Vi phạm luật cạnh tranh, Grab đối diện mức phạt hơn 20 triệu USD
Theo hãng tin Reuters, Ủy ban Cạnh tranh Malaysia (MyCC) vừa đề xuất mức phạt trên 86 triệu ringgit (hơn 20 triệu USD) đối với Grab vì đã vi phạm luật cạnh tranh của nước này.
Grab sáp nhập Uber hồi tháng 3 năm ngoái
Ủy ban Cạnh tranh Malaysia (MyCC) phán quyết rằng Grab đã lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường tại Malaysia để ngăn chặn các tài xế của hãng quảng cáo hay cung cấp dịch vụ quảng cáo cho các đối thủ cạnh tranh.
Chủ tịch MyCC, ông Iskandar Ismail nhấn mạnh các điều khoản hạn chế nói trên đã tạo ra những rào cản gia nhập và mở rộng thị trường đối với các đối thủ cạnh tranh với Grab, từ đó dẫn tới sự cạnh tranh “méo mó” trên thị trường.
Song song với đề xuất phạt hơn 20 triệu USD, từ ngày 3/10, MyCC sẽ áp dụng mức phạt 15.000 ringgit (3.600 USD) hàng ngày đối với Grab, cho tới khi doanh nghiệp (DN) này hành động như chỉ dẫn của MyCC để giải quyết quan ngại về cạnh tranh.
Theo ông Iskandar, Grab có 30 ngày để cử đại diện làm việc với MyCC trước khi quyết định cuối cùng được đưa ra.
Về phần mình, đại diện Grab cho biết hãng “ngạc nhiên” bởi quyết định của MyCC. Grab biện minh rằng, trên thực tế, việc DN quyết định hoạt động quảng cáo của bên thứ 3 trên nền tảng của mình là phổ biến, phù hợp với nhu cầu và ý kiến phản hồi của người tiêu dùng.
Video đang HOT
Grab liên tục bị cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh
“Chúng tôi đã tuân thủ đầy đủ Luật Cạnh tranh năm 2010″ – người phát ngôn của Grab tuyên bố với Reuters, nói thêm rằng công ty sẽ nộp giải trình vào ngày 27/11.
Tuy nhiên, đại diện MyCC cho biết đã điều tra, theo dõi hoạt động được cho là cạnh tranh thiếu công bằng của Grab tại Malaysia dựa trên khiếu nại của tài xế. Việc điều tra, theo dõi được tiến hành từ tháng 3 năm ngoái, sau khi Grab sáp nhập Uber tại Malaysia.
Theo đạo luật cạnh tranh của Malaysia, một công ty độc quyền hoặc thống trị thị trường không vi phạm pháp luật trừ khi công ty này lạm dụng vị thế của mình để gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
Nếu đề xuất của MyCC chính thức được áp dụng, Malaysia sẽ là quốc gia thứ 3 trong khu vực trừng phạt Grab sau khi hãng này sáp nhập Uber.
Trước đó, hồi tháng 9/2018, Singapore đã phạt cả Grab và Uber với tổng số tiền lên tới 13 triệu SDG (10 triệu USD). Sau đó, tháng 10/2018, Philippines cũng phạt Grab 16 triệu peso (hơn 300.000 USD). Cả 2 quốc gia đều cáo buộc Grab có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Theo Thời Đại
Grab chiếm lĩnh thị phần gọi xe tại Việt Nam, vượt xa đối thủ
Báo cáo của ABI Research cho thấy Grab chiếm tới 73% thị phần gọi xe tại Việt Nam, gấp gần 5 lần so với đối thủ đứng thứ hai.
Một báo cáo gần nhất của ABI Research cho thấy Grab đứng đầu thị trường Việt Nam về số lượng cuốc xe hoàn thành. Theo đó, nửa đầu năm 2019, nền tảng này hoàn thành hơn 146 triệu cuốc xe, gấp gần 5 lần so với đối thủ thứ hai là be (hơn 31 triệu cuốc).
Thị phần mảng gọi xe tại Việt Nam nửa đầu 2019, dựa theo số liệu ABI Research.
Cũng theo số liệu này, Go-Viet hoàn thành gần 21 triệu cuốc xe, FastGo gần 2,4 triệu, lần lượt đứng thứ 3 và thứ tư tại thị trường Việt Nam. Các ứng dụng gọi xe khác chỉ chiếm tổng cộng hơn 200 ngàn cuốc.
Nhu cầu gọi xe tại Việt Nam tăng nhanh chóng mặt vì năm ngoái, Grab thực hiện được tổng cộng gần 210 triệu cuốc xe. Nếu tính trung bình, tăng trưởng về số cuốc xe của công ty này tại Việt Nam tăng 1,5 lần.
Grab cũng giữ thị phần số 1 tại Indonesia với 64% số cuốc xe thực hiện.
Tài xế GrabBike chờ, đón/trả khách trên đường phố TP.HCM
Theo ABI Research, Grab và Go-Jek (công ty liên kết với Go-Viet tại Việt Nam) đang chiếm thị phần lớn tại châu Á Thái Bình Dương - khu vực chiếm tới 70% cuốc xe hoàn thành trên toàn thế giới. Hai công ty này đang chiếm lần lượt 11,4% và 5% thị phần gọi xe toàn cầu.
Mặc dù thị trường gọi xe tiếp tục tăng trưởng, nhưng năm nay ABI dự báo tổng cuốc xe chỉ đạt dưới 28 tỷ chuyến, so với 22 tỷ chuyến hoàn thành vào năm ngoái. Công ty phân tích thị trường này cho rằng các nền tảng gọi xe trên toàn thế giới đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ.
"Uber báo cáo khoản lỗ ròng 1,1 tỷ USD vào quý 1 năm 2019 mặc dù doanh thu tăng và lượng người dùng hàng tháng cũng tăng. Tăng trưởng ở mảng gọi xe của Uber chậm, chỉ đạt 9%", một nhà phân tích cấp cao tại ABI Research viết trong báo cáo của công ty.
Nhà phân tích này cho rằng các khoản lỗ lớn buộc các công ty phải cắt giảm chi phí, đồng thời dấy lên câu hỏi về việc tăng trưởng bền vững của ứng dụng gọi xe nói chung.
Tăng thị phần và giảm chi phí không đủ để tăng trưởng bền vững, do đó các công ty đang buộc phải mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khác ngoài gọi xe.
Đó là lý do các công ty như Grab đang phát triển "siêu ứng dụng". Tại Việt Nam, Grab đã có mảng gọi xe, giao hàng, nay phát triển mạnh mảng giao đồ ăn, thanh toán (kết hợp với Moca), mảng tài chính,... Các công ty khác như Go-Viet, be cũng phát triển theo hướng tương tự.
Tại Mỹ, mảng giao đồ ăn Uber Eats tăng trưởng thần tốc, với tỷ lệ lên tới 89% doanh thu chỉ trong quý 1/2019.
Theo Thanh Niên
Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải trong ứng dụng công nghệ 4.0 Trước tác động của thời kỳ công nghiệp 4.0, đang ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực đời sống xã hội. Việc ứng dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế đang là mục đích hướng đến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như giảm thiểu sức lao động cho con người. Theo đó, ngành Vận tải...