Vi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ kịp thời cứu bệnh nhân khỏi bại liệt
Ngày 28-5, Bệnh viện Gia An 115 thông tin vừa phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ kịp thời cứu bệnh nhân bệnh nhân T.Đ.V. (sinh năm 1954, ngụ tại huyện Chư Prông, Gia Lai) thoát khỏi bại liệt.
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chèn ép tủy cổ như dáng đi cứng, khó khăn khi bước, dễ té, dần dần yếu hẳn 2 chân, không thể tự đi lại được; vụng về cử động bàn tay, không thể cầm đũa, cầm bàn chải đánh răng, khó mở và gài nút áo, dễ đánh rơi ly, chén…
Bệnh nhân cho biết tình trạng đau vùng cổ kèm tê tay, lưng đã xuất hiện khoảng 3 tháng nay, tê ngày càng nhiều, lan xuống hai chân. Khi mới xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân đã đến khám và điều trị tại bệnh viện ở địa phương nhưng không giảm.
Video đang HOT
Sau đó, đau tê ngày càng tăng, bệnh nhân không thể đi lại được nên đã đến Bệnh viện Gia An 115 để khám và điều trị.
Tại Bệnh viện Gia An 115, sau khi thăm khám lâm sàng và xem xét kỹ lưỡng kết quả chụp MRI cột sống cổ, người bệnh được chẩn đoán là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép tủy C3, C4, nhận định tình trạng chèn ép tủy cổ nặng có nguy cơ suy hô hấp và liệt tứ chi, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật bán khẩn.
Ngày 28-5, TS-BS. Huỳnh Hồng Châu và bác sĩ Trần Công Năng, khoa Ngoại, bệnh viện Gia An 115 đã tiến hành vi phẫu thuật lấy nhân đệm C3-C4, giải ép tủy, đặt đĩa đệm nhân tạo chuyển động toàn phần.
Với sự hỗ trợ của kính hiển vi phẫu thuật có khả năng phóng đại lớn, độ sắc nét cao giúp quan sát rõ nét nơi thương tổn và máy C-Arm giúp định vị vùng mổ chính xác, cuộc phẫu thuật đã được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng.
Chỉ 2 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân đã hết các triệu chứng đau và tê, đi lại dễ dàng, hồi phục hoàn toàn các cử động tinh vi của hai bàn tay và được xuất viện.
Theo TS.BS Huỳnh Hồng Châu, đĩa đệm là phần đệm giữa hai đốt sống, cấu tạo bởi một nhân nhầy ở giữa được một mạng lưới vòng sợi dày chắc bao quanh gọi là bao xơ, bao này còn nối kết đốt sống trên và dưới đĩa đệm. Cấu trúc này giúp phân tán, hấp thu lực nén dọc trục cột sống.
Bệnh lý đĩa đệm dẫn đến thoái vị đĩa đệm, nhân nhầy đĩa đệm bị lồi ra ở vị trí sau – bên sẽ gây chèn ép rễ thần kinh, gây đau vai lan theo cánh tay kèm với tê, yếu, teo cơ ở tay: đau tăng lúc ngửa cổ và nghiêng đầu sang một bên, đau giảm khi gác tay lên đỉnh đầu; liệt tứ chi có thể xảy ra khi cổ bị gập hoặc duỗi mạnh do ngồi xe đang chạy với tốc độ cao gặp sự cố phải giảm hoặc tăng tốc đột ngột.
Liệt cũng xảy ra khi bị té cằm hoặc trán đập xuống vật cứng làm cổ bật mạnh ra sau, hoặc té chúi đầu gây gập cổ. Khi gập cổ cảm thấy tê rần như điện giật lan dọc từ cổ xuống lưng cũng là dấu hiệu cho biết tủy cổ bị chèn ép. Chèn ép tủy cổ nặng có thể gây suy hô hấp gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gặp ở những người từ độ tuổi trung niên trở lên do quá trình lão hóa tự nhiên. Ngoài ra, những người lao động nặng hoặc do tính chất công việc thường xuyên phải cúi trong thời gian dài cũng dễ mắc bệnh này. Khi có các biểu hiện kể trên ngày càng nặng dần, cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa Nội – Ngoại thần kinh để có chẩn đoán và hướng điều trị thích hợp kịp thời .
Duy trì tiêm chủng thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh
Sau thời gian tạm hoãn để phòng, chống dịch Covid-19, từ ngày 23-4, việc tiêm chủng thường xuyên được tổ chức trở lại. Các tỉnh, thành phố bám sát diễn biến dịch Covid-19, triển khai tiêm chủng giúp trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ và không để xảy ra các bệnh dễ gây ra dịch.
Nhiều địa phương đã triển khai các biện pháp phòng, chống Covid-19 trong tổ chức tiêm chủng thường xuyên. Trong ảnh: Khám sàng lọc tại Trạm y tế xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương).
Trước tình hình đại dịch Covid-19, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo về nguy cơ cao bùng phát bệnh, dịch đối với các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin và khuyến cáo các quốc gia cần tiếp tục duy trì công tác tiêm chủng thường xuyên ở những nơi có khả năng tiến hành tiêm chủng an toàn, nhất là tiêm chủng vắc-xin phòng các bệnh dễ gây dịch như sởi, bại liệt, bạch hầu và ho gà...
Tại Việt Nam, những tháng đầu năm 2020, chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) cũng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, khi tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tám loại vắc-xin cho trẻ dưới một tuổi trên quy mô toàn quốc chỉ đạt 20,3%, chưa đạt tiến độ yêu cầu (23,8%), tỷ lệ tiêm đủ liều vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib đạt 20,5%, trong đó có những tỉnh chỉ đạt tỷ lệ khoảng 15%. Đáng chú ý, ba tháng đầu năm, cả nước đã ghi nhận 617 ca sởi tại 35 tỉnh, thành phố, trong đó nhiều tỉnh có hơn 20 trường hợp. Ngoài ra, 30 trường hợp mắc bệnh ho gà rải rác tại 16 tỉnh, thành phố; ba trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại Kon Tum... Điều này cho thấy nguy cơ xuất hiện dịch bệnh nếu không duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao. Ngoài tám loại vắc-xin cần tiêm chủng cho trẻ dưới một tuổi thì các bà mẹ cũng cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi vắc-xin viêm não Nhật Bản khi trẻ đủ một tuổi để chủ động phòng, chống dịch bệnh do vi-rút viêm não Nhật Bản là bệnh có xu hướng tăng cao trong các tháng hè.
Nhằm bảo vệ các thành quả của chương trình TCMR và chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em, dự án TCMR (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư) đã có hướng dẫn tổ chức tiêm chủng thường xuyên trong bối cảnh dịch Covid-19.
Để bảo đảm không tập trung đông người trong buổi tiêm chủng, nhiều trạm y tế đã phải tăng số buổi tiêm chủng trong tháng hoặc tổ chức thêm buổi tiêm chủng ngoài trạm tại các thôn, bản; sắp xếp lại điểm tiêm chủng cho phù hợp, thông báo đối tượng đến tiêm chủng theo khung giờ phù hợp. Trước ngày tiêm chủng, các cán bộ y tế thực hiện khám sàng lọc các đối tượng trẻ có biểu hiện viêm long đường hô hấp, người đưa trẻ đi tiêm chủng các dấu hiệu ho, sốt... nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 để chủ động tư vấn không đưa trẻ đi tiêm chủng.
PGS, TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư nhấn mạnh, trong buổi tiêm chủng, ngoài việc thực hiện quy trình tiêm chủng bảo đảm an toàn, cán bộ y tế phải hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi-rút SARS-CoV-2. Đồng thời thường xuyên vệ sinh sạch sẽ điểm tiêm chủng, khử khuẩn trước và sau buổi tiêm chủng bằng hình thức lau với dung dịch sát khuẩn hoặc Cloramin theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Cán bộ y tế và người đến tiêm chủng cần thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên, kiểm tra thân nhiệt theo quy định tại điểm tiêm chủng. Các điểm tiêm chủng bố trí vị trí chờ tiêm chủng thông thoáng, đủ ghế ngồi chờ và bảo đảm khoảng cách an toàn giữa các đối tượng.
Đặt stent trong lòng stent cứu bệnh nhân ung thư gan bị bệnh viện 'trả về' Bệnh nhân bị ung thư gan giai đoạn cuối, đã điều trị ở một số bệnh viện và bị "trả về". Không đầu hàng, người nhà tiếp tục tìm nơi điều trị và ông được phẫu thuật đặt stent trong lòng stent để duy trì sự sống. Các bác sĩ phẫu thuật thực hiện kỹ thuật mới, phức tạp là đặt stent trong...