Vì sao Apple chi hàng tỉ USD thôn tính Beats?
Nếu mua Beats, Apple vừa sở hữu được thương hiệu tai nghe cao cấp, vừa có sẵn dịch vụ nghe nhạc trực tuyến thay vì tự phát triển và có nguy cơ thất bại.
Theo tờ Financial Times, Apple đang chuẩn bị thực hiện phi vụ thâu tóm lớn nhất lịch sử công ty: 3,2 tỉ USD để mua Beats, thương hiệu tai nghe cao cấp và đang sở hữu dịch vụ nghe nhạc trực tuyến.
Nếu thương vụ thành công, một câu hỏi đặt ra là vì sao Apple lại làm điều này? Với khối tài sản hơn 150 tỉ USD tiền mặt, Apple dễ dàng mua bất kì công ty nào song luôn giữ truyền thống chỉ mua những hãng công nghệ nhỏ mà không chi hàng tỉ USD cho thương hiệu nổi tiếng.
Có vẻ điều đó đã thay đổi. Với Beats, Apple nhìn thấy hai mối lợi lớn, đầu tiên chính là nắm được nhà sản xuất thiết bị điện tử chuyên cung cấp tai nghe với giá không hề rẻ ra thị trường. Trang Re/code dẫn nguồn tin nội bộ cho hay doanh số của Beats có thể lên đến hơn 1 tỉ USD mỗi năm.
Kết hợp nó cùng đội ngũ thiết kế và phát triển sản phẩm trứ danh của Apple mà đứng đầu là thiên tài Jonathan Ive có thể giúp Apple tung ra dòng sản phẩm mới hoặc kênh mới để thúc đẩy các sản phẩm mới như iWatch.
Video đang HOT
Thứ hai, dường như Apple quan tâm hơn đến tiềm năng trong dài hạn của Beats Music, dịch vụ âm nhạc trực tuyến vừa mới phát hành. Apple giúp vực dậy ngành âm nhạc khi ra mắt kho nhạc iTunes năm 2003 và bắt đầu bán bài hát với giá 1 USD/bài. Nhiều năm qua, iTunes góp phần đưa doanh số phần cứng như iPod, iPhone ổn định vì người dùng có thể tạo ra thư viện nhạc riêng thay vì dùng sản phẩm của người khác.
Tuy nhiên, doanh số từ tải nhạc bắt đầu chững lại và dần tụt giảm một phần do sự xuất hiện của dịch vụ nghe nhạc trực tuyến như Pandora, Spotify. Các dịch vụ này cung cấp nhạc miễn phí (có quảng cáo), hoạt động qua đám mây và có cả tùy chọn thuê bao (không quảng cáo).
Sự tụt giảm trong doanh thu nhạc của iTunes không quá nghiêm trọng với Apple vì hãng kiếm được nhiều tiền từ bán ứng dụng hơn là nhạc và các phương tiện giải trí khác. Song, rõ ràng Tổng Giám đốc Tim Cook nghĩ cần có dịch vụ nghe nhạc riêng thay vì để khách hàng của mình dùng đồ của người ngoài.
Beats Music được giới thiệu tháng 1 năm nay không đạt được thành công đột phá: Ước tính số thuê bao của dịch vụ chỉ vào khoảng 200.000 mà phần lớn có được là do thỏa thuận với nhà mạng AT&T, cho phép khách hàng dùng thử miễn phí.
Ông chủ của Beats, Jimmy Iovine, từng tuyên bố mục tiêu ban đầu của mình là chạm mốc nửa triệu người dùng, vẫn còn xa so với con số 10 triệu thuê bao trả tiền của Spotify.
Nếu Apple muốn, hãng hoàn toàn đủ sức phát triển dịch vụ riêng song có lẽ Apple nên tìm sự trợ giúp từ bên ngoài. Cả iTunes Match, dịch vụ cho phép người dùng lưu nhạc trên máy chủ và iTunes Radio, dịch vụ tương tự Pandora đều gây thất vọng. Ngay cả những người hâm mộ trung thành với Apple cũng phải thừa nhận thất bại của chúng. Vì vậy, thay vì tự phát triển thêm một dịch vụ khác, tại sao không đẩy nhanh tốc độ bằng cuộc thôn tính một thương hiệu đã có tiếng?
Đây chính là lối tư duy của các đối thủ Apple như Facebook, Google trong vài năm trở lại đây khi họ không ngừng chi cả núi tiền để mua về Motorola hay WhatsApp. Nếu thương vụ với Beats đồng nghĩa với việc Apple đã thay đổi suy nghĩ, chắc chắn thị trường mua bán tại thung lũng Silicon sẽ vô cùng nhộn nhịp.
Theo ICTnews/Recode
Google mua lại Spider.io - công ti chuyên về chống lừa đảo trực tuyến
Google vừa xác nhận rằng, mình đã mua lại Spider.io - hãng bảo mật chuyên cung cấp các giải pháp chống lừa đảo, chống gian lận trên web.
Theo xác nhận được đăng tải trên blog DoubleClick Advertising của Google trong ngày hôm nay (21/2), ngay sau khi mua lại, gã khổng lồ tìm kiếm đã ngay lập tức tích hợp những công nghệ của Spider.io vào "cỗ máy" quảng cáo của mình bao gồm quảng cáo videovà quảng cáo hiển thị.
Về chiến lược lâu dài, Google kì vọngSpider.io sẽ giúp hãng cải thiện mức độ chính xác của các số liệu mà nhà quảng cáo/nhà phát hành dùng để định giá trị,loại bỏ các liên kết, kết quả giả mạo và lừa đảo,... giúp doanh nghiệp có thể "nhìn" được tiềm năng từ các chiến lược truyền thông của mình, từ đó giúp doanh nghiệp "đi đúng hướng" hơn.
"Bằng cách tích hợp những công nghệ của Spider.io, chúng tôi loại bỏ được những tác nhân xấu cũng như cải thiện sản phẩm của mình", Google cho biết trong 1 tuyên bố.
Spider.io hiện vẫn được biết tới như là nhà cung cấp cấp các giải pháp chống gian lận công nghệ trên web, đặc biệt là phát hiện và ngăn chặn các phần mã hóa độc hại, mã lừa đảo được nhúng trong các liên kết, hình ảnh, ứng dụng,... Công ti có trụ sở tại London, Anh.
Với việc mua lại Spider.io, Google đang khẳng định hơn vai trò của mình trong việc chống gian lận công nghệ nói chung và quảng cáo nói riêng. Năm ngoái, Google cũng từng mạnh tay từ chối hàng triệu ứng dụng tham gia mạng lưới của hãng do nghi ngờ các hoạt động gian lận.
Chi tiết cũng như giá cả của vụ thâu tóm này đã không được Google tiết lộ.
Theo ZDNet
Yahoo! đứng đầu danh sách các hãng "thu mua công nghệ" nhiều nhất năm 2013 Có thể nói trong năm 2013, Yahoo! là "sát thủ" của các hãng công nghệ khi một số lượng lớn công ty đã bị Gã khổng lồ 1 thời này mua lại. Theo bảng xếp hạng mới nhất từ công ty nghiên cứu tài chính PrivCo cho thấy, trong năm 2013, đã có tổng cộng 22 cái tên bị Yahoo! "thâu tóm", nhiều...