Vi phạm tràn lan vỉa hè ở phường Cửa Nam
Hàng dài quán cóc mọc lên như nấm sau mưa, những bếp than cạnh bãi đỗ xe luôn nổi lửa khiến nguy cơ cháy nổ rình rập. Đặc biệt, các quán cóc này cách Công an (CA) phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm chỉ vài chục mét.
Nguy cơ cháy nổ
Trên vỉa hè đường Lý Thường Kiệt, phường Cửa Nam những quán trà đá được dựng lên như “lô cốt” nằm chình ình với la liệt phích nước, ghế nhựa, bếp than tổ ong, kèm theo đó là xe của khách vào uống nước cũng được dựng lộn xộn là chuyện không mấy xa lạ.
Tình trạng này rõ rệt hơn ở khu vực cuối đường Lý Thường Kiệt tiếp giáp với đường Lê Duẩn, phường Cửa Nam. Các hàng trà đá với những bếp lửa âm ỉ cháy từ sáng đến tối đặt ngay cạnh bãi gửi ô tô luôn có hàng chục xe đỗ trên đường Lý Thường Kiệt. Để có nước sôi bán hàng, những quán trà đá này nổi lửa suốt từ sáng đến tối và tồn tại từ nhiều năm nay, trước sự “bất lực” của cơ quan chức năng phường Cửa Nam.
Anh Nguyễn Văn Minh, khách gửi ô tô trong bãi xe trên đường Lý Thường Kiệt cho biết, chuyện những ngọn lửa thi thoảng lại bốc cao vút là chuyện thường tại đây. Nếu không may lửa tạt ngang vào những chiếc ô tô ngay phía trước gây hỏa hoạn thì cả bãi xe ô tô và cả nhà người dân không biết sẽ thế nào.
Theo phản ánh của người dân khu vực này, họ đã nhiều lần có ý kiến với cơ quan chức năng phường Cửa Nam. Mỗi lần nhận kiến nghị, CA phường Cửa Nam cũng tung quân đi… dẹp. Nhưng khi lực lượng chức năng đi khỏi, sự việc lại đâu đóng đấy, khiến người dân mất niềm tin vào sự ra quản lý của lực lượng chức năng địa bàn. “Lực lượng chức năng cũng ra quân thường xuyên, nhưng chẳng hiểu sao các quán nước này vẫn tồn tại?” – một người dân khu vực Tập thể 92 Lý Thường Kiệt thắc mắc.
Các quán cóc tại khu vực này hoạt động gần như 24/24h. Vào buổi tối, các quán trà đá này luôn tấp nập khách, xe cộ dựng ngổn ngang trên vỉa hè, dưới lòng đường, gây nhếch nhác, mất trật tự, mỹ quan đô thị. “Lộn xộn lắm, vỉa hè, lòng đường như nhau” – một người dân ở đây cho biết.
Hàng quán bủa vây vỉa hè. Ảnh: Quang Minh
Ra quân rồi đâu lại vào đấy?
Video đang HOT
Sáng 9-6, sau khi báo chí lên tiếng, CA phường Cửa Nam có ra quân thu dọn một số quán cóc vi phạm hành lang lòng đường, vỉa hè khu vực này. Tuy nhiên, sau đó chỉ vài tiếng, mọi việc lại đâu vào đấy. “Những người bán hàng biết là kiểm tra cứ kiểm tra, sau đó việc bán hàng cứ bán nên họ nhờn” – một người dân nói.
Chiều 12-6, trao đổi với PV báo PL&XH, ông Vũ Danh Bình, Trưởng CA phường Cửa Nam cho biết, với phản ánh của người dân ở khu vực đường Lý Thường Kiệt, CA phường đã và tiếp tục ra quân xử lý. “Có một số hộ dân tràn ra khu vực vỉa hè để kinh doanh, CA phường vẫn đang tiếp tục ra quân. Không có khó khăn trong công tác lập lại trật tự khu vực này” – ông Bình nói.
Trước đó, trao đổi với PV, một cán bộ Phòng QLĐT quận Hoàn Kiếm cũng cho hay, quận này vẫn đang tiếp tục ra quân lập lại trật tự lòng đường vỉa hè trên địa bàn quận. “Tuy nhiên, nhiều UBND phường vẫn xem nhẹ, thậm chí không mấy hợp tác về vấn đề này, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quản lý, lập lại trật tự hè đường. Phòng QLĐT quận sẽ có ý kiến và kết hợp với đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra khu vực này” – vị này thông tin.
Thông tin vị cán bộ Phòng QLĐT quận Hoàn Kiếm đưa ra cho thấy, việc để lòng đường, vỉa hè trở lại đúng với chức năng của nó, không chỉ có trách nhiệm của CA phường mà vai trò của UBND cấp phường cũng vô cùng quan trọng.
“Khoảng 8h45 sáng 30-5-2012, tại nhà hàng Indochine, số 16 phố Nam Ngư, phường Cửa Nam xảy ra vụ cháy khiến cư dân hoảng loạn. Vào khoảng thời gian trên, người dân nhìn thấy khói mù mịt bốc ra từ phía trong nhà hàng, lửa nhanh chóng tỏa ra ngoài phố Nam Ngư. Ngọn lửa được xác định bắt nguồn từ khu bếp của nhà hàng, thiêu rụi nhiều đồ đạc bên trong. Rất may, vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người.
Theo PLXH
Hơn 30 ha rừng Biên Hòa bị dân cư... xóa sổ
Hơn 30 ha đất rừng ở phường Long Bình bị người dân lấn chiếm, sang bán làm nhà. Chính quyền, chủ rừng biết nhưng bất lực.
Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi biết hơn 30 ha đất tại phường Long Bình, TP Biên Hòa (Đồng Nai) là đất rừng bởi khu đất này hiện không còn dấu tích gì của rừng. Thay vào đó là nhà ở, công xưởng, sân bóng... do người dân lấn chiếm xây cất.
Đất rừng chỉ còn trên giấy
Đây là khu đất tiếp giáp với khu vực dân cư, khu công nghiệp do Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa (Trung tâm) quản lý. Nơi đây được coi là "cứ địa" của sản xuất, buôn bán đồ gỗ nên khu đất trở thành nơi đắc địa để làm nhà ở, cơ xưởng hoặc phân lô bán nền...
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây Trung tâm quản lý 190 ha rừng và đất rừng. Sau khi bàn giao cho Khu công nghiệp Amata và một đơn vị quân đội khoảng 160 ha, còn lại hơn 30 ha đất rừng vẫn do Trung tâm quản lý.
Trên giấy tờ, hơn 30 ha rừng phân thành các lô 104, 125, 126, 127, 128 nhưng giờ không còn dấu tích nào gọi là rừng nữa. Thay vào đó là hàng chục nhà xưởng, công ty, nhà dân, nhà trọ và các dịch vụ kinh doanh khác. Theo thống kê, năm 2011 có 23 vụ xây cất nhà, xưởng trái phép. Đến giữa tháng 4-2012 có thêm 11 trường hợp tương tự bị phát hiện. Vấn đề đáng nói là hầu hết những trường hợp xây dựng trái phép lẽ ra đã bị đập bỏ nhưng nó vẫn ngang nhiên hoàn chỉnh, đưa vào sử dụng trước sự bất lực của chính quyền địa phương và Trung tâm.
Ông Trần Đình Xướng, Giám đốc Trung tâm, lý giải: Lợi dụng giai đoạn bàn giao giữa lâm trường và các đơn vị, người dân đã ngang nhiên đến lấn chiếm, xây dựng trái phép. Khi phát hiện việc này, Trung tâm đã đề nghị chính quyền phường Long Bình can thiệp. Phường đến, tiến hành lập biên bản rồi để đó nên người dân được đà làm tới. "Nếu phường Long Bình cương quyết cưỡng chế ngay từ đầu thì đã không xảy ra tình trạng như bây giờ" - ông Xướng nói.
Nhà ở, nhà xưởng và các dịch vụ kinh doanh trên đất rừng. Ảnh: V.TÙNG
Bà Phan Thị Tâm đang tiếp thị bán đất. Ảnh: V.TÙNG
Trao đổi với chúng tôi, ông Tống Thanh Đa - Chủ tịch UBND phường Long Bình thì nói: Tất cả trường hợp xây dựng trái phép, phường đều lập biên bản theo quy định. Phường đã báo cáo lãnh đạo cấp trên để xin chủ trương cưỡng chế điểm nhằm kéo giảm tình trạng xây dựng trái phép trong khu vực này.
Chính quyền, chủ rừng bó tay?
Theo ông Xướng, một phần của hơn 30 ha đất rừng trước đây được giao khoán cho một số người dân quản lý, bảo vệ và ăn chia sản phẩm theo chủ trương của tỉnh. Sau đó những người được giao khoán bảo vệ rừng tự ý sang tay các hợp đồng này hoặc xẻ nhỏ đem bán thu lợi bất chính.
Ông Dương Thanh Quyền, một cán bộ hưu trí ngụ khu phố 8, phường Long Bình, cho biết: Việc mua bán đất công ở khu vực này diễn ra công khai. Nhiều người sẵn sàng dùng dao búa để tranh giành đất. Đáng nói, việc làm này phần nhiều là người nhà của một cán bộ phường Long Bình thực hiện.
Trong vai một người cần mua đất để dựng nhà xưởng, chúng tôi tiếp cận bà Phan Thị Tâm, người được xem là "trùm đất rừng" khu vực này. Sau khi cho biết "cần 2.000 mét vuông đất để dựng xưởng làm phế liệu", bà Tâm nhanh nhảu ra giá 800 triệu đồng cho số đất trên. Chúng tôi bày tỏ băn khoăn là chính quyền sẽ cưỡng chế thì bà Tâm cho biết: Nếu bao luôn dựng xưởng, giá sẽ là 1,3 tỉ đồng. "Tất nhiên khi dựng xưởng thì chính quyền sẽ đến lập biên bản nhưng lập biên bản lấy lệ mà thôi, mình vẫn xây dựng bình thường... Phải có gan mới làm giàu được em ơi!" - bà nói.
Được biết bà Tâm có khoảng 4 ha đất trong khu vực này. Trong đó có 1 ha được trung tâm giao khoán, số còn lại vợ chồng bà sang nhượng lại từ hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng của người khác. Theo tìm hiểu, bà là chị vợ của một cán bộ lãnh đạo phường Long Bình.
Ông Xướng cho hay hiện số đất rừng trên bà Tâm đã bán hoặc xây dựng hết.
Rừng chỉ còn trên giấy vì người dân đã mua bán, xây dựng. Mang vấn đề này đến hỏi Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai, ông Đặng Hồng Tăng, Phó Giám đốc sở này, cho biết: Sở đã nhiều lần có văn bản đề nghị chủ tịch UBND TP Biên Hòa và các đơn vị liên quan làm rõ và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm nhưng chưa động cựa.
Các cơ quan chức năng bó tay hay làm ngơ để hơn 30 ha đất rừng bị xóa sổ?
Tôi đã báo cáo với bí thư Đảng ủy phường Long Bình về dư luận là người nhà của đồng chí phó bí thư thường trực Đảng ủy phường có liên quan đến việc lấn chiếm, xây dựng nhà xưởng, nhà ở và kinh doanh trái phép trên diện tích đất rừng. Bí thư cũng đã nhắc nhở đồng chí đó rồi.
Ông TỐNG THANH ĐA, Chủ tịch UBND phường Long Bình, TP Biên Hòa (Đồng Nai)
Theo PLTP
Ô tô suýt "nuốt" gọn chiếc xe máy vào gầm xe Cú đâm khá mạnh khiến cô gái ngã lăn ra đường, rất may, nạn nhân chỉ bị thương nhẹ và được đi cấp cứu kịp thời. Hiện trường vụ tai nạn Vụ tai nạn xảy ra khoảng 14h30, ngày 4-6, tại ngã tư Lý Thường Kiệt - Phan Bội Châu, phường Cửa Nam (Hoàn Kiếm - Hà Nội). Tại hiện trường, chiếc xe...