Vì sao 667 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhưng chưa lên sàn chứng khoán?
Các doanh nghiệp bị “bêu tên” trong danh sách 667 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhưng chưa lên sàn chứng khoán đưa ra nhiều nguyên do khác nhau cho việc chậm trễ lên sàn. Phổ biến nhất là lý do không có đủ số lượng cổ đông cần thiết hoặc/và không đủ vốn điều lệ cần thiết để trở thành công ty đại chúng và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Sau khi cổ phần hóa, ít nhất doanh nghiệp nhà nước phải đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM – sàn chứng khoán dành cho các công ty đại chúng chưa niêm yết.
Bộ Tài chính mới đây đã tiến hành “bêu tên” 667 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã cổ phần hóa nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán tính đến hết ngày 15/11/2018.
Các doanh nghiệp bị “bêu tên” chủ yếu là các công ty con của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc các bộ, ngành (tổng cộng 295 doanh nghiệp); cùng với đó là các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của các UBND cấp tỉnh (tổng cộng 372 doanh nghiệp).
Các doanh nghiệp này đưa ra nhiều nguyên do khác nhau lý giải về việc chưa hoàn thành nghĩa vụ lên sàn sau cổ phần hóa. Phổ biến nhất là các lý do không có đủ số lượng cổ đông cần thiết hoặc/và không đủ vốn điều lệ cần thiết để trở thành công ty đại chúng và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cụ thể hơn, một số doanh nghiệp cho biết họ có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng, số khác cho hay số lượng cổ đông của công ty họ nhỏ hơn 100…
Cùng với đó, nhiều trường hợp kinh doanh thua lỗ nhiều năm liên tiếp, tạm ngừng hoạt động; vẫn còn lỗ lũy kế; thậm chí có trường hợp còn hủy tư cách công ty đại chúng. Một số doanh nghiệp thì “kêu” rằng đang gặp khó khăn trong quá trình thay đổi tổ chức và cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp nên chưa thể lên sàn.
Các nguyên nhân khác có thể kể đến như: đang hoàn thiện hồ sơ quyết toán cổ phần hóa, đang tiến hành bàn giao cho SCIC, đang hoàn thiện hồ sơ lưu ký chứng khoán, đang hoàn tất thủ tục lên sàn… Cá biệt có trường hợp cho rằng việc niêm yết chưa mang lại nhiều lợi ích cho cổ đông và công ty. Cũng có trường hợp sau khi cổ phần hóa xong, Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ nên không quyết được việc lên sàn.
Theo đánh giá từ Bộ Tài chính, hâu hêt cac DNNN cổ phần hóa đã niêm yêt trên thị trường chứng khoán hoat đông kinh doanh co lai qua cac năm va co sư tăng trương ca vê doanh thu cung như lơi nhuân. Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp này chiếm khá lớn so với toàn thị trường niêm yết nói chung.
Nguyên do là bởi cac DNNN này đêu co nhưng lơi thê nhât đinh do đươc thưa hương cơ sơ vât chât, nguôn nhân lưc va môt sô ưu đai tư chinh sach cổ phần hóa, đông thơi cơ chê hoat đông theo mô hinh mơi cung năng đông hơn nên tinh hinh hoat đông sản xuất kinh doanh co nhưng chuyên biên tich cưc. “Nhơ đo, hâu hêt cac doanh nghiêp đêu co nguôn giư lai đê tăng vôn điêu lê, hoăc đap ưng đu điêu kiên cung như co đu uy tin đê huy đông vôn tư cac nha đầu tư thông qua viêc phat hanh thêm”, Bộ Tài chính cho hay.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc gắn cổ phần hóa với niêm yết đến thời điểm này vẫn chưa được chú trọng.
Bộ Tài chính nhận định, việc nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần theo thông lệ và chuẩn mực của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này.
Video đang HOT
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ yêu cầu cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Bạn đọc có thể xem danh sách 667 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhưng chưa lên sàn chứng khoán tại đây!
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Lực đẩy doanh nghiệp nhà nước: "Bình mới, rượu mới"
Quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã triển khai hơn 20 năm nay, gắn liền với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Hàn thử biểu trên thị trường nóng hay lạnh ngay lập tức tác động đến quá trình này.
Nguồn cung hàng lớn cho thị trường
Số lượng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã giảm hơn 10 lần, từ hơn 12.000 doanh nghiệp, với 75% doanh nghiệp do địa phương quản lý xuống còn hơn 5.600 doanh nghiệp năm 2001 và khoảng gần 700 doanh nghiệp tính đến thời điểm cuối năm 2017. Hiện có 40 tỉnh không còn doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh thuần túy, mà chủ yếu sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, từ năm 2001 đến cuối năm 2017, tổng số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đạt xấp xỉ 5.500 doanh nghiệp (giai đoạn 2001 - 2011 cổ phần hóa 4.009 doanh nghiệp; giai đoạn 2012 - 2015 cổ phần hóa 499 doanh nghiệp, giai đoạn 2011 - 2015 cổ phần hóa 478 doanh nghiệp).
Số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đông đảo chính là nguồn cung hàng hóa lớn cho thị trường chứng khoán. Đơn cử, riêng năm 2016 có 56 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị thực tế là 34.017 tỷ đồng; trong đó, giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 24.390 tỷ đồng.
Tổng vốn điều lệ theo phương án được phê duyệt là 24.379 tỷ đồng; trong đó, Nhà nước nắm giữ 11.937 tỷ đồng (bằng 48,97% vốn điều lệ), bán cho nhà đầu tư chiến lược 7.670 tỷ đồng (bằng 31,46% vốn điều lệ), bán cho người lao động 388 tỷ đồng (bằng 1,59% vốn điều lệ), tổ chức công đoàn 8 tỷ đồng (bằng 0,03% vốn điều lệ), số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 4.374 tỷ đồng (bằng 17,94% vốn điều lệ).
Năm 2017, có 45 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Các doanh nghiệp cổ phần hóa có tổng giá trị thực tế lên tới hơn 213.700 tỷ đồng, gấp 6 lần tổng giá trị thực tế các doanh nghiệp đã cổ phần hóa trong năm 2016.
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã cổ phần hóa là gần 88.400 tỷ đồng, gấp 3,5 lần giá trị thực tế phần vốn nhà nước của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa năm 2016.
Năm 2018, theo các quyết định đã được Chính phủ phê duyệt, có 85 doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa. Đáng chú ý, các doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu theo phương thức này có quy mô ngày càng lớn, trong đó có nhiều tổ chức là trụ cột của nền kinh tế.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tạo ra nguồn cung hàng hóa lớn cho thị trường chứng khoán khi Chính phủ có chủ trương gắn cổ phần hóa với niêm yết cổ phiếu trên sàn. Gần nhất, Nghị định 126/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 quy định, khi lập hồ sơ IPO, doanh nghiệp phải đồng thời lập hồ sơ đăng ký lưu ký và hồ sơ đăng ký giao dịch hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán (nếu đủ điều kiện). Trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày kết thúc IPO, doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục đăng ký lưu ký cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đã tăng thu ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi cho đều tư phát triển. Về tổng thể, giá trị vốn đầu tư của Nhà nước vào doanh nghiệp được bảo toàn (có thặng dư) và thu hồi đủ trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.
Đơn cử, giai đoạn 2011 - 2015, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã thực hiện thoái vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm (bất động sản, chứng khoán, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm và quỹ đầu tư) được 11.036 tỷ đồng, thu về 10.742 tỷ đồng (số thu về giảm so với sổ sách do Tập đoàn Dầu khí thoái 800 tỷ đồng và Tổng công ty Lương thực Miền Nam thoái 1,3 tỷ đồng với giá 0 đồng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước).
Trong năm 2016, các đơn vị đã thoái được 3.646 tỷ đồng, thu về 6.840 tỷ đồng, bao gồm: Thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm được 490 tỷ đồng, thu về 450 tỷ đồng. SCIC cũng thực hiện bán vốn tại 67 doanh nghiệp với giá trị là 1.577 tỷ đồng, thu về 4.116 tỷ đồng (chưa tính khoản bán đấu giá cổ phần của Vinamilk ngày 12/12/2016).
Trên hai sở giao dịch chứng khoán liên tục diễn ra các cuộc đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng, đã hút một lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chẳng nói đâu xa, ngay đầu năm 2018, các đợt IPO của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)... đã thu hút gần 30.000 tỷ đồng qua thị trường chứng khoán.
Không chỉ đấu giá cổ phần lần đầu, thị trường chứng khoán đã trở thành đòn bẩy cho các đợt thoái vốn nhà nước quy mô lớn. Những đợt thoái vốn thành công của Sabeco, Vinamilk, Nhựa Bình Minh... gần đây, đã đưa tên tuổi Việt Nam lọt vào những thị trường có hoạt động M&A nổi bật nhất khu vực châu Á, đem lại nguồn thu hàng tỷ USD cho Nhà nước.
Không khó để nhận ra vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán gắn với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, bởi khi thị trường thứ cấp ảm đạm và rơi vào chu kỳ giảm điểm kéo dài, các hoạt động như đấu giá cổ phần, thoái vốn nhà nước trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp đều trầm lắng và không thu hút được các nhà đầu tư.
Đơn cử, quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 và năm 2016 chịu tác động từ những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là giai đoạn 2011 - 2013 là giai đoạn Việt Nam chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới dẫn tới suy giảm của thị trường tài chính, chứng khoán, do đó cũng tác động tiêu cực giảm sức hút thị trường làm chậm tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn.
Tăng giám sát, cải thiện quản trị doanh nghiệp
Nhưng tiền thu về không phải là tất cả, vai trò lớn hơn của thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp nhà nước sau chuyển đổi là nó góp phần thay đổi về chất trong hoạt động doanh nghiệp, tạo ra cơ chế giám sát mạnh mẽ hơn từ các "ông chủ" mới, từ đó góp phần cải thiện công tác quản trị doanh nghiệp.
Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, hiệu quả hoạt động tại hầu hết doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa cải thiện rõ rệt. Các doanh nghiệp đều sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên. Sự ra đời các công ty cổ phần qua cổ phần hóa tiếp tục làm tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường tài chính phát triển.
Thông qua thị trường chứng khoán, nhiều doanh nghiệp có điều kiện để huy động các nguồn lực đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh; người lao động được quan tâm, bảo đảm quyền lợi, việc làm; nhà đầu tư có thêm cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp; qua đó phân bổ hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nước.
Hoạt động công khai, minh bạch, công bố thông tin thường kỳ của các doanh nghiệp niêm yết đã trở thành các ví dụ sống động, thuyết phục để Chính phủ ban hành nhiều quy định buộc khối doanh nghiệp nhà nước hoạt động ngày càng công khai, minh bạch hơn, cải thiện việc sử dụng các nguồn lực nhà nước một cách hiệu quả.
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể trong quá trình sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, về tổng thể quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thời gian qua vẫn bộc lộ nhiều bất cập như số lượng doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước không thuộc đối tượng mà Nhà nước cần nắm giữ (100% vốn điều lệ hoặc thuộc nhóm có cổ phần, góp vốn chi phối), nhưng vẫn còn tỷ lệ vốn nhà nước trong vốn điều lệ cao, hệ thống quản trị hiện đại chưa được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, còn đầu tư dàn trải, kém hiệu quả và gây thất thoát lớn về vốn nhà nước...
Do vậy, Đảng và Chính phủ đặt ra mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Nghị quyết của Quốc hội số 24/2016/QH14 ngày 8/11/2016 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đã đề ra mục tiêu thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn, thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư.
Trong giai đoạn 2017 - 2020 trên cơ sở các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực, phấn đấu hoàn thành thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn.
Đồng thời, nhiều chính sách, quy định cũng được ban hành nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác đánh giá, giám sát, hoạt động thanh tra, kiểm tra và cơ chế thưởng, phạt và chế tài cụ thể đối với hoạt động liên quan đến quản lý của chủ sở hữu đối với vốn nhà nước.
Các chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp được xác định quyền và trách nhiệm cụ thể, rõ ràng. Việc thực hiện giám sát, đánh giá có xu hướng áp dụng các phương pháp, mô hình hiện đại, đảm bảo tính tương đồng với chuẩn mực quốc tế.
Những chuyển động chính sách và thực tiễn trong việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã và đang tạo ra những tác động lớn tới thị trường chứng khoán, bổ sung một lượng lớn các doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường tập trung, qua đó gia tăng quy mô vốn hóa thị trường. Do đó, sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán được nhìn nhận sẽ ngày càng có vai trò quan trọng không chỉ đối với công cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, mà với cả nền kinh tế.
Theo Hà Minh - Thành Trung
Đặc san Toàn cảnh doanh nghiệp niêm yết 2018
Thoái vốn nhà nước đã thực chất và đi vào chiều sâu? Tiến độ triển khai cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm, có khả năng không đạt được theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dù không đạt kế hoạch về số lượng nhưng thoái vốn nhà nước đã đi vào thực chất và chiều sâu. Sau 9 tháng năm 2018, các DN nhà nước đã thoái vốn được 5.067...