Vi rút tấn công nhà máy chip TSMC vừa qua là một biến thể của WannaCry
Cách đây vài ngày, nhà máy sản xuất chip TSMC ở Đài Loan đã buộc phải tạm dừng kế hoạch vì bị vi rút tấn công vào hệ thống. Mới đây TSMC đã thông báo rằng loại vi rút tấn công họ chính là một biến thể của WannaCry, một ransomware mã hóa dữ liệu hoành hoành vào khoảng tháng 5 năm ngoái. Hiện tại, các nhà máy của TSMC đã hoạt động lại hoàn toàn bình thường.
Công ty nói rằng ransomware được đưa vào khi nhà thầu cung ứng cài một phần mềm bị lây nhiễm vào, phần mềm này trước đó do chủ quan nên không bị kiểm tra virut nên đã dẫn tới trường hợp trên. Sau khi lây nhiễm, nó bắt đầu lan dần ra các cơ sở khác của TSMC, cụ thể là ở Tainan (Đài Nam), Hsinchu (Tân Trúc) và Taichung (Đài Trung). Giám đốc điều hành, CEO, CC Wei không đề cập chi tiết về những tác hại tiềm tàng tới khách hàng của họ, cũng như không lý giải vì sao vi rút có thể vượt qua được các giao thức bảo vệ.
“Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên và sốc, chúng tôi đã cài đặt hàng chục ngàn các phần mềm công cụ trước đây, và lần này là lần đầu tiên xảy ra sự cố đó. Chúng tôi nhận ra rằng con người không thể không phạm sai lầm, vì vậy chúng tôi đã nghĩ tới một cơ chế khác, không đòi hỏi sự can thiệp của con người”, Wei nói.
Video đang HOT
Hiện tại các khách hàng lớn của TSMC bao gồm AMD, NVIDIA, Qualcomm, và Apple. Nói một chút về WannaCry, virus này đã có một thời gian phát tán rất mạnh mẽ trên khắp thế giới vào 2017, ảnh hưởng tới hàng trăm ngàn máy tính trên khắp 150 quốc gia trên thế giới. Nhiều công ty lớn cũng đã bị “dính chưởng”, bao gồm Boeing, Renault, Honda, FedEx và Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh.
Theo Engadget
LG bị tấn công, nghi do WannaCry
Công ty điện tử Hàn Quốc đã bị mã độc tống tiền xâm nhập (ransomware), có thể là khởi đầu của một đợt tấn công khác của WannaCry.
Theo Dailymail, người sử dụng quầy tự phục vụ tại Hàn Quốc của LG đã gặp sự cố vào ngày 14/8, buộc nhà sản xuất phải ngừng hoạt động của những thiết bị này. Vấn đề đã được khắc phục sau khi LG tung ra bản cập nhật bảo mật.
Mã độc tấn công LG được phát hiện giống ransomware WannaCry.
Một phát ngôn viên của LG cho biết nguyên nhân của sự cố trên là do mã độc tống tiền tấn công. "Không có thiết hại về dữ liệu cũng như đòi tiền chuộc vì chúng tôi đã ngay lập tức vô hiệu hóa trung tâm dịch vụ", người này cho biết.
Trong đợt tấn công ngày 14/5, hơn 230.000 máy tính và các file dữ liệu của Dịch vụ Y tế công của Anh (NHS) đã bị tin tặc mã hóa bằng mã độc WannaCry. Nạn nhân bị yêu cầu trả 300-600 USD thông qua Bitcoin nếu muốn lấy lại dữ liệu.
Cuộc tấn công trên đã làm NHS phải tạm đóng cửa, nhiều dịch vụ khác trên thế giới cũng bị ảnh hưởng trong đó có một nhà máy của Honda hay hệ thống giao thông tại Australia...
"Chúng tôi phát hiện rằng mẫu mã độc tấn công LG giống với WannaCry", một nhân viên thuộc Cơ quan An ninh mạng Hàn Quốc (KISA) cho biết. "Tuy nhiên cần cuộc điều tra để xác định rõ nguyên nhân".
Các chuyên gia bảo mật khuyến cáo người dùng và các tổ chức cập nhật phần mềm mới nhất cũng như sử dụng các giải pháp chống mã độc, diệt virus để ngăn ngừa sự tấn công của WannaCry cũng như các biến thể khác.
Bảo Anh
Theo VNE
4 biện pháp đơn giản giúp bạn tránh mọi mã độc tống tiền, gồm cả Petya và WannaCry Petya và WannaCry xuất hiện thời gian vừa qua là lời cảnh báo cho chúng ta về mối nguy hiện hữu thường trực của các phần mềm tống tiền. Với 4 bước đơn giản sau đây, bạn sẽ không phải lo về bất kỳ ransomware nào nữa. Tự bảo vệ mình khỏi tội phạm công nghệ là trách nhiệm của chúng ta. 1....