Vi phạm kéo dài tại 2 công ty xử lý rác ở TP.HCM
Vi phạm về xử lý chất thải rắn từ năm 2018 nhưng đến nay, Công ty Vietstar và Tâm Sinh Nghĩa vẫn chưa khắc phục triệt để theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân vừa có công văn gửi UBND TP.HCM về việc xử lý tình trạng gây ô nhiễm môi trường của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Cổ phần Vietstar tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM.
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã nhận được đơn phản ánh của người dân TP.HCM về hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của 2 công ty trên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường rà soát quá trình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường từ năm 2018 đến nay, đồng thời kiểm tra trên hiện trường với 2 công ty này.
Một số bãi rác ở TP.HCM chưa đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Ảnh: Tiến Tuấn.
Với Công ty Cổ phần Vietstar, Bộ TN&MT cho biết năm 2018, bộ đã kết luận Vietstar có công suất thiết kế là 1.400 tấn rác/ngày. Tuy nhiên, thực tế, công ty tiếp nhận 1.800 tấn/ngày (vượt công suất 28,5%). Do đó, Bộ TN&MT đã xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu Vietstar thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Ngày 29/7/2020, Tổng cục Môi trường kiểm tra việc thực hiện kết luận thì nhận thấy công ty chưa thực hiện triệt để các yêu cầu. 5 tháng sau, ngày 16/12/2020, Tổng cục Môi trường kiểm tra hiện trường khu vực xử lý chất thải của công ty theo nội dung đơn phản ánh. Kết quả cho thấy hiện nay, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt công ty đang tiếp nhận là khoảng 2.000 tấn/ngày trong khi công suất thiết kế của nhà máy là 1.400 tấn/ngày.
Video đang HOT
Ở khu vực ngoài trời, công ty đang lưu giữ khoảng 160.000 tấn chất thải trơ tại 2 bãi lưu chứa có diện tích khoảng 32.000 m2, được che bằng bạt HDPE. Tuy nhiên, có nhiều khu vực không được phủ kín, để lộ chất thải ra ngoài trời. Nước rỉ rác từ 2 bãi được thu gom qua rãnh nhưng có nhiều vị trí không được phủ kín nên nước rỉ rác thấm trực tiếp vào môi trường đất.
Rác thải là một trong những vấn đề đối với TP.HCM. Ảnh: Hải Long.
Đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa, năm 2018, Tổng cục Môi trường đã thanh tra, qua đó xác định công ty đã vượt công suất thiết kế 20%. Cụ thể, công ty tiếp nhận 1.200 tấn/ngày trong khi công suất thiết kế là 1.000 tấn/ngày. Tổng cục Môi trường đã yêu cầu công ty thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, tương tự Vietstar, khi Tổng cục Môi trường kiểm tra việc thực hiện kết luận vào 30/7/2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa vẫn chưa thực hiện triệt để.
Đến ngày 16/12/2020, Tổng cục Môi trường quay lại kiểm tra khu vực xử lý chất thải thì nhận thấy công ty đã tăng lượng tiếp nhận lên 1.300 tấn/ngày. Ngoài trời, công ty lưu giữ khoảng 240.000 tấn chất thải trơ trên diện tích khoảng 63.750 m2 và che phủ bằng bạt HDPE. Tuy nhiên, nhiều khu vực không được che phủ kỹ, để lộ chất thải ra ngoài trời và phát sinh nước rỉ rác.
Đáng chú ý, nước rỉ rác không được thu gom triệt để và chảy trực tiếp vào môi trường đất và chảy ra hồ trong khuôn viên công ty. Hồ này không lót đáy và không có trong hồ sơ công trình bảo vệ môi trường mà công ty đã được phê duyệt.
Qua thanh tra, Tổng cục Môi trường tổng kết 2 công ty này đã vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường kéo dài từ 2018 tới nay và chưa được khắc phục triệt để. Bộ TN&MT đề nghị UBND TP.HCM tổ chức đánh giá lại ngay hiệu quả xử lý chất thải rắn của 2 công ty và yêu cầu nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Hạn chế ô nhiễm không khí tại các đô thị
Ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn ở Việt Nam đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng.
Đáng lo ngại, từ đầu tháng 11-2020 đến nay, Hà Nội và các tỉnh phía bắc xuất hiện một số đợt ô nhiễm khá nghiêm trọng, với giá trị thông số bụi mịn PM2.5 vượt quá giới hạn QCVN 05:2013/BTNMT, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân sinh sống trên địa bàn.
Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội luôn ở mức báo động trong thời gian gần đây. Ảnh: NGỌC CHÂU
Ô nhiễm gia tăng vào mùa đông
Theo báo cáo quốc gia về môi trường không khí do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) thực hiện và các báo cáo chất lượng không khí hằng năm của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh đều ghi nhận một quy luật là miền bắc thường ô nhiễm không khí nghiêm trọng vào mùa đông (từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau). Trong đó, thời kỳ ô nhiễm nhất thường tập trung vào khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải do điều kiện khí tượng. Vào mùa đông, trong điều kiện khí tượng không thuận lợi như nghịch nhiệt, chất ô nhiễm không khuếch tán được mà tập trung ở tầng khí quyển sát mặt đất khiến tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Kết quả quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường không khí do Tổng cục Môi trường (Bộ TN và MT) thực hiện cho thấy, đầu tháng 11 và đầu tháng 12-2020, đã xuất hiện một số đợt ô nhiễm không khí tại Hà Nội và một số đô thị phía bắc khá nghiêm trọng. Cụ thể, tại Hà Nội đã có 11 trong số 41 ngày giá trị thông số bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ vượt quá giới hạn so với QCVN 05:2013/BTNMT. Tại các khu vực nội thành giá trị bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ ở nhiều trạm quan trắc không khí khá cao, tập trung thành những đợt ô nhiễm (diễn ra trong khoảng từ hai đến ba ngày). Những ngày này, hầu hết các trạm đều cho thấy giá trị thông số bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ vượt quá giới hạn so với QCVN, giá trị thông số bụi mịn PM2.5 thường cao nhất vào ban đêm và buổi sáng sớm. Hiện tượng ô nhiễm không khí tại khu vực Hà Nội tăng cao vào ban đêm và sáng sớm thời gian qua là do sự kết hợp của các yếu tố như lặng gió, nghịch nhiệt, đối lưu khí quyển thấp làm cho các chất ô nhiễm không thể phát tán lên cao hoặc đi xa... theo quy luật hằng năm.
Hiện nay, chất lượng không khí (AQI) tại Việt Nam được chia làm năm nhóm, gồm: Nhóm tốt (tương ứng với chỉ số AQI từ 0 đến 50), nhóm trung bình (AQI từ 51 đến 100), nhóm kém (AQI từ 100 đến 150), nhóm xấu (AQI từ 151 đến 200), nhóm rất xấu (AQI từ 201 đến 300) và nhóm nguy hại (AQI từ 300 trở lên). Kết quả tính toán chỉ số AQI tại Hà Nội trong đầu tháng 12 ở một số trạm ở mức xấu (có hại cho sức khỏe tất cả mọi người, nhất là người già, trẻ em, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính năm 2016, Việt Nam có hơn 60 nghìn người chết vì bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính do ô nhiễm không khí gây ra. Các chuyên gia lĩnh vực y tế cho rằng: Nguy hại nhất là bụi mịn gồm những hạt nhỏ bay lơ lửng trong không trung như PM2.5 và PM10 có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua hệ thống hô hấp, khi con người hít thở; tùy vào kích thước của hạt bụi, mức độ xâm nhập có thể khác nhau. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn của nhiều căn bệnh, ảnh hưởng sức khỏe của người dân đang sinh sống ở các đô thị, thành phố lớn hiện nay. Nếu như bụi mịn PM10 đi vào cơ thể qua đường dẫn khí và tích tụ lại trên phổi, thì bụi mịn PM2.5 nguy hiểm hơn khi chúng có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của người bệnh có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẹn mãn tính, tim mạch, thần kinh, đột quỵ, ung thư... Người thường xuyên phải tiếp xúc với bụi mịn sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe như hắt hơi, ngạt mũi, khó thở, khô mắt; nếu tiếp xúc lâu dài sẽ làm tăng tỷ lệ giảm chức năng của phổi, viêm phế quản mãn tính và tăng tỷ lệ chết do ung thư phổi, bệnh tim...
Cần triển khai đồng bộ các giải pháp
Thứ trưởng Bộ TN và MT Võ Tuấn Nhân cho rằng, để từng bước giảm bớt tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hiện nay, trước hết chính quyền các địa phương cần tập trung triển khai việc kiểm kê, đánh giá các nguồn thải trên địa bàn. Trên cơ sở đó xây dựng, triển khai phương án nhằm hạn chế phương tiện giao thông từ các địa phương khác đi vào thành phố trong các ngày ô nhiễm ở mức rất xấu, nguy hại; thực hiện tốt việc điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý để hạn chế tình trạng ùn tắc kéo dài gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức thực hiện hoạt động phun nước rửa đường tại các trục, tuyến đường giao thông chính của thành phố, nhất là khi thời tiết khô hanh để hạn chế bụi phát tán; kiểm soát chặt chẽ các phương tiện đổ thải, bảo đảm che chắn cẩn thận, không làm rơi vãi, phát tán bụi ra môi trường, nhất là tại khu vực tập trung điểm tập kết rác thải; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, giảm phương tiện cá nhân, sử dụng các loại xe chạy điện, khí trong nội đô... Bộ TN và MT tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách bảo vệ môi trường không khí; thiết lập các hàng rào kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường, tiếp cận với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới.
Các bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Công thương, Y tế... cần sớm triển khai thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với các phương tiện giao thông vận tải; quản lý vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng; tăng cường kiểm soát đối với các dự án, nhà máy phát thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: nhiệt điện than, dầu khí, thép, hóa chất và phân bón hóa học, chế biến và khai thác khoáng sản; đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe, đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân, nhất là các đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em... trong trường hợp ô nhiễm không khí ở mức rất xấu, nguy hại để người dân có biện pháp tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình.
Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, thời gian qua, vẫn còn nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn lực con người, cơ sở, vật chất để cải thiện chất lượng không khí chưa được đầu tư đúng mức. Mục tiêu kiểm soát các nguồn thải lớn từ sản xuất, giao thông, đốt rác, đốt rơm rạ sau thu hoạch chưa đạt. Trong khi đó, việc giải quyết ô nhiễm không khí là một cuộc chiến cam go, lâu dài và phức tạp bởi trong quá trình xử lý có thể va chạm trực tiếp đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp, chẳng hạn việc hạn chế phương tiện cá nhân, loại bỏ bếp than tổ ong buộc các doanh nghiệp phải thay đổi hoặc cải tiến công nghệ thân thiện môi trường. Do vậy, các cấp chính quyền cần tập trung tuyên truyền để doanh nghiệp, người dân ủng hộ và thực hiện các giải pháp giảm ô nhiễm không khí đang được triển khai tại địa phương mình; đẩy mạnh công tác kiểm tra, phát hiện để xử lý nghiêm các dự án, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng gây ô nhiễm môi trường... trên địa bàn theo quy định.
HĐND huyện Quảng Xương: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát Thời gian qua, HĐND huyện Quảng Xương đã triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát và coi đây là một trong những nội dung quan trọng khẳng định vai trò, chất lượng hoạt động của HĐND huyện trong nhiệm kỳ 2016-2021. Lãnh đạo HĐND thị trấn Tân Phong trao đổi...