Vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam đang giảm
Tỉ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam được kì vọng sẽ giảm từ 81% hiện tại xuống còn 70% trong 5 năm tới và 60% trong 5 năm tiếp theo, theo Liên minh phần mềm BSA có trụ sở tại Mỹ.
Ông Tarun Sawney, Giám đốc phụ trách công tác chống vi phạm bản quyền khu vực châu Á – Thái Bình Dương của BSA cho biết, hiện tại cứ mỗi năm, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam đang giảm 2 điểm phần trăm vì thế ông khá tự tin về mục tiêu này.
Hiện tại, với tỉ lệ 81% vi phạm bản quyền phần mềm, Việt Nam được coi là một quốc gia có tỉ lệ vi phạm cao so với trung bình các quốc gia trong khu vực là 60%.
Tuy nhiên, trong một cuộc trao đổi với Thơi bao Kinh tê Sai Gon Online mới đây, ông Sawney đánh giá Việt Nam năm trong số những quốc gia có mức cải thiện trong vấn đề này nhất trên thế giới.
Video đang HOT
Số liệu từ BSA cho thấy vào năm 2004, ỷỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam là 92%, nhưng đến nay con số này đã giảm xuống còn 81%.
Theo ông Sawney, BSA sẽ hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc hoạch định và thực thi các quy định pháp luật, hỗ trợ về đào tạo và truyền thông.
Mới đây, BSA đã chính thức giới thiệu cổng thông tin Verafirm phiên bản mới nhất (verafirm.com) tại Việt Nam để giúp các doanh nghiệp tự quản lí tài sản phần mềm của mình trực tuyến. Theo đó, các doanh nghiệp đăng kí thông tin và sẽ được Verafirm chứng thực, một dạng chứng chỉ khẳng định doanh nghiệp tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ và đạo đức kinh doanh.
Theo BSA, 8 tháng đầu năm nay, cơ quan thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra 64 doanh nghiệp, kiểm tra 3958 máy tính. Tỉ lệ vi phạm bản quyền của các doanh nghiệp này là rất lớn với giá trị thương mại của các phần mềm mà các doanh nghiệp này vi phạm vào khoảng 11 tỉ đồng, tương đương 537.000 USD.
Cơ quan thanh tra cũng đã xử phạt các doanh nghiệp này số tiền gần 1,3 tỉ đồng.
Ông Sawney cho biết 6 cuộc thanh tra mới tiến hành tháng trước cho thấy tất cả các doanh nghiệp đều vi phạm. Điều đáng nói là khá nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, từ da giày, điện tử, lập trình máy tính đến xây dựng công nghiệp. Các công ty này đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Uc hay Nhật Bản, trong đó có doanh nghiệp sử dụng phần mềm vi phạm có giá trị lên tới 500.000 USD.
Tính chung, giá trị thương mại của việc sử dụng bản quyền lậu ở Việt Nam, theo BSA, lên tới hơn 300 triệu USD, theo BSA.
Theo Kinh Tế Sài Gòn
iPhone 4 và iPad 2 bất ngờ bị cấm nhập vào Mỹ
Samsung đã có một chiến thắng khá bất ngờ khi Ủy ban thương mại Mỹ (ITC) chấp thuận yêu cầu của hãng này trong việc ngừng nhập khẩu các phiên bản smartphone và tablet đời cũ của Apple vì vi phạm bản quyền do họ nắm giữ.
Các sản phẩm nằm trong "danh sách đen" được công bố ngày 4/6 của ITC bao gồm Phone 4, iPhone 3GS, iPad 3G và iPad 2 3G do AT&T phân phối. Đây đều là các phiên bản thuộc thế hệ cũ nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của Apple. Nhưng một lệnh cấm cũng đủ khiến Samsung cảm thấy hài lòng vì điều đó chứng tỏ Apple có xâm phạm bản quyền của họ.
iPhone 4 và iPad 2 nằm trong số các sản phẩm bị cấm nhập vào Mỹ.
"Chúng tôi tin quyết định cuối cùng của ITC chứng tỏ Apple đã hưởng lợi từ các cải tiến công nghệ của Samsung mà không phải trả đồng nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực di động và sẽ mang đến những sản phẩm đổi mới cho khách hàng tại Mỹ", đại diện của Samsung cho hay.
"Chúng tôi thất vọng với quyết định của Ủy ban và đang lên kế hoạch kháng cáo", phát ngôn viên Kristin Huguet của Apple khẳng định trên trang AllThingsD. "Phán quyết hôm nay không ảnh hưởng lớn đến các sản phẩm của Apple đang được bán trên thị trường Mỹ. Samsung đã sử dụng một chiến lược vốn đã bị các tòa án quốc tế phản đối. Ngay chính tại Mỹ, họ đang cố kìm hãm doanh số thiết bị Apple bằng cách dùng những bằng sáng chế mà họ đã đồng ý bán bản quyền sử dụng cho bất cứ ai với mức phí thỏa thuận".
Apple và Samsung đều được đánh giá là "hiếu chiến" trong cuộc chiến pháp lý khi cả hai đều tỏ ra không muốn thu phí và chia sẻ bản quyền với đối thủ mà thay vào đó yêu cầu sản phẩm của đối thủ phải bị cấm bán. Khi còn sống, Steve Jobs nói với Eric Schmidt, Chủ tịch Google, rằng ông không muốn hòa giải: "Tôi không cần tiền của các ông, kể cả khi các ông đưa tôi 5 tỷ USD. Tôi cũng có khối tiền. Điều tôi muốn là các ông hãy ngừng ngay việc sử dụng các ý tưởng của chúng tôi và đưa vào trong Android". Nhà đồng sáng lập Apple khẳng định "sẽ dùng đến đồng xu cuối cùng trong số 40 tỷ USD của Apple tại ngân hàng để chiến đấu với chuyện này. Tôi sẽ hủy hoại Android vì đó là sản phẩm ăn cắp".
Theo VNE
Google Now trên Galaxy S4 bị Apple kiện vi phạm bản quyền Siri Trong đơn kiện gửi toà án Mỹ, Apple cho biết Google Now trên Galaxy S4 vi phạm hai bằng sáng chế có liên quan đến "giao diện thu hồi thông tin trên hệ thống máy tính". Theo Slashgear, khi nhắm vào Galaxy S4, Apple cũng nói rõ rằng họ muốn kiện các tính năng của hệ điều hành Android dùng trên sản phẩm...