Vì sao 11.11 thành ‘bão mua sắm’ tại sàn thương mại điện tử Đông Nam Á?
Ngày độc thân 11.11 (hay còn gọi là Singles Day) là ngày lễ tự phát xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc và dần lan rộng khắp các nước Đông Nam Á.
Từ một dịp để những người trẻ thả ga mua sắm và chiều chuộng bản thân khi chưa tìm thấy “nửa kia”, trào lưu này đã nhanh chóng lan tỏa khắp khu vực, biến 11.11 thành lễ hội giảm giá được mong đợi nhất hằng năm.
Chỉ riêng trong năm 2020, Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc đã đón nhận 250.000 thương hiệu trong lễ hội 11.11, thu về doanh thu 74,1 tỉ USD và xử lý hơn 2,32 tỉ đơn hàng phân phối.
Ngày 11.11 trở thành trào lưu mua sắm lan rộng khắp Đông Nam Á
Xu hướng này nhanh chóng phủ sóng khắp Đông Nam Á trong những năm gần đây, biến 11.11 trở thành một trong những động lực mang lại doanh thu lớn nhất cho hàng nghìn thương hiệu trên thị trường. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.
Năm 2020, Việt Nam ghi nhận những số liệu tăng trưởng kỷ lục ở cả ba sàn thương mại điện tử hàng đầu trong nước. Chỉ trong khung giờ 0 – 2 giờ ngày 11.11.2020 diễn ra Lễ hội mua sắm 11.11, Lazada đã ghi nhận số lượng sản phẩm được cho vào giỏ hàng tăng gấp đôi so với dịp sale năm trước, bán ra 20.000 điện thoại di động, 3.000 tivi, 50.000 phiếu ưu đãi ăn uống có giá trị 1.000 đồng trong cùng khung giờ.
Trên Shopee một thương hiệu thời trang đã đạt được doanh thu hơn 2 tỉ đồng. Trong khi đó, Tiki – nền tảng thương mại điện tử “cây nhà lá vườn” của Việt Nam thiết lập kỷ lục mới với mức doanh số tăng 50% so với dịp 10.10 cùng kỳ.
Ông Andrew Maher – Giám đốc TMX Việt Nam cho rằng các thương hiệu và doanh nghiệp cần lập kế hoạch và chuẩn bị tỉ mỉ trước thềm lễ mua sắm để tối đa hóa doanh số và đáp ứng hiệu quả nhu cầu mua khổng lồ của khách hàng
Video đang HOT
Sở dĩ ngày 11.11 du nhập từ Trung Quốc trở thành sự kiện mua sắm được mong chờ tại các nước Đông Nam Á là nhờ chiến lược tối ưu hóa doanh số và khả năng tạo ảnh hưởng của các sàn thương mại điện tử, thể hiện qua những nhân tố then chốt:
Chiến lược tiếp thị đóng vai trò quan trọng
Các thương hiệu thường lên kế hoạch cho hoạt động tiếp thị trước vài tháng để tăng tối đa doanh số bán hàng trong thời gian diễn ra sự kiện, với các hoạt động như quảng cáo trực tuyến, ưu đãi trong ứng dụng và mở đơn đặt hàng sớm được bắt đầu trước hai tuần hoặc một tháng.
Tiếp thị đa kênh cũng là một phương pháp hữu ích để tiếp cận khách hàng với quy mô rộng hơn, như tận dụng phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị thông qua người có tầm ảnh hưởng.
Các sàn thương mại điện tử tận dụng nhiều phương tiện truyền thông
Tại thời điểm này năm 2020, chiến dịch truyền thông của Lazada đã tiếp cận và tạo độ lan tỏa tới hơn 8,6 triệu người. Đồng thời, Shopee cũng thành công rực rỡ với chiến lược tiếp thị thông qua người có tầm ảnh hưởng khi thu hút 222.156 lượt thích, 3.540 lượt chia sẻ và 12.972 lượt bình luận trên các phương tiện truyền thông xã hội trong sự kiện.
Nhiều hoạt động tương tác, giữ chân người tiêu dùng
Các sàn thương mại điện tử sử dụng lễ hội mua sắm 11.11 như một cơ hội để tìm hiểu phản ứng của thị trường với sản phẩm mới và tận dụng cơ hội này để không ngừng tiếp cận, khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu bằng các hoạt động tương tác.
“Shoppertainment” (sự kết hợp giữa mua sắm và giải trí) và phát huy tối đa chiến lược này trong lễ hội 11.11. Theo đó, hàng loạt hoạt động tương tác sẽ diễn ra như livestream các buổi biểu diễn của người nổi tiếng, mời người tiêu dùng chơi trò chơi để giành được ưu đãi hoặc thu thập phiếu thưởng.
Nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng
Khi người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào công nghệ để mua sắm trực tuyến, kỳ vọng của họ về trải nghiệm mua sắm chất lượng sẽ tăng cao hơn.
Nhiều người lo ngại nguy cơ bị đánh cắp danh tính, lừa đảo và sử dụng thẻ tín dụng trái phép khi mua sắm trực tuyến. Do đó, các sàn thương mại điện tử luôn phải đảm bảo hệ thống xử lý thanh toán được mã hóa và bảo mật cao bằng cách hợp tác với các cổng thanh toán đáng tin cậy, cung cấp chính sách hoàn tiền, giữ tinh thần trách nhiệm khi xem xét các giao dịch, cam kết bảo mật dữ liệu trong quá trình thanh toán.
Khách hàng ngày càng kỳ vọng vào trải nghiệm mua sắm và dịch vụ giao hàng
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng xây dựng một hệ thống quản lý đơn hàng (OMS) hiệu quả, đảm bảo rằng không có đơn đặt hàng nào bị bỏ sót, tất cả các khoản thanh toán đều được xử lý đúng cách và hàng tồn kho được quản lý chính xác.
Cuối cùng, dịch vụ hậu cần là nhân tố không thể thiếu. Người tiêu dùng ngày nay mong muốn nhận sản phẩm trong tình trạng nguyên vẹn và được giao với thời gian nhanh nhất, từ đó mở đường cho sự phát triển của các dịch vụ giao hàng trong ngày hay giao nhanh 24 giờ trên các sàn thương mại điện tử.
Nhìn chung, bên cạnh nhu cầu mua sắm ngày càng tăng của khách hàng Đông Nam Á, nỗ lực phát triển không ngừng và chiến lược phù hợp của các sàn thương mại điện tử tại khu vực này là động lực chính giúp lan tỏa ngày lễ 11.11, biến sự kiện này trở thành “cơn bão mua sắm” lớn nhất trong năm.
ByteDance sẽ biến TikTok thành sàn thương mại điện tử?
ByteDance - công ty mẹ của TikTok đang có ý định tung ra một nền tảng mua sắm riêng để cạnh tranh với Amazon và AliExpress của tập đoàn Alibaba.
Theo Business Insider , dịch vụ này có thể được triển khai dưới dạng ứng dụng riêng biệt hoặc được tích hợp vào TikTok, hướng tới việc bán các sản phẩm từ Trung Quốc cho khách hàng nước ngoài.
Trên website riêng, ByteDance đang tuyển dụng hàng chục vị trí cho bộ phận thương mại điện tử. Tuy không tiết lộ cụ thể kế hoạch tương lai dành cho TikTok, công ty viết trong thông báo tuyển dụng rằng ứng dụng mạng xã hội video ngắn của mình là "nền tảng lý tưởng để cung cấp trải nghiệm thương mại điện tử mới mẻ và tốt hơn cho khách hàng".
TikTok có thể là một nền tảng thương mại điện tử đáng gờm
"Gã khổng lồ" internet Trung Quốc cũng ngầm ám chỉ sẽ giới thiệu một nền tảng tương tự AliExpress đến những người bán hàng độc lập. Nếu ứng tuyển vị trí quản trị viên làm việc tại Singapore, người này sẽ chịu trách nhiệm thiết lập "hệ thống theo dõi dữ liệu hàng hóa toàn cầu".
ByteDance bắt đầu đẩy mạnh chiến lược thương mại điện tử nội địa và ra mắt dịch vụ thanh toán di động vào đầu năm nay. Rui Ma - một chuyên gia công nghệ, người sáng lập podcast Tech Buzz China cho rằng ByteDance đang "khao khát" gia nhập thị trường thương mại điện tử, nhất là trong bối cảnh Amazon xóa hàng nghìn thương nhân Trung Quốc khỏi nền tảng vì họ lạm dụng các đánh giá giả mạo. Bị buộc rời khỏi Amazon, nhiều thương nhân Trung Quốc đang tìm cách khác để tiếp cận khách hàng nước ngoài, và ByteDance đang muốn lôi kéo những người này.
TikTok hợp tác với Shopify
Các trang thương mại điện tử và nhà máy cỡ nhỏ ở Trung Quốc đã chớp thời cơ dùng TikTok để tiếp cận khách hàng Bắc Mỹ và châu Âu. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích đưa ngành công nghiệp mua sắm trực tuyến ra quốc tế, mở thêm các "khu thương mại xuyên biên giới" với mức thuế xuất khẩu và các loại chi phí khác thấp hơn bình thường. Rui Ma nhận định giao thương xuyên biên giới đang là xu hướng nóng nhất hiện nay ở Trung Quốc.
Juozas Kaziukėnas - người sáng lập công ty Marketplace Pulse cho rằng nhờ có TikTok, dịch vụ của ByteDance sẽ rất khác biệt so với các đối thủ như Amazon, AliExpress. Công ty đã bắt đầu triển khai tính năng kinh doanh trên TikTok, tích hợp thêm Shopify - giải pháp thương mại điện tử cho các doanh nghiệp.
Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan Mỹ từng chỉ ra người Mỹ dần quen với việc trực tiếp đặt hàng từ các công ty nước ngoài thay vì phụ thuộc vào các nhà bán lẻ trong nước, nên chiến lược của ByteDance xem chừng rất khả quan.
Giữa đại dịch Covid-19, sàn TMĐT ở Việt Nam "được mùa", doanh số tăng mạnh Vài tháng trở lại đây, làn sóng mới của dịch Covid-19 liên tục có những diễn biến phức tạp, gây ra nhiều tác động đối với toàn xã hội. Nhiều khu vực, tỉnh, thành phố đã phải phong tỏa, thực hiện giãn cách xã hội nhằm hạn chế rủi ro lây lan của dịch Covid-19. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến...