Vì sao 1 số người bị ợ nóng, nổi mụn, nhiệt miệng sau khi ăn thực phẩm?
Khi bị mụn ghé thăm, nhiệt miệng, lại thêm ợ nóng, nhiều người thường “quy tội” cho món ăn mà mình vừa thưởng thức. Vậy thực phẩm có thực sự là thủ phạm hay chỉ là sự ngẫu nhiên mà nguyên nhân thực sự cần phải được xem xét một cách khách quan.
Video đang HOT
Cách làm siro ho để phòng ngừa, trị ho hiệu quả tại nhà
Khi bị viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, ho - đờm - đau rát họng, mất tiếng, khản tiếng, nhiệt miệng, bạn có thể khắc phục bằng siro ho tự làm ở nhà theo cách dưới đây
Cả tuần qua mưa gió, chuyển màu nên sáng ra bé Bi cháu nội bà Trần Thị Oanh (Thụy Khuê, Hà Nội) đã húng hắng ho. Mẹ bé bèn lấy đơn thuốc cũ ra hiệu mua kháng sinh để "uống chặn" ho ngay vì sợ bé sẽ biến chứng thành viêm phế quản, hoặc nặng hơn nữa.
Nhưng bà Oanh ngăn lại, và cho bé Bi uống siro ho tự chế. Mẹ bé Bi vội đi làm nên để bé ở nhà với bà nội mà không yên tâm chút nào. Nhưng chiều về thấy con khỏe mạnh, không bị tăng ho như mọi lần thì ngạc nhiên lắm. Tối đó, mẹ bé hỏi về thứ siro ho tự chế của mẹ chồng, và rất vui khi biết lâu nay mẹ chồng tự làm siro vừa phòng ngừa ho khi trái gió trở trời, vừa chữa trị cơn ho.
Trong Đông y có phương thuốc trị viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, ho - đờm - đau rát họng, mất tiếng, khản tiếng, nhiệt miệng...) bằng siro ho có thể tự làm tại nhà để uống phòng bệnh khi chuyển mùa và những ngày lạnh.
Chuyển mùa nhiều trẻ em và người lớn rất dễ bị ho.
Cách làm như sau:
Thành phần:
- Diếp cá: 80g
- Bách bộ: 80g
- Hoa kim ngân: 60g
- Hoa cúc: 30g
- Quả trám: 80g (có thể thay bằng quả kha tử 80g).
- Quả đười ươi: 80g (hoặc thay bằng bạch chỉ 60g).
- Mạch môn: 30g
- Vỏ cam quýt: 20g
- Bạc hà: 20g
- Cát cánh: 40g
- Cam thảo: 10g
- Mật ong lượng vừa phải.
Mật ong là một trong những nguyên liệu dùng làm siro ho.
Cách làm :
Quả trám, quả đười ươi đập nát.
Mạch môn và cát cánh thái lát nhỏ mỏng.
Tất cả cho vào nồi đổ 1.600 - 1800ml nước đun sôi bùng lên rồi hạ lửa nhỏ đun âm ỉ thêm 15-20 phút. Rồi cho nốt các vị thuốc còn lại vào đun tiếp đến khi còn lại chừng 400-500ml nước cốt, thì vớt bã thuốc, lọc lấy nước cốt.
Cho mật ong vào hỗn họp nước thuốc khuấy đều một lúc rồi tắt lửa để nguội thì đổ vào lọ thủy tinh bảo quản tốt dùng dần. Mỗi ngày 3-5 lần, mỗi lần 1-2 thìa (trẻ em thìa nhỏ, người lớn thìa to hơn).
Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, sát trùng, bổ phổi, lợi hầu họng tiêu thũng, trừ ho tiêu đờm, nhuận phế... Bài này rất hiệu quả dùng phòng, hoặc trị bệnh. Các vị thuốc có thể mua ở các quầy thuốc Nam, thuốc Bắc trên toàn quốc. Đang giao mùa các mẹ nhớ làm cho con và người thân dùng.
Lưu ý là khi trẻ bị ho, sốt, sổ mũi... khi giao mùa các bố mẹ không nên dùng đơn thuốc cũ, "đơn" truyền miệng chữa bệnh cho con. Việc đó rất nguy hiểm vì cùng là biểu hiện ho sốt, có thể cùng là vi rút, vi khuẩn nhưng gốc bệnh khác nhau. Mỗi đơn thuốc chỉ dùng được cho một bệnh, liều lượng và thời gian dùng bao lâu chỉ bác sĩ mới phân biệt được.
Dùng siro nếu không giảm ho thì nên đưa trẻ đi khám sớm để tránh biến chứng.
Những thực phẩm gây ợ nóng, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều Phô mai, quả bơ, rượu bia, thực phẩm cay hay chocolate, cà phê... là những thực phẩm gây ợ chua, ợ nóng phụ nữ có thai không nên ăn nhiều để bảo đảm sức khỏe. Phô mai: Hàm lượng chất béo trong phô mai gây ra chứng ợ chua. Đồ ăn nhiều chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa, tăng áp lực...