Vì sao Android Market được đổi tên thành Google Play?
Người dùng Android từ lâu đã quen thuộc với tên gọi Android Market – chợ ứng dụng nơi mà họ có thể tìm và tải về các chương trình cho thiết bị Android của mình. Thế nhưng, kể từ ngày 7/3, Google chính thức đổi tên gọi Android Market sang một tên gọi mới: Google Play. Vậy đâu là nguyên do và mục đích của sự thay đổi này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Tên gọi Google Play
Có thể nói nguyên nhân sâu xa cho việc đổi tên lần này là do sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của Android. Hệ điều hành cho thiết bị di động của Google ngày càng tăng trưởng chóng mặt về số lượng ứng dụng và số thiết bị sử dụng. Sức phát triển đó khiến Google nhận ra rằng Android không đơn thuần còn là 1 hệ điều hành di động nữa. Gã khổng lồ về dịch vụ tìm kiếm đã quyết định cung cấp thêm dịch vụ cho thuê phim, bán và cho thuê sách, dịch vụ âm nhạc… vào Android Market, khiến nó giống một “siêu thị số” hơn thay vì chỉ đơn giản là chợ ứng dụng.
Google đã quyết định đổi tên Android Market sang tên gọi Google Play nghe có nghĩa rộng hơn, trong đó chợ mua bán các ứng dụng di động sẽ có tên khác là Play Store, hiển thị trên các điện thoại Android trên toàn thế giới.
Google Play có gì khác với Android Market?
Có rất ít sự khác biệt giữa Google Play và Android Market khi người dung truy cập trên các điện thoại Android. Sự khác biệt lớn nhất là sự xuất hiện của biểu tượng mới, tên gọi được đổi từ Android Market sang Play Store.
Video đang HOT
Một thay đổi nhỏ nữa là trước đây, người dùng có một thẻ video để truy cập tới dịch vụ cho thuê phim thì nay, muốn làm việc đó, người dùng phải tìm tới mục Google Play Movies. Tương tự, cửa hàng bán và cho thuê sách sẽ nằm trong mục Google Play Books. Các nội dung cũ vẫn không có gì thay đổi.
Nhấn mạnh khả năng đồng bộ
Google cho biết hệ thống mới phải đảm bảo “tất cả các nội dung số như nhạc, sách, phim, ứng dụng, và trò chơi yêu thích của người dùng đều được lưu trữ tại một nơi mà người dùng có thể truy cập từ Web hay bất kỳ thiết bị Android nào”. Nói cách khác, tất cả những gì Google muốn nhấn mạnh là đưa đặc điểm của lưu trữ “đám mây” lên trải nghiệm Android. Một ví dụ sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn: kể từ nay về sau, người dùng có thể mua sách bằng điện thoại, nhưng có thể đọc nó ngay trên web máy tính, hoặc thuê một bộ phim thông qua trang web và nhận nó qua điện thoại. Không có gì mới, nhưng công nghệ này rất ấn tượng, và được miễn phí để sử dụng.
Google Play website
Một trong những điều mà Google muốn khẳng định khi đổi tên Android Market, đó là Google Play sẽ không chỉ còn dành cho người dùng Android. Bằng chứng là các mục sách, video có thể vận hành đầy đủ chức năng trên màn hình máy tính, cho phép người dùng xem nội dung online, do đó nếu bạn chưa sử dụng một smartphone Android nào thì vẫn có thể truy cập để mua sách và phim thông qua các máy tính xách tay và máy tính để bàn mà bạn đang sử dụng.
Ứng dụng Google Play
Sau khi đổi tên, có một tab mới là tab “all” nằm trong trang chứa các ứng dụng đã tải về, liệt kê mọi ứng dụng bạn đã tải về máy, kể cả những thứ mà có thể bạn đã xóa đi sau khi tải.
Google Play cũng cho phép bạn sắp xếp và lọc các đánh giá của người dùng về một ứng dụng nào đó, do đó bạn dễ dàng biết được người dùng nhận xét gì về ứng dụng bạn đang định tải. Thậm chí, bạn có thể lọc ra những phản hồi từ những người dùng Android mà sử dụng cùng loại smartphone mà bạn đang dùng, nên bạn dễ dàng loại bỏ những thông tin không cần thiết.
Google Play Music
Một điều khá thất vọng với người dùng Android hiện nay là dịch vụ âm nhạc Google Play Music vẫn chưa cho phép đăng kí ở các nước khác ngoài Mỹ. Trong khi người dùng ở nước này có thể thoải mái tải lên, mua và đồng bộ các bộ sưu tập âm nhạc của họ để sử dụng trên “đám mây”, thì người dùng ở các nước khác vẫn chưa được sử dụng dịch vụ này.
Theo ICTnew
Google Play chuẩn bị bán phim bản quyền
Sau khi đổi tên từ Android Market, gian ứng dụng cho nền tảng của Google bắt đầu có những chuyển biến về sự phong phú nội dung.
Người dùng Android có thể mua phim từ gian ứng dụng dành cho thiết bị của mình. Ảnh: Cnet.
Google Play, cái tên mới của chợ ứng dụng Android Market, có thể bắt đầu bán thêm phim, bên cạnh việc bán phần mềm trong thời gian tới. Hiện tại, gian ứng dụng mới chỉ cho phép thuê phim, tuy nhiên, các nguồn tin thân thiết với ngành công nghiệp phim ảnh cho hay, việc mua bán phim thông qua Google Play sẽ sớm trở thành hiện thực.
Một số studio phim tại Hollywood đang hoàn thành các điều khoản để được phép bán phim trên Google Play, bên cạnh các yêu cầu thuê phim. Dự kiến, mọi việc sẽ hoàn thành trong mùa hè năm nay. Ý tưởng bán phim cho thiết bị Android thông qua kho ứng dụng nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng đối với các nhà làm phim, điều này hết sức quan trọng bởi rõ ràng bán thì mang lại lợi nhuận lớn hơn khi cho thuê. Một số người vẫn có ý muốn sưu tập các bộ phim yêu thích của họ, và đây sẽ là đối tượng chính mà các studio nhắm tới.
Android giờ đã trở thành nền tảng di động phổ biến nhất và vẫn còn những "mỏ vàng" chưa được khai thác tại đây. Hầu hết các thiết bị Android hiện đại đều có cổng HDMI, nhằm chuyển file video sang xem tại TV HD, và một số sở hữu cả tính năng truyền dữ liệu không dây.
Đây là dấu hiệu mới nhất về sự truyển mình của gian ứng dụng dành cho Android, vốn đang xếp thứ hai về số lượng phần mềm, chỉ đứng sau App Store dành cho iOS của Apple.
Theo Số Hóa
Ứng dụng Android giá "cắt cổ," người dùng ngần ngại Hãng nghiên cứu Canalys vừa cho hay, sở dĩ người dùng iPhone tích cực mua ứng dụng từ gian hàng trực tuyến hơn so với các chủ nhân thiết bị Android là bởi mức giá các phần mềm trên Android Market luôn cao hơn nhiều, khiến người tiêu dùng không dám...mạnh tay mua sắm. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Canalys đã công bố kết...