Vì sao 17 ngân hàng Việt có thể bị Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm
Hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s vừa thông báo sẽ xem xét hạ xếp hạng của 17 ngân hàng Việt Nam. Thông báo này được đưa ra sau khi hãng cho biết xem xét hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, hiện ở mức Ba3.
Dù vậy, Moody’s cho biết động thái này không nhằm phản ánh sức khỏe tài chính của các ngân hàng này yếu đi. Nó hoàn toàn chịu ảnh hưởng từ quyết định của Moody’s với tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.
Cụ thể, 17 ngân hàng có thể chịu ảnh hưởng bao gồm: Ngân hàng An Bình (ABBank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Ngân hàng Quân đội (MBBank), Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank), Ngân hàng Phương Đông (OCB), Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội ( SHB), Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
Trong đó, 4 nhà băng còn bị xem xét hạ Xếp hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) và BCA đã điều chỉnh. 9 ngân hàng bị cân nhắc hạ Đánh giá rủi ro đối tác (CR Assessments) dài hạn.
Xếp hạng tín nhiệm quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng
Theo Moody’s, tín nhiệm quốc gia là yếu tố chính ảnh hưởng đến xếp hạng của Moody’s với các ngân hàng Việt Nam. Do nó sẽ quyết định đánh giá của Moody’s về khả năng Chính phủ hỗ trợ các ngân hàng trong thời kỳ khó khăn. Nếu tín nhiệm quốc gia bị hạ, Chính phủ sẽ khó hỗ trợ các nhà băng, từ đó khiến tín nhiệm một số ngân hàng thấp đi.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, trong trường hợp BCA hoặc tín nhiệm dài hạn của các ngân hàng hiện bằng tín nhiệm quốc gia hoặc đã chạm trần, Moody’s cũng sẽ phải hạ các đánh giá này xuống để đảm bảo tính tương xứng.
Vì thế, tác động của tín nhiệm quốc gia với các nhà băng sẽ khác nhau. Các ngân hàng quốc doanh, gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV sẽ bị đánh giá lại về xếp hạng tiền gửi bằng nội tệ dài hạn và nhà phát hành nợ ngoại tệ và nội tệ, do các nhà băng này đang có cùng mức tín nhiệm với quốc gia.
Với các ngân hàng tư nhân như ACB, MBBank và Techcombank, các xếp hạng bị xem xét lại là BCA, tín nhiệm tiền gửi bằng nội tệ dài hạn và nhà phát hành nợ bằng nội tệ/ngoại tệ, do hiện cùng hạng với quốc gia. Trong khi đó, đánh giá với ABBank, OCB, TPBank, VIB và VP Bank chỉ giới hạn tại xếp hạng tiền gửi bằng ngoại tệ.
Moody’s cho biết họ có thể giữ nguyên xếp hạng của 17 nhà băng trên với triển vọng ổn định, nếu tín nhiệm của Việt Nam cũng được giữ ở Ba3 với triển vọng tương tự. Ngược lại, Moody’s sẽ hạ xếp hạng và đánh giá của các nhà băng này nếu tín nhiệm của Việt Nam đi xuống.
Trước đó, ngày 9/10, Moody’s đã thông báo về việc xem xét hạ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với các khoản vay bằng nội tệ và ngoại tệ của Chính phủ Việt Nam (hiện ở mức Ba3).
Cơ sở Moody’s đưa ra quyết định xem xét hạ bậc xếp hạng tín nhiệm bắt nguồn từ đánh giá cho rằng những hạn chế trong công tác phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ dẫn đến tình trạng chậm thanh toán nghĩa vụ nợ Chính phủ.
Ngay sau đó, Bộ Tài chính Việt Nam đã lên tiếng cho biết các khoản nợ mà Moody’s cho rằng Chính phủ Việt Nam chậm thanh toán thật ra là nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh, thuộc nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, không phải là nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện trách nhiệm của người bảo lãnh trong việc thanh toán, ngay cả khi chưa nhận được yêu cầu chính thức của bên cho vay.
Bộ Tài chính khẳng định việc Moody’s đưa Việt Nam vào diện xem xét để hạ bậc chỉ dựa trên một sự việc riêng lẻ là không phù hợp. Theo Bộ Tài chính, Moody’s cần xác định rõ nghĩa vụ nợ dự phòng và nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ. Chính phủ chưa bao giờ chậm trễ trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ.
Hà Loan
Theo Anninhthudo.vn
Lần đầu tiên Moody's xếp hạng tín nhiệm SeABank ở mức B1
Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp SeABank tăng năng lực tài chính và tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ.
Giao dịch tại SeABank. (Nguồn: SeABank)
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm dài hạn mức B1 cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank). Đây là lần đầu tiên Moody's xếp hạng tín nhiệm SeABank, qua đó phản ánh năng lực tài chính tốt và cơ hội phát triển của ngân hàng.
Theo công bố của Moody's, SeABank được xếp hạng tín nhiệm dài hạn mức B1 ở các hạng mục: Tiền gửi ngoại tệ và nội tệ ngắn hạn và dài hạn; nhà phát hành ngoại tệ và nội tệ ngắn hạn và dài hạn; rủi ro đối tác ngoại tệ và nội tệ ngắn hạn và dài hạn; rủi ro đối tác ngắn hạn và dài hạn và hạng mục tín dụng cơ sở đạt mức B2.
Các yếu tố như vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, khả năng thanh toán nợ, chất lượng tài sản, nguồn vốn, thanh khoản... góp phần quan trọng mang đến kết quả đánh giá tích cực cho SeABank lần này.
[SeABank phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn với lãi suất hấp dẫn]
Ngân hàng này cũng vừa hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 7.688 tỷ đồng lên 9.369 tỷ đồng. Với vốn điều lệ mới, SeABank nằm trong nhóm 15 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp SeABank tăng năng lực tài chính và tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc.
Tính đến hết tháng Sáu, tổng tài sản của SeABank đạt gần 150.000 tỷ đồng, tăng 6,1% so với thời điểm đầu năm; tổng dư nợ tín dụng đạt 95.219 tỷ đồng, tăng trưởng 8,2% so với thời điểm đầu năm; doanh thu thuần tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt về thu thuần dịch vụ tăng trưởng 247% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 409 tỷ đồng, tăng 57,4% so với cùng kỳ năm trước; 165 điểm giao dịch trên toàn quốc.
Hiện nay, SeABank là một trong số ít ngân hàng áp dụng chính sách miễn 100% các loại phí trên Internet Banking và Mobile Banking, bao gồm phí chuyển tiền trên toàn quốc và phí sử dụng (thường niên) dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đây là lợi ích lớn cho khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số của SeABank, khuyến khích khách hàng trải nghiệm dịch vụ online 24/7, giảm thiểu rủi ro khi mang nhiều tiền mặt, tiết kiệm thời gian và chi phí./.
Thúy Hà (Vietnam )
Bắt đầu xuất hiện lãi suất huy động VND vượt 8%/năm kỳ hạn dưới 12 tháng Thông thường, để được hưởng lãi suất trên 8%, khách hàng thường phải gửi với kỳ hạn dài hơn, trên 12 tháng và chỉ tại một số ngân hàng mà thôi. Sau khoảng hai năm lãi suất huy động VND có xu hướng tăng lên, đến nay thị trường mới chỉ lần đầu tiên ghi nhận ở kỳ hạn dưới 12 tháng có...