, xoay quanh các chip modem và vấn đề liên quan và có quy mô trên toàn cầu. Thậm chí, một số phiên bản iPhone đã bị cấm bán ở Đức và Trung Quốc liên quan lùm xùm về bản quyền sáng chế.
Theo đơn kiện, Apple và các nhà cung cấp của mình đòi Qualcomm đền bù khoản thiệt hại lên đến 27 tỷ USD do tính phí bản quyền quá cao. Còn Qualcomm cáo buộc Apple buộc các nhà cung cấp của họ không trả Qualcomm số tiền 7,5 tỷ USD tiền bản quyền và đòi bồi thường thiệt hại lên tới hơn 15 tỷ USD.
Giới phân tích nhận định rằng thỏa thuận nói trên mở ra khả năng Apple có thể sẽ tung ra sản phẩm iPhone 5G sớm hơn dự đoán với modem của Qualcomm. Trước đó, Intel là nhà cung cấp chip modem 5G duy nhất cho iPhone từ năm 2018 đến nay, nhưng công ty này không thể bắt kịp nhịp độ phát triển mà Apple cần.
Ngay sau khi thỏa thuận chấm dứt kiện tụng giữa Apple và Qualcom được thông báo, Intel cũng tuyên bố rút khỏi thị trường sản xuất chip modem 5G cho điện thoại sau khi để mất khách hàng lớn nhất cho sản phẩm chip modem của họ vào tay Qualcomm.
Các nhà phân tích trên Phố Wall tin rằng thỏa thuận trên sẽ giúp Qualcomm nâng cao vị thế của mình trong mạng lưới 5G và từ đó gia tăng doanh thu.
Theo VietNamPlus
Vì iPhone 5G, Apple đã phải 'lót tay' cho Qualcomm bao nhiêu tiền? Cuộc chiến pháp lý dai dẳng giữa hai bên đã chấm dứt với bản thỏa thuận mới đạt được. Và theo những thông tin mới thì số tiền Apple bỏ ra không hề nhỏ. Theo nhà phân tích Timothy Arcuri của ngân hàng UBS thông qua kênh truyền hình CNBC, Apple có thể đã phải trả khoản phí từ 5- 6 tỷ USD...