Vì sao Amazon quyết “in” tiền riêng?
Dù Facebook Credits, Microsoft Points, và tiền ảo Flooz có thất bại, Amazon vẫn quyết “in” đồng tiền của riêng mình. Theo thông báo mới nhất, khách hàng sẽ sớm dùng được đồng tiền ảo với tên gọi Amazon Coin để mua ứng dụng (app) và “đồ” trên Amazon Appstore.
Người tiêu dùng thường thiếu thiện cảm, nếu không muốn nói là ghét cay ghét đắng, cái việc đổi từ tiền thật sang tiền ảo.
Cứ nhìn vụ Microsoft bắt khách đổi 1USD lấy 80 Microsoft Point để mua sắm trên Xbox Live Marketplace thì rõ. Rồi trên hệ thống Nintendo Points, khách lại phải dùng một loại điểm riêng để mua trò chơi cho hệ máy Wii.
Dân chơi game căm ghét cái trò đó, ít ra mỗi lần mua hàng họ cũng phải nhức đầu tính toán xem tốn bao nhiêu.
Thế thì vì sao Amazon cứ cố “in” cho mình một đồng tiền riêng, đặc biệt là khi khách hàng vẫn thanh toán được bằng thẻ tín dụng song song với Coin? Nói rộng ra, vì sao một công ty lại cần có đồng tiền riêng của mình?
AMAZON COIN: “Thính” để dụ nhà phát triển
Rõ ràng động thái này của Amazon là nhắm tới một nhóm riêng: những nhà phát triển ứng dụng.
Video đang HOT
Tới tháng 5 này Amazon Coin mới đi vào hoạt động, nhưng công ty đã thông báo kế hoạch này ngay từ bây giờ để đảm bảo các nhà phát triển có thời gian sửa đổi ứng dụng của họ sao cho phù hợp với loại “tiền” sắp ra lò.
Tới khi đó, Amazon sẽ cho không “hàng chục triệu” Coin (mỗi Coin trị giá 1 cent Mỹ, tức 208VNĐ). Như vậy hàng trăm ngàn USD sẽ được “bơm” vào hệ sinh thái Kindle Fire, trong đó 70% là dành cho các nhà phát triển.
Ai cũng biết kiếm tiền trên nền tảng Android khó hơn trên iPhone. Amazon đang cố quảng bá Kindle Fire là trường hợp ngoại lệ trong số các thiết bị dùng Android.
“Giới phát triển tiếp tục thông báo tỷ lệ hoán đổi của Amazon cao hơn các nền tảng khác,” Phó Chủ tịch phụ trách ứng dụng và trò chơi Paul Ryder nói.
(Tỷ lệ hoán đổi, hay “conversion rate”, là tỷ lệ khách ghé thăm có tương tác với website như mua hàng, bình luận, chấm điểm, … trên tổng số khách truy cập hàng ngày).
Từ lâu Amazon đã lớn tiếng tuyên bố nền tảng của mình là “cổ máy kiếm tiền”. Khi khuyến khích các nhà phát triển sử dụng Coin, Amazon còn nhắm tới một mục tiêu khác. Nếu nhà phát triển dành thời gian làm các ứng dụng có thể tiêu Coin, họ sẽ gắn bó với nền tảng Amazon hơn.
Kevin Galligan, một trong những nhà tổ chức của Tổ chức gặp gỡ các nhà phát triển Android tại New York và là Chủ tịch tổ chức phát triển hệ điều hành Android mang tên Touch Lab, nói khi nghe tin Coin ra đời ông có những suy nghĩ trái ngược.
“Bất kỳ cái gì giúp kiếm tiền được cho Anroid đều tốt cả,” ông nói. “Nhưng làm thế nào có được Coin? Cái đó họ lại chưa nói. Nếu phải mua Coin, thì tôi không hiểu nó khác gì với tiền.”
Những chiếc Kindle Fire – Lý do khiến Amazon phải tung ra tiền ảo
Giới phát triển nhìn chung vẫn nhìn Amazon với thái độ đề phòng, ông nói. Ứng dụng Kindle Fire thường kiếm được nhiều tiền hơn so với ứng dụng trên các điện thoại và máy tính bảng Android khác, ông nói, vì Amazon vốn đã có thông tin thẻ tín dụng của nhiều người dùng.
Mike Novak, một nhà phát triển khác, lại cho rằng Coin hoàn toàn vô giá trị. Anh này vừa bị Amazon từ chối một cập nhật ứng dụng.
Dù đồng ý rằng bước đi này của Amazon là thông minh và thuận tiện cho các trò chơi vẫn có đồng tiền riêng, nhưng với các ứng dụng khác, “Tôi không chắc nó có giá trị gia tăng gì, đặc biệt là khi đã có quá nhiều loại tiền ảo,” anh này viết trong một email.
Theo Genk
Amazon đã không quảng cáo sai khi dùng từ AppStore
Tòa bác bỏ cáo buộc của Apple cho rằng Amazon đã vi phạm thương hiệu và quảng cáo sai lệch khi sử dụng tên "Appstore".
Theo hãng tin Reuter, Tòa án Mỹ vừa bác bỏ cáo buộc của Apple cho rằng Amazon đã dùng quảng cáo sai lệch liên quan đến tên thương mại "App Store" của mình. Amazon đã đề nghị một thẩm phán liên bang tuyên bố phán quyết này vào tháng 9/2012
Tờ The Verge cho biết tòa án đưa ra phán quyết này vì Apple chưa có đủ bằng chứng và thực tế cho thấy khó có chuyện nhầm lẫn giữa tên App Store (của Apple) và AppStore (của Amazon) vì bên Amazon chỉ bán những ứng dụng Android mà thôi.
Tháng 3 năm 2011, ngay sau khi Amazon ra mắt kho ứng dụng mới của mình Apple đã gửi đơn kiện cáo buộc nhà bán lẻ trực tuyến này sử dụng trái phép tên gọi "App Store" của mình để quảng cáo sai lệch. Applecho rằng việc Amazondùngtên gọi "Appstore" và chèn thêm dòng "for Android" sau này, sẽ khiến cho khách hàng bị nhầm lẫn giữa hai hãng.
Apple đòi quyền bồi thường vi phạm thương hiệu đối với Amazon vào tháng Mười năm 2011 sau khihãng này giới thiệu máy tính bảng Kindle Fire và đề cập đến thị trường ứng dụng mới"Amazon Appstore". "Quả táo" đang đấu tranh để giành được quyền sở hữu nhãn hiệu 'App Store' vì thế vụ kiện này vẫn chưa thể kết thúc.
Amazon phủ nhận cáo buộc của Apple và đưa ra bằng chứng rằng Steve Jobs vàGiám đốc điều hành hiện nay Tim Cookđã tự dosử dụng cụm từ "App Store" cho kho ứng dụng của mình trong các thương vụ mua bán. Microsoft cũng ủng hộ Amazon trong việc bác bỏ yêu cầu bồi thường vì cho rằng thuật ngữ này đã trở thành một danh từ chung
Do vậy cho đến nay, Amazonkhông phải bồi thường vì cáo buộc sử dụng quảng cáo sai lệch , nhưng Apple vẫn sẽ tiếp tục vụ kiện thương hiệu này.
Theo Genk
Amazon Appstore tăng 500% lượt tải Amazon đang dần trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng ngại với Apple và các "đồng minh" Android trên thị trường máy tính bảng, điều đó được minh chứng bằng sự thành công của Amazon Appstore trong thời gian qua. Amazon Appstore ghi nhận bước phát triển ấn tượng trong năm 2012. Vào thứ 6, ngày 7/12, Amazon đã có một thông...