Vi phạm của nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp trong vụ án ở Bộ Công Thương
Theo kết luận điều tra bổ sung, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cùng nhiều cá nhân khác đã có vi phạm nhưng là hành chính, nên không bị xử lý hình sự.
Trong quá trình điều tra bổ sung vụ án liên quan cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, với sai phạm tại dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến việc thẩm định, tham gia ý kiến đối với dự thảo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Bộ Tư pháp.
Theo kết luận điều tra bổ sung, các cá nhân có liên quan gồm: Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế Nguyễn Thanh Tú, Phó vụ trưởng Lê Đại Hải…
Ngoài ra, có nhiều cá nhân khác tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng liên quan đến việc thẩm định, tham gia ý kiến của Bộ Tư pháp đối với dự thảo Quyết định số 13.
Khi thẩm định, Bộ Tư pháp và Hội đồng thẩm định không biết Bộ Công Thương điều chỉnh diện đối tượng mở rộng hơn so với Nghị quyết số 115/NQ-CP. Nguyên nhân được chỉ ra là theo báo cáo của Bộ Công Thương, tại thời điểm thẩm định, địa bàn tỉnh Ninh Thuận chỉ có 1.927MW điện mặt trời được phê duyệt trong quy hoạch, nằm trong phạm vi 2.000MW mà Chính phủ chấp thuận cho triển khai.
Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam (Ảnh: Trung Nam).
Tuy nhiên, Cơ quan An ninh điều tra cũng kết luận Bộ Tư pháp có vi phạm trong trình tự, thủ tục khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định khi chưa đủ số thành viên tối thiểu 2/3 như quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
Theo kết luận điều tra bổ sung, hành vi của các cá nhân liên quan tại Bộ Tư pháp, Hội đồng thẩm định nêu trên là vi phạm trong thực hiện quy trình, thủ tục. Kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện các cá nhân này nhận tiề.n, lợi ích vật chất khác để tạo lợi ích không chính đáng cho các doanh nghiệp.
Do đó, Bộ Công an cho rằng đây là vi phạm hành chính, không xử lý hình sự.
Video đang HOT
Tại Bộ Công Thương, ông Đỗ Đức Quân, nguyên Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, và 2 cá nhân khác trực tiếp xây dựng dự thảo Quyết định số 13.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, 3 cá nhân trên đã tham mưu đề xuất xây dựng nội dung Quyết định số 13 đúng theo quy định. Khi ông Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo điều chỉnh mở rộng diện đối tượng được hưởng ưu đãi giá, ông Quân đã nhận ra nội dung này không phù hợp với Nghị quyết 115 và 2 lần báo cáo lại.
Tuy nhiên, ông Vượng vẫn giữ nguyên chỉ đạo. Do đó, 3 cá nhân này thực hiện theo mà không báo cáo lại Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Bên cạnh đó, Bộ Công an xác định do áp lực về tiến độ, nên khi tích hợp Nghị quyết số 115 và dự thảo Quyết định số 13, 3 người trên đã không thông qua tất cả các thành viên Tổ soạn thảo, chỉ lấy ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, EVN, không đề xuất lấy ý kiến lại đối với các bộ, ngành khác và cộng đồng doanh nghiệp.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an kết luận các vi phạm nêu trên của ông Quân và 2 người còn lại là vi phạm trong thực hiện quy trình, thủ tục.
Kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện các cá nhân này nhận tiề.n, lợi ích vật chất khác để tạo lợi ích không chính đáng cho các doanh nghiệp.
Do đó, Bộ Công an cho rằng đây là vi phạm hành chính, không xử lý hình sự.
Khắc phục được hơn 3/4 thiệt hại, bà Trương Mỹ Lan có thoát án tử?
Luật sư Giang Hồng Thanh cho biết, hiện bà Trương Mỹ Lan đã khắc phục được 323.052 tỷ đồng, tương đương với tỉ lệ hơn 3/4 số thiệt hại mà VKS yêu cầu, chưa tính đến giá trị nhiều tài sản khác.
Vì vậy, luật sư mong HĐXX cho bà Lan một con đường sống.
Phiên xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang dần đi vào hồi kết, ngày 3/12 tới đây, TAND Cấp cao tại TPHCM sẽ đưa ra mức án cuối cùng cho các bị cáo.
Trước đó, trong phần đối đáp đại diện VKS đề nghị giữ nguyên mức án t.ử hìn.h đối với bị cáo Trương Mỹ Lan.
Đối với quan điểm luật sư cho rằng bị cáo Lan có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên đủ cơ sở được xem xét giảm nhẹ tội tham ô tài sản. VKS căn cứ Điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS quy định người bị kết án t.ử hìn.h về tội tham ô chủ động nộp lại 3/4 tài sản, chủ động hợp tác, hoặc lập công lớn sẽ không bị t.ử hìn.h.
Đại diện VKS phân tích, bản án sơ thẩm quy kết bị cáo Lan tham ô 304.000 tỷ đồng của SCB, nếu tính theo tỉ lệ 3/4 thì bị cáo phải giao nộp 280.000 tỷ đồng mới có cơ sở đề nghị giảm mức án t.ử hìn.h.
Trước quan điểm này của VKS, luật sư Giang Hồng Thanh (bào chữa cho bị cáo Lan) cho biết, tại phiên tòa bị cáo Lan đã cam kết dùng mọi tài sản có được để trả cho SCB.
Luật sư Thanh phân tích, theo bản án sơ thẩm, bà Lan đã chiếm đoạt 415.666 tỷ đồng của SCB, HĐXX áp dụng nguyên tắc có lợi trừ đi 111.570 tỷ đồng là giá trị tài sản đảm bảo được Hoàng Quân định giá và SCB chấp nhận, số tiề.n còn lại quy buộc bà Lan chiếm đoạt là 304.096 tỷ đồng
Theo luật sư Thanh, số tiề.n chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng là không chính xác. Cần phải áp dụng công thức sau để tính số tiề.n chiếm đoạt: 415.666 - 295.940 - 5.000 - 21.420 - 172-520 - giá trị của 440 tài sản đảm bảo chưa được Hoàng Quân định giá.
Trong đó: 415.666 tỷ đồng là số tiề.n dư nợ gốc Cơ quan tố tụng sơ thẩm quy kết bà Lan tham ô của SCB; 295.940 tỷ đồng là giá trị định giá 726/1.166 mã tài sản; 5.000 tỷ đồng là số tiề.n được bà Lan và các cổ đông nộp để tăng vốn điều lệ cho SCB; 21.420 tỷ đồng là các bị cáo và gia đình tự nguyện nộp hoặc bị buộc phải nộp lại, bị thu giữ để đảm bảo nghĩa vụ cho bà Lan; 172 tỷ đồng trong tài khoản phong tỏa để đảm bảo nghĩa vụ cho bà Lan; 520 tỷ đồng là gia đình bà Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã nộp vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự TPHCM để khắc phục cho bà Lan.
Như vậy, số tiề.n bà Lan đã khắc phục hoặc nộp lại được tính đến nay là 323.052 tỷ đồng, tương đương với tỉ lệ hơn 3/4 số thiệt hại mà VKS yêu cầu. Số tiề.n này chưa tính đến giá trị của rất nhiều tài sản như 440 mã tài sản đảm bảo tại SCB không được Hoàng Quân định giá; 658 mã tài sản không bảo đảm cho bất kỳ nghĩa vụ nào tại SCB đã được Cơ quan điều tra kê biên và nhiều tài sản, khoản tiề.n khác.
Ngoài ra, luật sư Thanh còn cho rằng nếu HĐXX cho bà Lan 1 cơ hội sống sẽ có lợi ích như: Bà Lan phối hợp với các cơ quan tố tụng trong việc giải quyết vụ án và đặc biệt là tích cực khắc phục hậu quả; nếu bà Lan được sống, các dự án đang bị đình trệ sẽ được hồi sinh, trong đó có nhiều đại dự án như Amigo (Tứ giác Nguyễn Huệ), Mũi Đèn Đỏ... mang lại nguồn thu đặt biệt lớn cho ngân sách Nhà nước.
Luật sư xin 'cơ chế đặc biệt' cho bị cáo Trương Mỹ Lan
Cùng bào chữa cho bà Lan, luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang đề nghị quá trình thi hành án cần mời đơn vị thẩm định giá độc lập để mời gọi đầu tư, do đó cần buộc SCB nộp toàn bộ tài liệu, tài sản mà SCB đang giữ cho cơ quan thi hành án để các bên liên quan có điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn.
Luật sư Trang cho biết thêm, hiện còn rất nhiều người có nghĩa vụ phải trả lại tiề.n cho bà Lan nhưng lại đưa ra nhiều lý do để kéo dài thời gian.
Theo luật sư, nghĩa vụ trả nợ của những người này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm giảm đi nguồn tiề.n của bà Lan thi hành án. Vì vậy, luật sư Trang đề nghị HĐXX tuyên buộc những người này phải trả lại tiề.n cho bà Lan, vì nếu tách ra giải quyết bằng vụ án dân sự khác thì không biết bao giờ mới được giải quyết xong để thu hồi lại tiề.n khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, luật sư Trang cho rằng, nếu quy kết bà Lan gián tiếp sở hữu 91% cổ phần của SCB thì vô hình trung bà Lan là chủ của SCB nên có quyền tự mình xử lý các tài sản của mình. Vì vậy, luật sư đề nghị HĐXX cho 'cơ chế đặc biệt' để bà Lan được tham gia vào tất cả các giao dịch, xử lý tài sản trong quá trình thi hành án, khắc phục hậu quả.
Bà Trương Mỹ Lan muốn bảo trợ y tế cho người nghèo, xây nhà ở xã hội Trong phần tự bào chữa, bị cáo Trương Mỹ Lan xin HĐXX công tâm, khách quan, tạo điều kiện để bà thực hiện được nguyện vọng trả nợ cho Ngân hàng Nhà nước và trả lại tiề.n cho người dân trong vụ trái phiếu. Do đó, bà Lan đề nghị có cơ chế đặc biệt cho vụ án này để thi hành án, khắc phục tối đa hậu quả vụ án, cũng như xem xét khoan hồng cho các bị cáo còn lại vì bà cho rằng những người này chỉ góp sức để "cứu SCB trong giai đoạn khó khăn". Theo bà Trương Mỹ Lan, nếu được tạo điều kiện trả hết nợ cho Ngân hàng Nhà nước xong, phần tài sản còn lại bà không cần nhận lại cho gia đình mà đưa vào quỹ bảo trợ y tế cho người nghèo, xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp... |
Đề nghị phạt cựu Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải 3-4 năm tù Theo đại diện VKS, hành vi nhận hối lộ hơn 1 tỷ đồng của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội nên cần phải xử lý nghiêm. Sáng 25/11, TAND TPHCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại vận tải và du...